Phân tích quá trình thu mua nguyên liệu của xí nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 76)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

3.2.4. Phân tích quá trình thu mua nguyên liệu của xí nghiệp

3.2.4.1. Nhiệm vụ

Việc thu mua nguyên liệu của công ty sẽ do một người chuyên phụ trách thu mua đảm nhiệm. Nhiệm vụ của người này là đi đến các cảng gặp chủ vựa hoặc các nhân viên của chủ vựa, đưa ra các tiêu chuẩn nguyên liệu cần thu mua theo yêu cầu của công ty rồi tiến hành kiểm tra số lượng, thống nhất giá cả…

3.2.4.2. Phân tích thực trạng thu mua nguyên liệu của xí nghiệp theo mô

hình SCOR

Trong những năm vừa qua Công ty đã tìm những kênh cung cấp nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định thông qua các bạn hàng truyền thống cũng như các vựa đầu mối tại địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, do sản lượng nguyên liệu thủy sản đánh bắt ngày càng giảm nên tình trạng cạnh tranh thu mua diễn ra rất gay gắt, dẫn đến giá cả tăng lên rất cao làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu đầu ra cũng như thu nhập của doanh nghiệp.

Để bù đắp cho nguồn nguyên liệu trong nước thiếu hụt, Công ty phải thực hiện công tác nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu thủy sản theo yêu cầu sản phẩm đầu ra của khách hàng nhập khẩu…từ đó nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến của Công ty vẫn luôn giữ được ổn định về mặt sản lượng. Tuy nhiên, xét về mặt giá cả thì hằng năm vẫn tăng với tốc độ cao, làm giảm đà tăng trưởng về kim ngạch xuất nhập khẩu và thu nhập của các doanh nghiệp chế biến thủy sản nói chung và Công ty Baseafood nói riêng.

Bảng 3.19: Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu tiêu biểu T

T

Tên nhà cung cấp Địa chỉ Nguyên liệu

1 Công ty TNHH Trường Thọ Tỉnh BR – VT Mực khô, cá nối, cá đổng 2 Nguyễn Thanh Ngọc Tỉnh BR – VT Cá mối, cá đổng

3 DNTN Minh Hải Tỉnh BR – VT Chả cá, cá bò khô ghép 4 Phạm Văn Thanh Tỉnh BR – VT Cá chỉ, cá đổng, cá mối 5 Trác Đức Huân Tỉnh Bình Thuận Cá cơm khô

6 Ngô Văn Lành Tỉnh Kiên Giang Cá chỉ vàng

77

8 Nguyễn Hữu Toàn Tỉnh BR – VT Bạch tuộc 9 Tạ Văn Sỹ Tỉnh BR – VT Cá mối, cá đổng 10 Công ty TNHH Tân Quý Tỉnh Bình Thuận Bạch tuộc 11 DNTN Thanh Hào Tỉnh BR – VT Bạch tuộc 12 Phan Tiến Dũng Tỉnh BR – VT Bạch tuộc 13 Công ty TNHH Nguyễn Hưng Tỉnh Phú Yên Bạch tuộc 14 Nguyễn Hoài Nam Tỉnh BR – VT Cá tráo

15 Nguyễn Thị Nhung Tỉnh Bình Thuận Cá mối, cá đổng 16 Công ty TNHH Thành Phát Tỉnh BR – VT Tôm, mực, bạch tuộc

Nguồn: BASEAFOOD

a) Quy trình thu mua nguyên liệu

Sơ đồ 3.4: Quy trình thu mua, vận chuyển nguyên liệu của xí nghiệp

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

(1)Quy trình thu mua: Người phụ trách thu mua của xí nghiệp sẽ đến gặp chủ vựa và đưa ra các tiêu chuẩn về size cỡ, trọng lượng. Sau đó, hai bên sẽ định giá với nhau, khi cả hai đều thống nhất ý thì sẽ tiến hành cân mua.

