Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trƣờng hợp mẫu độc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 42)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

2.5. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trƣờng hợp mẫu độc

độc lập (Independent-samples T-test) và mô hình hồi quy tuyến tính bội

2.5.1. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trƣờng hợp mẫu

43

Trong nhiều trường hợp bạn cần so sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa hai đối tượng bạn quan tâm. Bạn có 2 biến tham gia trong một phép kiểm định trung bình: 1 biến định lượng (tất nhiên là biến định lượng) dạng khoảng cách hay tỷ lệ để tính trung bình, và 1 biến định tính dùng để chia nhóm ra so sánh.

Đối với phép kiểm định Independent-samples T-test, có một nguyên tắc mà trên thực tế hầu như không thể đạt được một cách tuyệt đối là bất kỳ một sự khác biệt nào về trị trung bình tìm được từ kết quả kiểm định là do sự khác biệt từ chính nội tại của mẫu thử chứ không phải do các nguyên nhân khác.

Còn trước khi thực hiện kiểm định trung bình ta cần phải thực hiện một kiểm định khác mà kết quả của nó ảnh hưởng rất quan trọng đến kiểm định trung bình, đó là kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể. Về mặt trực quan bạn dễ dàng nhận thấy rằng so sánh hai tổng thể có trị trung bình bằng nhau nhưng mức độ phân tán (hay đồng đều) hoàn toàn khác nhau là khập khiễng. Và vì phương sai diễn tả mức độ đồng đều hoặc không đồng đều của dữ liệu quan sát nên bạn phải tiến hành kiểm định sự bằng nhau về phương sai, kiểm định này có tên là Levene test.

Levene test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau, nếu kết quả kiểm định cho bạn mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0,05 bạn có thể bác bỏ giả thuyết H0. Kết quả của việc bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 sẽ ảnh hưởng đến việc bạn lựa chọn tiếp loại kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể nào: kiểm định trung bình với phương sai bằng nhau hay kiểm định trung bình với phương sai khác nhau.

2.5.2. Mô hình hồi quy tuyến tính bội

Mô hình hồi quy tuyến tính bội mở rộng mô hình hồi quy hai biến bằng cách thêm vào một số biến độc lập để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc. Mô hình có dạng như sau:

Yi = β0 + β1X1i + β2X2i +… + βpXpi + ei

Ký hiệu Xpibiểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i.

Các hệ số βk được gọi là hệ số hồi quy riêng phần (Partical regression coefficients). Thành phân ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình. Ví dụ như nếu chiều cao của đứa trẻ là biến phụ thuộc, còn tuổi của đứa trẻ và chiều cao của mẹ đứa trẻ là biến độc lập, thì mô hình này cho rằng đối với bất kỳ kết hợp nào giữa tuổi của đứa trẻ và

44

chiều cao của người mẹ thì chiều cao của trẻ có phân phối chuẩn và mặc dù trị trung bình của các phân phối này khác nhau, tất cả đều có chung một phương sai.

Một giả định quan trọng đối với mô hình hồi quy tuyến tính là không có biến giải thích nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải thích còn lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy, khi đó xảy ra hiện tượng cộng tuyến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với các lý thuyết như đã trình bày ở trên, ta thấy quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong thời kỳ phát triển như hiện nay. Và để làm rõ hơn, chúng ta cùng nhau phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dựa trên các lý thuyết đã nên trong chương II.

45

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

3.1. Tổng quan về công ty

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.

- Logo Công ty:

- Trụ sở: 460 Trương Công Định, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Điện thoại: (064) 3580085 – 3837313 – 3837043 - Fax: (064) 3837312

- Giấy CNĐKKD: Số 3500666675 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp lần đầu ngày 20/8/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 06/06/2012.

- Vốn điều lệ: 48.000.000.000 ( Bốn mươi tám tỷ đồng). - Ngành nghề hoạt động chủ yếu của Công ty như sau:

 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;

 Nuôi trồng thủy sản biển;

 Nuôi trồng thủy sản nội địa;

 Chế biến và bảo quản rau quả;

 Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng, điều hòa không khí và sản xuất nước đá;

 Bán buôn ô tô và các loại động cơ khác;

 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và các loại động cơ khác;

 Bán buôn chuyên doanh khách chưa được phân vào đâu;

 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;

 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;

 Bán buôn thực phẩm;

 Bán buôn đồ uống;

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;

 Vận tải hành khách đường bộ khác;

46

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

 Đại lý, mô giới, đấu giá;

 Bán buôn nông sản, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

3.1.1. Cơ cấu vốn cổ phần

Cơ cấu vốn cổ phần của Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại thời điểm 30/06/2012.

Bảng: 3.1: Cơ cấu vốn cổ phần của Công ty

Nguồn: Công ty Baseafood

3.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty

Nguồn: Công ty Baseafood

Stt Cổ đông Số cổ phần sở hữu Tỷ lệ sở hữu

1 Trong nước: - Vốn nhà nước (SCIC) - Trong Công ty - Ngoài Công ty 4.800.000 1.235.294 934.148 2.630.558 100% 25,74% 19,46% 54,80% 2 Nước ngoài - - Tổng cộng 4.800.000 100% 1 Cá nhân 3.428.364 71,42% 2 Tổ chức 1.371.636 28,58% Tổng cộng 4.800.000 100%

47

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): ĐHĐCĐ gồm tất cả các cổ đông có quyền

biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. ĐHĐCĐ có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn định hướng phát triển Công ty, quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển Công ty, quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; quyết định về cơ cấu vốn và bầu ra bộ máy quản lý Công ty…

Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, bao gồm 07 thành viên, có toàn

quyền nhân danh Công ty giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty, chiến lược kế hoạch huy động vốn; xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty; đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược do Hội đồng cổ đông thông qua…

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các thành viên:

+ Ông Trần Văn Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị + Ông Huỳnh Minh Tường Phó chủ tịch Hội đồng quản trị + Ông Ngô Viết Hoài Ủy viên Hội đồng quản trị + Ông Nguyễn Anh Tuấn Ủy viên Hội đồng quản trị + Bà Bùi Thị Yến Chi Ủy viên Hội đồng quản trị + Ông Phạm Xuân Hải Ủy viên Hội đồng quản trị + Ông Nguyễn Văn Lam Ủy viên Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh

doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, tính hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính; đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

Ban kiểm soát Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các thành viên:

48

+ Bà Nguyễn Thị Nguyệt Trưởng Ban kiểm soát + Bà Bùi Thị Hạnh Dung Thành viên Ban kiểm soát + Ông Nguyễn Văn Sáu Thành viên Ban kiểm soát

Ban giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 05 Giám đốc điều hành. Ban giám

đốc là những người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty. Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ban giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bao gồm các thành viên:

+ Ông Trần Văn Dũng Giám đốc + Ông Phạm Kim Điền Phó giám đốc + Ông Huỳnh Minh Tường Phó giám đốc + Ông Nguyễn Công Huyên Phó giám đốc + Ông Ngô Viết Hoài Phó giám đốc + Ông Ngô Sâm Phó giám đốc Trong đó:

Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc

- Là người điều hành và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, cổ đông và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.

- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị chuẩn y về chiến lược phát triển, kế hoạch phát triển ngắn hạn và kế hoạch 05 năm; dự án đầu tư; phương án liên doanh liên kết; đề án tổ chức quản lý của Công ty; quy hoạch đào tạo cán bộ và lao động; phương án phối hợp kinh doanh của các đơn vị trực thuộc và tổ chức thực hiện các phương án đã được phê duyệt.

- Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu, sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hiệu quản sản xuất kinh doanh.

- Đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và trả lương với các chức danh Phó giám đốc, Kế toán trưởng Công ty.

49

- Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động tài chính kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy định của Điều lệ.

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.

Chức năng và nhiệm vụ của Phó giám đốc

- Để giúp việc cho Giám đốc Công ty thì có các Phó giám đốc. Các Phó giám đốc được Giám đốc ủy quyền, ủy nhiệm chỉ được thực hiện các công việc theo đúng phạm vi, nội dung được ủy quyền, ủy nhiệm phải chịu trách nhiệm pháp lý trước Giám đốc và trước pháp luật về những công việc mình liên quan điến việc ủy quyền, ủy nhiệm.

- Các Phó giám đốc Công ty có thể kiêm nhiệm giữ chức daanh Giám đốc các đơn vị cơ sở trực thuộc.

Các phòng ban trong Công ty: Các phòng ban thực hiện các công việc chức

năng nhằm đảm bảo cho việc quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Ban giám đốc được hiệu quả và đúng pháp luật.

Phòng Kế hoạch – Kinh doanh

- Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đề xuất Ban giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinh doanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập, hàng nội địa.

- Nghiên cứu, theo dõi cập nhật các chủ trương chính sách về xuất nhập khẩu, thuế của Nhà nước ban để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.

- Thực hiện các công tác thu mua nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa đầu ra. Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, đồng thời theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng.

- Thực hiện tốt nghiệp vụ, thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định.

- Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho các đơn vị cơ sở trực thuộc. Theo dõi, thúc đẩy tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh trong toàn Công ty. Giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động sản xuất của các xí nghiệp trực thuộc trong phạm vi nhiệm vụ được Giám đốc Công ty giao.

50

- Xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm chế biến.

- theo dõi tình hình chất lượng, kiểm tra quy trình sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tổng hợp phân tích và lập báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, tháng, quí, năm theo yêu cầu của Giám đốc Công ty. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và các báo cáo khác gửi cho cơ quan chức năng cấp trên theo quy định.

- Lập kế hoạch sản xuất và giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán xuất nhập khẩu kịp thời, chính xác nhằm thu hồi vốn nhanh có hiệu quả.

- Thực hiện các Công tác nghiệp vụ chuyên môn khác theo sự phân Công của Ban giám đốc Công ty.

Phòng Kế toán – Tài vụ

- Mở sổ sách kế toán, thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo dối tượng và nội dung công việc kế toán của toàn Công ty theo chuẩn mực và chế độ kế toán (các đơn vị cơ sở trực thuộc hạch toán báo sổ nên không có tổ chức bộ máy kế toán).

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các khoản thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý; sử dụng tài sản nguồn hình thành tài sản; bảo mật công tác thu, chi tài chính; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tình hình sử dụng vốn; tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính cho Giám đốc Công ty.

- Cung cấp thông tin số liệu kế toán theo yêu cầu của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm của Công ty phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế, nhằm mục đích đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.

- Tổng hợp báo cáo hàng ngày về số dư tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các khoản phải thu tiền hàng Xuất khẩu, các khoản nợ vay cho Giám đốc Công ty nắm bắt kịp thời để chỉ đạo điều hành.

- Lập kế hoạch giải quyết vốn hàng tuần phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)