Phân phối sản phẩm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 39)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

2.4.5. Phân phối sản phẩm

a) Nhiệm vụ

Được thực hiện thông qua các kênh phân phối. Nó bao gồm việc phân phối sản phẩm dịch vụ, vận chuyển, lưu trữ, quản lý thành phẩm và đảm bảo chất lượng hàng hoá thông qua hệ thống kho bãi và các tổ chức hậu cần.

b) Phân tích quá trình phân phối theo mô hình SCOR

Trong mô hình SCOR, quá trình này được bố trí tiếp theo quá trình sản xuất, nó mang sản phẩm từ nhà máy tới tay người tiêu dùng. Quá trình này được chia làm 3 quá trình riêng là phân phối hàng tồn kho, phân phối sản phẩm làm theo đơn hàng, phân phối sản phẩm đựơc thiết kế theo đơn hàng.

Đối với dạng sản xuất hàng tồn kho, việc phân phối sản phẩm chỉ thực hiện sau khi tìm được thị trường, khách hàng có yêu cầu mua hàng thì kế hoạch giao hàng mới được thiết lập. Khi đó, giống với 2 dạng sản xuất còn lại, cách thức giao hàng sẽ do thoả thuận 2 bên và thể hiện trên hợp đồng mua bán. Có 2 vấn đề cần quan tâm trong quá trình phân phối hàng hoá là:

 Tổ chức quản lý mạng lưới phân phối.

 Vận chuyển hàng hoá từ nhà máy đến người tiêu dùng. Nhà cung cấp thứ n Nhà cung cấp Công ty kiểm soát chất lượng Công ty kiểm soát chất lượng Nhà sản xuất Khách hàng thứ n Người tiêu dùng

40

Các dạng phân phối:

Hình 2.13: Các dạng phân phối

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006

Sự khác nhau giữa các dạng:

Bảng 2.2: Đặc điểm của các dạng phân phối

Dạng Đặc điểm Ví dụ

Trực tiếp Hạn chế các trung gian, hàng hoá được phân phối thẳng tới khách hàng từ các kho phân phối trực tiếp. - Giảm thiểu tồn kho và các chi phí liên quan đến tồn kho và bảo quản. Giảm hư hỏng và nguy cơ lạc hậu. Giảm rủi ro.

- Thời gian hàng nằm trên kệ giảm

- Dự báo tốt, tăng khả năng sản xuất, bán hàng và phục vụ

- Chi phí vận chuyển cao. Tăng công việc giấy tờ, giao nhận.

- Không có tồn kho dự trữ khi nhà cung cấp có sự cố - Không phù hợp với các ngày lễ hoặc những dịp đặc biệt khi nhu cầu cá nhân tăng.

Dell nhận màn hình máy tính đặt từ Sony và chuyển thẳng tới khách hàng Trung gian

- Hàng hoá qua nhiều trung gian mới đến tay người tiêu dùng.

- Chi phí, thời gian và giá tăng lên qua mỗi trung gian - Thời gian đáp ứng chậm

-Tăng rủi ro, nguy cơ hỏng hóc và lạc hậu sản phẩm lớn. - Mạng lưới cung cấp rộng. Đa số các chuỗi cung ứng Nhà máy Trực tiếp Trung tâm phân phối Cross - docking Người tiêu dùng

41

Cross – docking

-“Cros-Docking” là một khái niệm về dòng sản phẩm thông suốt và chúng tôi không muốn sản phẩm dừng lại bất cứ điểm nào vì không gian, gạch và vôi vữa đều rất đắt dạo gần đây”(Wal-Mart).

-Giao nhận không qua kho, giảm chi phí tồn kho. - Hỗ trợ JIT, phối hợp tốt với kế hoạch và thông tin. -Tốc độ đáp ứng cao. Rủi ro lớn.

- Cần có các kỹ thuật hỗ trợ.

Wal-Mart

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006

Cấu trúc của mạng lưới phân phối tuỳ thuộc vào : đặc tính sản phẩm, khoảng cách địa lý từ nhà máy sản xuất đến người tiêu thụ, vòng đời sản phẩm.

Sự đánh đổi giữa tốc độ đáp ứng và chi phí vận chuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc ra quyết định chọn lựa phương tiện vận chuyển.

Bảng 2.3: Các phƣơng tiện vận chuyển

STT Dạng Đặc điểm Chi phí Tốc độ

1 Tàu - Số lượng hàng có thể chuyên chở lớn nhất với khoảng cách địa lý lớn, có đường biển.

- Chỉ sử dụng ở những nơi bến cảng. Rất thấp Chậm nhất 2 Xe lửa - Số lượng lớn

- Chỉ sử dụng ở những nơi có sẵn tuyến xe lửa

Rất thấp Chậm

3 Đườn g ống

- Chỉ sử dụng cho một số loại hàng hoá đặc biệt như chất lỏng, chất khí. Phải xây dựng hệ thống đường ống.

Rất thấp Chậm

4 Xe tải

- Linh hoạt

- Có thể đến được rất nhiều nơi

Tuỳ điều kiện vận chuyển Nhanh 5 Máy bay - Số lượng hàng hạn chế

- Chỉ sử dụng ở những nơi có sẵn tuyến bay

Rất đắt Rất nhanh 6 Điện

tử

- Chỉ sử dụng ở một số loại hàng hoá đặc biệt như âm nhạc, thư tín...

- Phải có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ

Thấp nhất Nhanh nhất

Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Đăng, 2006

Lịch phân phối được thực hiện theo theo kế hoạch định trước. Trong các nhà máy sản xuất, bộ phận xuất nhập khẩu kết hợp với bộ phận sản xuất và kho để ra lịch vận

42

chuyển chi tiết. JIT và Crossdocking được sử dụng nhằm giảm thiểu tồn kho và giảm thời gian, chi phí trong các quá trình vận chuyển. Các nhà quản lý hậu cần đã chuyển xu hướng mở rộng kho bãi, cơ sở vật chất sang hướng xây dựng mạng lưới phân phối tinh gọn và hiệu quả bằng cách phối hợp kiểm soát kịp thời các nguồn thông tin trong suốt quá trình vận chuyển. Ngày nay một số kỹ thuật đã và đang được áp dụng vào quản lý tồn kho và hậu cần như RFID, SKU… nó hỗ trợ không nhỏ vào việc kiểm soát quá trình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)