(2)Vận chuyển nguyên liệu về xí nghiệp: Những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn của xí nghiệp đưa ra sẽ được trộn với đá, cho vào thùng cách nhiệt và vận chuyển về xí nghiệp bằng xe bảo ôn.

78

(3)Tại xí nghiệp:

- Nguyên liệu sẽ được bộ phận phụ trách (QC) kiểm tra nhiệt độ của nguyên liệu xem có đúng là nhiệt độ ≤ 40C không, đánh giá chất lượng cảm quan nguyên liệu theo tiêu chuẩn của xí nghiệp: thịt cá săn chắc, đàn hồi, mang có màu hồng tự nhiên, mắt cá lồi, trong hậu môn cá khép chặt, không bị rách, vỡ, bụng có không bị trương phình, thân cá không bị vết thương cơ học.

- Kiểm tra nguyên liệu bằng phương pháp giấy thử xem nguyên liệu có bị sử dụng hóa chất bảo quản như ure, borat, kháng sinh cấm không. Nếu không có, xí nghiệp tiếp nhận vào kết nhựa, mỗi kết không quá 10kg.

- Nguyên liệu đạt để riêng trong các kết nhựa chuyên dụng và chuyển ngay vào xưởng chế biến hoặc chuyển vào kho nguyên liệu để bảo quản.

Nhận xét: Với quy trình thu mua nguyên liệu của xí nghiệp như trên, ta thấy xí nghiệp

đã chú trọng tới chất lượng nguyên liệu ngay từ quá trình thu mua, nguyên liệu nào đạt chất lượng, đạt tiêu chuẩn mà công ty đưa ra thì xí nghiệp sẽ mua còn không thì sẽ trả lại cho chủ vựa. Việc làm này nhằm hạn chế sự hư hỏng của nguyên liệu dẫn tới không đạt chất lượng trong quá trình chế biến sau này.

b) Tình hình thu mua nguyên liệu

Theo số liệu điều tra việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu của xí nghiệp từ ngày 01/12/2012 đến ngày 21/03/2013 thì xí nghiệp chủ yếu mua 5 mặt hàng nguyên liệu là cá chỉ vàng, cá tráo, cá trác, cá đỏ củ, cá trích và cá mòi. Trong đó, cá trác là nguyên liệu được thu mua nhiều nhất, chiếm 45,14% so với tổng số lượng nguyên liệu thu mua, kế đó là nguyên liệu cá chỉ vàng chiếm 22,46% . Nguyên liệu được thu mua ít nhất là cá trích với tỷ lệ 0,17%.

Bảng 3.20: Số lƣợng các nguyên liệu mà xí nghiệp mua

Nguyên liệu Số lƣợng (kg) Tỷ lệ (%) Tổng 91.581,5 100 Chia ra: 1. Cá chỉ vàng 20.568 22,46 2. Cá tráo 7.147,5 7,80 3. Cá trác 41.344 45,14 4. Cá đỏ củ 8.311 9,07 5. Cá trích 156 0,17 6. Cá mòi 14.055 15,35

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Thông thường, xí nghiệp sẽ đến các địa điểm như Long Hải, Phan Thiết, Cảng Cá Cát Lỡ… để gặp chủ vựa trao đổi và thống nhất mua nguyên liệu. Xí nghiệp thu mua nguyên liệu từ nhiều chủ vựa khác nhau (Xem Phụ lục 3) nhưng trong đó phổ biến nhất nhất là chủ vựa Dũng với tỷ lệ 29,21% về mặt hàng cá chỉ vàng và cá trác. Xí nghiệp không vận chuyển nguyên liệu về nhà máy mà chủ vựa sẽ sử dụng xe bảo ôn để

79

chở cá đến tại nhà máy. Chính vì vậy, toàn bộ chí phí vận chuyển này sẽ do chủ vựa chịu.

