Mục tiêu của giải pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 121)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

4.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Giúp các ngư dân giảm chi phí cho một chuyến đi đánh bắt nhưng chất lượng sản phẩm khai thác vẫn đảm bảo.

4.2.2. Nội dung

Việc áp dụng giải pháp 2 sẽ nâng cao thời gian bình quân đánh bắt lên 90 ngày so với trước đây nhưng đòi hỏi trên tàu thuyền sẽ phải áp dụng những công nghệ bảo quản thì mới có thể giữ chất lượng sản phẩm tốt. Vì vậy, giải pháp này cần có những biện pháp sau:

- Nhà nước cùng doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng một đội tàu có công suất lớn và có tủ cấp đông ngay trên tàu cho các ngư dân thuê hoặc mua.

- Nhà nước cùng doanh nghiệp chế biến thủy sản hỗ trợ tài chính cho các ngư mua tàu có công suất lớn và có tủ cấp đông ngay trên tàu hoặc hỗ trợ cho các ngư dân trong việc trang bị các thiết bị bảo quản nguyên liệu trên tàu.

122

- Việc xây dựng kho bảo quản nguyên liệu trên biển ở phần biện pháp của giải pháp 1 cũng có thể giúp các ngư dân kéo dài thời gian đánh bắt của mình và chất lượng nguyên liệu vẫn được bảo đảm.

- Xây dựng trạm nguyên liệu cho tàu, thuyền ngoài biển. Trạm này sẽ là nơi cung cấp xăng, dầu cho các tàu thuyền của ngư dân, giúp kéo các ngư dân dài thời gian khai thác khi cần thiết mà không lo xăng dầu cạn kiệt, các ngư dân chỉ cần quay vào bờ (sau khi đến ngày thứ 90) để lấy lương thực cho chuyến tiếp theo. Tuy nhiên, điều quan trọng để có thể kéo dài chuyến đánh bắt của mình thì tàu của các ngư dân phải là tàu có công suất lớn, có trang bị tủ cấp đông để bảo quản sản phẩm khai thác được.

- Nhà nước xây dựng đội tàu đi thu mua nguyên liệu hàng tuần tại các vùng khai thác trọng điểm. Việc các ngư dân bán số lượng sản phẩm khai thác được cho tàu thu mua có hai điểm lợi trước mắt: Thứ nhất, chất lượng số lượng các sản phẩm khai thác được sẽ được đảm bảo. Thứ hai, sức chứa của tàu sẽ giảm đi ngay sau khi bán và các ngư dân có thể kéo dài việc đánh bắt mà không lo hết công sức chứa của tàu, phải quay vào bờ.

- Các doanh nghiệp và các ngư dân sẽ liên lạc với nhau qua điện thoại, nếu các ngư dân khai thác đủ số lượng mà lô hàng của doanh nghiệp đang cần, doanh nghiệp sẽ cử người ra lấy. Chất lượng nguyên liệu lúc này sẽ đảm bảo hơn và ngư dân sẽ vẫn tiếp tục và kéo dài thời gian khai thác của mình hơn.

- Nhà nước thành lập một đội tàu chuyên chế biến bán thành phẩm một trên biển. Các ngư dân sẽ bán các loại thủy sản nguyên liệu cho tàu này, tàu này sẽ chế biến sơ thành các bán thành phẩm 1 để chất lượng nguyên liệu được đảm bảo hơn. Sau đó, các nhân viên trên tàu sẽ đưa các bán thành phẩm 1vào kho để bảo quản và bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu về bán thành phẩm này.

4.2.3. Dự tính hiệu quả của giải pháp

Bảng 4.2: Dự tính hiệu quả của giải pháp 2

(ĐVT: đồng/giờ)

Chỉ tiêu Trƣớc giải

pháp

Sau giải

pháp Lợi nhuận

Chi phí bình quân cho một chuyến đi biển

(đồng/giờ) 1.140.420 633.567 506.853

Với việc tăng thời gian đánh bắt bình quân lên thành 90 ngày thay vì 40 ngày như trước đây, các ngư dân có thể giảm chi phí cho một chuyến đi biển của mình từ 1.140.420 đồng/giờ xuống còn 633.567 đồng/ giờ, giảm 506.853 đồng/giờ tương đương với giảm 44,44%.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)