7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)
3.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3.1.3.1. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
Trên cơ sở các ngành nghề kinh doanh đã đăng kí, hiện nay BASEAFOOD đang sản xuất một số sản phẩm chính như sau:
- Hải sản hỗn hợp. - Chả cá các loại.
53
- Khô cá: Lìm kìm fillet bướm, Khô cá chỉ vàng fillet bướm. Hình ảnh một số sản phẩm của Công ty
Nguồn: Công ty Baseafood
3.1.3.2. Doanh thu, lợi nhuận của Công ty qua các năm
Doanh thu
Bảng 3.2: Doanh thu thuần giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị tính: trđ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 279.870 376.516 575.644
Tăng trưởng (%) -44,83 34,53 52,89
54
- Cơ cấu doanh thu
Bảng 3.3: Cơ cấu doanh thu thuần 2010 – 2011
Đơn vị tính: trđ TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Tổng cộng 384.866 100 588.938 100
1 Doanh thu thuần 376.516 97,83 575.644 97,74 2 Doanh thu hoạt động tài chính 6.261 1,63 13.139 2,23 3 Doanh thu khác 2.088 0,54 154 0,03
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010, 2011 của Công ty
Nhìn chung, cơ cấu Doanh thu của BASEAFOOD từ năm 2010 trở lại đây tương đối ổn định. Với hoạt động kinh doanh chủ yếu từ sản xuất và chế biến Thủy hải sản xuất khẩu, doanh thu thuần luôn chiếm một tỷ lệ chi phối trong tổng doanh thu của Công ty với tỷ trọng luôn xấp xỉ từ 98% - 99%. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tài chính cũng đem lại những khoản thu nhập đáng kể cho BASEAFOOD nhưng không thực sự ổn định với tỷ trọng dao động từ 1,63% - 2,23%. Ngoài ra Công ty cũng có thêm các nguồn thu từ hoạt động khác tuy nhiên tỷ trọng không đáng kể và giảm dần thời gian qua.
Lợi nhuận của Công ty qua các năm
Bảng 3.4: Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2009 – 2011
Đơn vị tính:trđ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 279.870 376.516 575.644 Lợi nhuận sau thuế 8.930 10.091 13.358 Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu (%) 3,19 2,68 2,32
55
Mặc dù doanh thu thuần các năm vừa qua có những sự tăng trưởng khá lớn, tuy nhiên chi phí hoạt động của Công ty cũng có một sự gia tăng tương ứng cùng với chi phí lãi vay tăng đột biến trong năm 2011 làm lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2009 – 2011 có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu.
3.1.3.3. Chi phí sản xuất
Bảng 3.5: Tỷ trọng chi phí sản xuất của Công ty so với doanh thu thuần
Đơn vị tính: trđ TT Yếu tố chi phí Năm 2010 Năm 2011 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng chi phí 371.224 96,46 573.541 97,39 1 Giá vốn hàng bán 326.482 84,83 514.813 87,41 2 Chi phí tài chính 2.370 0,62 6.917 1,17 3 Chi phí bán hàng 33.709 8,76 43.150 7,33 4 Chi phí QLDN 8.661 2,25 8.659 1,47
Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2010, 2011 của Công ty
Trong cơ cấu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thì Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và dao động từ 84% - 88% Doanh thu thuần. Tiếp đến là Chi phí bán hàng với tỷ trọng từ 7,33% - 8.76%. Chi phí tài chính và Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giữ tỷ trọng đáng kể trong đó Chi phí quản lý doanh nghiệp đang có xu hướng giảm trong thời gian qua chứng tỏ Doanh nghiệp khá chú trọng và nổ lực nhằm giảm thiểu chi phí quản lý, giúp hiệu quả kinh doanh được cải thiện nhiều hơn. Tuy nhiên, xét về tổng thể, mức chi phí của Công ty so với doanh thu đạt được trong kỳ là tương đối cao (xấp xỉ 97% - 98%) làm tỷ suất sinh lời của Công ty là tương đối thấp so với bình quân một số Doanh nghiệp sản xuất cùng lĩnh vực (4,9%).