Bảng 3.21: Địa điểm thu mua nguyên liệu của xí nghiệp

Địa điểm thu mua Số lần thu mua Khoảng cách (km) Tỷ lệ (%)

Tổng 29.00 100

Chia ra:

1. Long Hải 22.00 25 75.86

2. Phan Thiết 5.00 180 17.24

3. Hoàn Tân 2.00 102 6.90

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Trong khoảng thời gian 4 tháng gần đây, với khoảng cách 25km và chỉ mất 0,4 giờ để vận chuyển thì nguyên liệu sẽ giữ được tươi nguyên hơn nên hầu như xí nghiệp chủ yếu mua nguyên liệu tại Long Hải chiếm tỷ lệ 75,86%. Ngoài ra, xí nghiệp cũng mua ở một số địa điểm khác như Phan Thiết, Hoàn Tân… và xa hơn nữa có cả Nha Trang. Qua đây, ta thấy rằng xí nghiệp thu mua 100% nguyên liệu ở trong nước.

Tuy nhiên, không phải lúc nào xí nghiệp cũng mua các nguyên liệu cá này với cùng một mức giá giống nhau. Giá cả các nguyên liệu này biến động qua các ngày và thường thì chủ yếu do thời tiết và mùa vụ. Mùa có loại cá này nhiều thì giá cá sẽ nới hơn so với khi trái mùa. Thời tiết tốt, thuận lợi cho việc đi đánh bắt thì chủ vựa sẽ có nhiều cá hơn và sẽ bán nới gia hơn so với thời tiết áp thấp, bão.

Bảng 3.22: Giá bình quân thu mua nguyên liệu tại nhà máy

(ĐVT: đồng) TT Ngày Cá chỉ vàng Cá tráo Cá trác Cá đỏ củ Cá trích mòi 1 01/12/2012 19.932 0 0 0 0 0 2 12/12/2012 0 17.000 0 0 0 0 3 14/12/2012 21.250 17.500 0 0 0 0 4 16/12/2012 0 17.010 0 0 0 0 5 23/12/2012 22.500 0 16.000 0 0 0 6 20/02/2013 24.177 0 0 0 0 0 7 27/02/2013 26.000 0 0 0 0 0 8 04/03/2013 26.000 0 0 0 0 0 9 11/03/2013 26.000 0 22.000 0 0 0 10 12/03/2013 0 0 22.000 0 0 0 11 13/03/2013 0 0 22.000 42.000 0 0 12 14/03/2013 0 0 21.000 41.297 0 0 13 15/03/2013 0 0 20.600 0 0 0

80 14 17/03/2013 0 0 19.500 0 0 0 15 18/03/2013 0 0 20.000 0 0 0 16 19/03/2013 0 0 20.000 40.000 13.000 0 17 20/03/2013 0 0 0 0 13.000 9.500 18 21/03/2013 22.000 0 0 0 0 8.500

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Biểu đồ 3.5: Sự biến động giá của hai nguyên liệu cá chỉ vàng và cá trác trong 18 ngày thu mua nguyên liệu của xí nghiệp

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Đối với nguyên liệu cá trác trong khoảng thời gian này thì giá rẻ nhất mà công ty thu mua được là 16.000 đồng và giá cao nhất là 22.000 đồng. Trong khi đó, nguyên liệu cá chỉ vàng thì giá rẻ nhất mà công ty mua được là 19.932 đồng và mắc nhất là 26.000 đồng. Với sự biến động giá như vậy, tình hình chung là khi mà giá nguyên liệu liên tục tăng thì giá thành phẩm bán ra thị trường hoặc xuất khẩu cũng sẽ tăng theo.

