7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)
2.4. Các chức năng hoạt động của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng tham gia vào việc đáp ứng mục tiêu cung cấp những sản phẩm dịch vụ thoe nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng những nguồn lực và xây dựng cho mình những lợi thế cạnh tranh [3].
2.4.1. Phân tích hoạt động của chuỗi cung ứng thông qua mô hình SCOR
Có nhiều cách tiếp cận phân tích chuỗi cung ứng khác nhau (theo mục tiêu của M.Goldratt Eliyahu, theo cấu trúc, …), nhưng cách tiếp cận theo mô hình Scor được sử dụng phổ biến nhất. Theo mô hình Scor, 2001 (Supply Chain Operation Reference) của hội đồng chuỗi cung ứng SCC (Supply Chain Concil), chuỗi cung ứng có thể biểu diễn bằng chuỗi các quá trình cơ bản như sau:
Hình 2.5: Chuỗi cung ứng trong mô hình SCOR
Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006
Với: KH: Kế hoạch SX: Sản xuất PP: Phân phối CC: Cung cấp TL: Trả lại.
Theo đó, SC được chia làm 4 lớp phân tích theo quá trình:
Mức 1: Định nghĩa chuỗi cung ứng bằng 5 quá trình: lập kế hoạch, tìm nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối, trả lại.
Mức 2: Phân tích 5 dạng quá trình theo danh mục cụ thể để hạn chế các quá trình trùng lắp.
30
Mức 3: Cho phép định nghĩa chi tiết các quá trình đã được xác định ở mức 2. Các công cụ hỗ trợ từ máy tính, phần mềm được ứng dụng. Mức này định nghĩa các quá trình được dùng để xác định mức độ tích hợp với nhà cung cấp và khách hàng.
Mức 4: Mô tả chi tiết nhiệm vụ của các hoạt động trong mức 3 để triển khai các hoạt động tác nghiệp hằng ngày.
Phạm vi đề tài giới hạn tìm hiểu cách thức hoạt động của chuỗi đến giữa mức 2, qua đó các hoạt động cung cấp sẽ được thay bằng thu mua:
Hình 2.6: SCOR định nghĩa các quá trình mức 1 [9]
Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006