Công tác lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 58)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

3.2.1. Công tác lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu

a) Nhiệm vụ

Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và lượng cung cấp. Thông qua đó, các thành phần trong chuỗi cung ứng sẽ đề ra các cách thức để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch này sẽ giúp cho các thành phần trong chuỗi kiểm soát được thời gian cũng như chi phí cho toàn chuỗi, sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhưng thời gian và chi phí giảm.

Đối với khai thác:

- Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng về các loại cá nguyên liệu và số lượng cần cung cấp. Cần đánh bắt với số lượng bao nhiêu? Chủng loại nào? Trong thời gian bao lâu?

59

Đối với chủ vựa:

- Các chủ vựa cần phải biết trong thời gian bao lâu thì các doanh nghiệp cần nguyên liệu? Cần loại nào? Số lượng bao nhiêu? Đồng thời, các chủ vựa cũng phải biết được những thông tin về ngư dân khai thác như: số lượng ngư dân khai thác bao nhiêu? Loại nào? Chủng loại nào?... Để từ đó, xác định được nhu cầu giữa doanh nghiệp và lượng cung ứng của các ngư dân và lên kế hoạch phân phối.

Đối với công ty:

- Lập kế hoạch sản xuất và phân phối sao cho các hoạt động quản lý cũng như quá trình sản xuất, lưu kho, phân phối … diễn ra một cách nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Từ quá trình tuyển chọn những loại cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và tiến hành sản xuất tạo ra những thành phẩm đạt chất lượng cao, đến việc đưa các thành phẩm vào kho và theo dõi nhiệt độ, cách bố trí bảo quản thành phẩm… Việc này sẽ khiến thành phẩm luôn luôn đạt chất lượng tốt và thuận lợi cho việc xuất khẩu của công ty.

b) Phân tích quá trình lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình

SCOR

Quá trình lập kế hoạch quản trị chuỗi là quá trình thu thập, cung cấp và chia sẻ những thông tin phản hồi từ khách hàng cuối cùng đến nhà cung cấp đầu tiên. Việc làm này sẽ giúp cho các thành phần trong chuỗi cung ứng hiểu nhau về mức độ nhu cầu của thị trường cũng như việc chủ động trong quá trình tạo ra lượng cung.

Đối với khai thác:

- Nhìn chung, việc lập kế hoạch chỉ đơn giản là đánh bắt sao cho đủ với sức chứa của tàu mà không quan tâm đến số lượng hay chủng loại của từng loại là bao nhiêu; dự tính thời gian đi biển để có thể chuẩn bị các nguyên nhiên liệu, thức ăn … để các ngư dân có thể dùng, tránh trường hợp bị vì thiếu giữa chừng phải quay về.

- Tuy nhiên, nếu đánh giá thực tế thì ngư dân không có lập kế hoạch đánh bắt. Vì việc lập kế hoạch của họ không phải trải qua các quá trình: hoạch định nhu cầu của chuỗi  hoạch định nguồn cung cấp  sản xuất  Giao hàng  Quản lý hàng trả về.

Đối với chủ vựa:

- Cũng như các ngư dân khai thác, chủ vựa cũng không có quá trình lập kế hoạch cụ thể theo các quá trình, từ phân tích thông tin phản hồi về nhu cầu thị trường đến kiểm tra, đánh giá các nguồn lực hiện có, dung lượng sản xuất, tồn kho, khả năng giao hàng.

- Kế hoạch đơn thuần trong việc phân phối của họ chỉ là dựa vào số lượng đánh bắt được thu mua từ các ngư dân. Sau đó, họ sẽ liên hệ với các nhà máy chế biến hoặc các nhà máy chế biến liên họ với họ để thu mua.

60

Đối với công ty:

- Thực tế, công ty Baseafood chính là đối tượng nhận được thông tin phản hồi dễ dàng nhất về nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng cuối cùng, nên việc chia sẻ thông tin đến các chủ vựa và ngư dân khai thác nhu cầu về số lượng, chủng loại mà thị trường đang cần sẽ rất đơn giản. Cũng từ thông tin này, mà công ty Baseafood có thể tiến hành lên kế hoạch, thu mua, sản xuất… hợp lý để có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh nhất. - Tuy nhiên hiện nay, công ty Baseafood chủ yếu sản xuất theo đơn hàng đã ký

kết hợp đồng mà không có bất cứ kế hoạch nào. Khi nhận hợp đồng, công ty chỉ quan trọng làm sao có đủ nguyên liệu để sản xuất, đủ thành phẩm để mà xuất khẩu. Việc này khiến cho chuỗi quản trị cá đông lạnh xuất khẩu gặp nút thắt. Thông qua việc phân tích lập kế hoạch của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của công ty Baseafood trên, ta thấy rằng thực tế các thành phần trong chuỗi không có sự lập kế hoạch chung, xuyên suốt từ công ty cho đến các ngư dân. Việc lập kế hoạch này chỉ diễn ra lẻ tẻ ở từng thành phần trong chuỗi và thậm chí có những lúc, việc lập kế hoạch không được đề ra. Các thành phần trong chuỗi không có sự trao đổi thông tin cũng như sự hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật lẫn nhau. Nếu có thì đây cũng chỉ là sự cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ tài chính, kỹ thuật nhỏ giữa hai thành phần gần nhau trong chuỗi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 58)