c) Thông tin về việc thanh toán

Về phía công ty, xí nghiệp và nhà nước, họ không hỗ trợ cho các chủ vựa trong quá trình thu mua nguyên liệu từ các tàu, thuyền đánh bắt. Sau khi xe bảo ôn chở nguyên liệu tới nhà máy, các nhân viên kiểm tra của công ty sẽ kiểm tra, nhiệt độ của nguyên liệu, chất lượng của nguyên liệu lần nữa theo phương pháp đánh giá cảm quan và kiểm tra xem nguyên liệu có sử dụng hóa chất hay không. Một khi đã kiểm tra xong, các nguyên liệu nào không đạt công ty sẽ trả lại cho chủ vựa và xí nghiệp sẽ thanh toán số tiền ứng với số nguyên liệu đạt tiêu chuẩn mà xí nghiệp lấy. Xí nghiệp luôn trả ngay 100% số tiền nguyên liệu cho chủ vựa nhưng đôi khi vẫn có một tỷ lệ nhỏ là 3,7% xí nghiệp sẽ nợ lại và thanh toán cho chủ vựa trả trước 30 ngày.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Cá chỉ vàng Cá trác

81

d) Khả năng truy xuất nguồn gốc

Bảng 3.23: Mô tả thông kê khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu

N Minimum Maximum Mean

Std. Deviation 1. Truy xuất nguồn gốc cá chỉ

vàng 6 1.00 1.00 1.0000 .00000

2. Truy xuất nguồn gốc cá tráo 1 1.00 1.00 1.0000 . 3. Truy xuất nguồn gốc cá trác 9 1.00 1.00 1.0000 .00000 4. Truy xuất nguồn gốc cá đỏ củ 3 1.00 1.00 1.0000 .00000 5. Truy xuất nguồn gốc cá trích 2 1.00 1.00 1.0000 .00000 6. Truy xuất nguồn gốc cá mòi 2 1.00 1.00 1.0000 .00000

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Với 1 là “truy xuất được”, 2 là “không truy xuất được”. Qua bảng số liệu, ta thấy trong thời gian điều tra, xí nghiệp đã có 27 lần mua nguyên liệu từ các chủ vựa. Theo đánh giá của xí nghiệp, với 27 lần mua nguyên liệu này nói riêng và các lần mua nguyên liệu khác nói chung, xí nghiệp đều có khả năng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu được khi nguyên liệu có vấn đề gì. Xí nghiệp luôn lên danh sách thu mua theo ngày, ngày nào mua của ai với số lượng bao nhiêu, nguyên liệu nào. Nhờ nắm bắt được danh sách các chủ vựa cung cấp nguyên liệu nên công ty dễ dàng truy xuất nguồn gốc nguyên liệu. Tuy nhiên, việc truy xuất này chỉ dừng lại ở chủ vựa, xí nghiệp không thể truy xuất sâu thêm đối với các tàu, thuyền đánh bắt thủy sản. Vì khi mua nguyên liệu từ các tàu, thuyền đánh bắt, chủ vựa thường mua xô, mua của nhiều tàu và không thông qua văn bản hay bất kỳ hợp đồng nào. Chính vì thế, các chủ vựa không thể phân biệt được nguyên liệu thủy sản nào do tàu nào cung cấp.

3.2.5. Phân tích tình hình sản xuất của công ty

3.2.5.1. Nhiệm vụ

Quá trình sản xuất có nhiệm vụ tạo ra những sản phẩm cá đông lạnh đạt chất lượng tốt, tạo ra đủ số lượng theo những đơn hàng đã ký kết để công ty có thể phân phối tới tay người tiêu dùng thông qua các tổ chức hay nhà phân phối tại các nước nhập khẩu.

3.2.5.2. Phân tích tình hình sản xuất theo mô hình SCOR

Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước, với cơ sở mặt bằng nhà xưởng và hệ thống máy móc thiết bị hiện đại có từ năm 2004. Qua gần 8 năm hoạt động theo mô hình mới, tuy nhiên Công ty đã có nhiều cải tiến và đổi mới máy móc thiết bị nhưng chưa phải là đồng bộ tiên tiến (vì Công ty chủ yếu tập trung thay đổi thanh lý những máy móc thiết bị lẻ đã hư hỏng bằng những máy móc đã qua sử dụng nhằm duy trì sự hoạt động của các nhà máy).

82

Bên cạnh đó, thông qua thực tiễn hoạt động của các nhà máy, hàng năm Công ty cũng đã có những sáng tạo, phát minh cải tiến thiết bị công nghệ nhất định giúp năng suất lao động được cải thiện và chất lượng sản phẩm tăng lên đáng kể. Tuy nhiên xét về mặt tổng thể thì trình độ công nghệ về máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất của Công ty chỉ đạt ở mức độ trung bình so với các doanh nghiệp cùng ngành.

a) Quy trình sản xuất

Sau khi ký kết các hợp đồng xuất khẩu cá đông lạnh, bộ phận sản xuất sẽ nhận các loại có mà bộ phận thu mua mua được và bắt đầu quá trình chế biến. Quy trình chế biến cá đông lạnh (Cá tráo – Cá chỉ vàng fillet đông lạnh) của Công ty Cổ phần Baseafood bao gồm các công đoạn sau:

Sơ đồ 3.5: Quy trình sản xuất cá fillet đông lạnh (cá tráo – cá chỉ vàng)

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013

Xem tham khảo mô tả quy trình chế biến cá tráo – cá chỉ vàng fillet ở phần Phụ lục 1.

Ưu điểm của quy trình chế biến của công ty:

- Quy trình được thiết kế rất kỹ càng từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu bảo quản với đầy đủ các thông số kỹ thuật rõ ràng.

- Với quy trình này, cá fillet đông lạnh sẽ được chế biến và bảo quản ở mức độ tốt nhất để thành phẩm, bán thành phẩm hạn chế được rủi ro hư hỏng cao nhất có thể.

83

- Quy trình giúp các nhân viên khâu chế biến có kiểm soát chất lượng sản phẩm chế biến ngay từ đầu.

- Do khâu chế biến và bảo quản kỹ càng nên công ty sẽ dễ dàng có hàng xuất khẩu khi công ty ký kết các hợp đồng (dù đó có là trái mùa vụ loại cá mà nhà nhập khẩu cần) nếu trong kho thành phẩm còn mặt hàng đó.

hược điểm của quy trình chế biến của công ty:

- Quy trình chế biến có khá nhiều công đoạn nên quy trình trở nên phức tạp. - Đòi hỏi một đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện quy

trình chế biến này.

- Cần có những máy móc thiết bị hiện đại và chất lượng tốt.

b) Tình hình sản xuất

Trong khoảng thời gian từ ngày 07/01/2013 cho đến ngày 21/03/2013, công ty đã đưa 53.886,8 kg nguyên liệu cá các loại vào sản xuất. Trong đó, nguyên liệu chiếm tỷ lệ nhiều nhất là cá tráo với tỷ lệ 28,78%, kế tiếp là nguyên liệu cá trác với tỷ lệ 25,81% và cá mòi với tỷ lệ là 20,35%. Nguyên liệu chiếm tỷ lệ ít nhất là cá ngừ 3,72%. Tuy nhiên, các nguyên liệu trong quá trình sản xuất không thể tránh khỏi sự hao hụt và việc hao hụt này chiếm tỷ lệ 4,70% so với tổng nguyên liệu đưa vào sản xuất. Cụ thể: số lượng nguyên liệu hao hụt của cá đỏ củ chiếm tỷ lệ 13,39% so với tổng số nguyên liệu cá đỏ củ đưa vào sản xuất, nguyên liệu cá tráo bị hao hụt 12,20% so với tổng số nguyên liệu cá tráo đưa vào sản xuất.

Bảng 3.24: Số lƣợng nguyên liệu đƣa vào sản xuất.

Nguyên liệu Số lƣợng Tỷ lệ(%) Tổng 53.886,8 100 Chia ra: 1. Cá đỏ củ 4.772 8,86 2. Cá trác 13.909 25,81 3. Cá chỉ vàng 4.269 7,92 4. Cá lưỡi trâu 2.458 4,56 5. Cá ngừ 2.003 3,72

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 76)