3.1.3.4. Nguồn nhân lực của Công ty
Do đặc trưng đơn vị sản xuất, tính đến thời điểm tháng 06/2012 tổng số lao động của Công ty là 1.185 người, với cơ cấu lao động phân theo trình độ như sau:
56
Bảng 3.6: Cơ cấu lao động phân theo trình độ
TT Loại lao động Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Lao động có trình độ Đại học và trên Đại học 73 6,16 2 Lao động có trình dộ Cao đẳng 14 1,18 3 Lao động có trình độ Trung cấp, Sơ cấp 43 3,60 4 Lao động có trình độ khác 1.055 89,06
Tổng cộng 1.185 100
Nguồn: Công ty Baseafood
3.1.3.5. Vị thế của Công ty so với các Doanh nghiệp khác trong ngành
Vị thế của Công ty trong ngành
Công ty BASEAFOOD với quy mô vốn điều lệ hiện nay là 48 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt mức 20 triệu USD; doanh thu hàng năm đạt từ 400 đến 500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hàng năm đạt từ 13 đến 15 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng về các chỉ tiêu kinh tế đạt từ 5 đến 10%.
Với bề dày 20 năm thành lập và phát triển trong ngành thủy sản, trong đó có 8 năm hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, BASEAFOOD đã có một lượng khách hàng đầu vào và đầu ra tương đối đa dạng. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản chế biến mang thương hiệu BASEAFOOD của Công ty ngày càng phong phú về chủng loại với chất lượng tốt nên được khách hàng trong nước cũng như trên thế giới biết đến và tin cậy, đặc biệt là khách hàng truyền thống đã có mối quan hệ mau bán với Công ty lâu năm.
Xét về vị thế của Công ty trong toàn ngành thủy sản Việt Nam thì BASEAFOOD chỉ nằm ở vị trí tầm trung, tuy nhiên nếu so sánh với các Công ty chế biến thủy sản của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với 169 doanh nghiệp thì BASEAFOOD luôn đứng trong Top 10.
Triển vọng phát triển của ngành
Với đường bờ Biển dài hơn 3.200km hệ thống mặt nước nội địa rộng hớn 1,4 triệu hecta, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nên đã nhận được nhiều chính sách quan tâm và ưu đãi. Đặc biệt Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) với các thành viên chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành được đánh giá là có nhiều hoạt động tích cực
57
trong việc xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn đang đối mặt với rất nhiều thách thức trước ảnh hưởng của những khó khăn từ nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đồng thời, các tác động của thời tiết, môi trưởng, con giống, thức ăn và hàng loạt những tồn tại khác cũng góp phần không nhỏ đến khả năng phát triển của ngành trong thời gian tới.
Theo dự thảo kế hoạch 05 năm, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành thủy sản đến năm 2015 là; sản lượng thủy sản tăng với tốc độ bình quân 2,66%/năm; giá trị sản xuất thủy sản tăng trung bình 8 -10%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,5 tỷ USD với tổng sản lượng khai thác đạt 5,7 triệu tấn; số lao động nghề cá năm 2015 đạt 4,8 triệu người. Đối với chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 là 7,5 – 7,7 tỷ USD và đến năm 2020 là 9 tỷ USD được Thủ tướng phê duyệt trong Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020, chương trình xuất khẩu thủy sản chỉ là một trong những giải pháp để thực hiện chiến lược này.
3.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu
Để có thể thấy rõ được thực ra quản trị chuỗi của công ty, tôi tiến hành điều tra trong khoảng thời gian điều ra bắt đầu từ ngày 01/12/2012 đến ngày 21/03/2013, đây là khoảng thời gian mà nhu cầu tăng cao so với các thời gian khác trong năm.
58
Bảng 3.7: Số lƣợng phiếu điều tra
Loại phiếu Tổng số (phiếu) Chia ra (phiếu): Chủ vựa Khai thác Xí nghiệp II Văn phòng công ty Tổng số 280 9 203 57 11 Chia ra
1. Phiếu số 03/NVL Phiếu điều tra
thu mua nguyên liệu 18 18 0
2. Phiếu số 04/KNL Phiếu điều tra
kho nguyên liệu 8 8 0
3. Phiếu số 05/CB Phiến thông tin
chung 15 5 10
4.Phiếu số 06/KTP Kho thành phẩm 11 11 0 5.Phiếu 07/BHXK Phiếu điều tra bán
hàng xuất khẩu 5 4 1
6.Phiếu số 01/KT Phiếu khảo sát về
khai thác thủy sản 203 203 7.Phiếu số 02/TM: Phiếu điều tra thu
mua thủy sản 9 9
Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 3 năm 2013
3.2.1. Công tác lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu
a) Nhiệm vụ
Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng và lượng cung cấp. Thông qua đó, các thành phần trong chuỗi cung ứng sẽ đề ra các cách thức để có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch này sẽ giúp cho các thành phần trong chuỗi kiểm soát được thời gian cũng như chi phí cho toàn chuỗi, sao cho đạt hiệu quả cao nhất nhưng thời gian và chi phí giảm.
Đối với khai thác:
- Quá trình lập kế hoạch nhằm thực hiện việc cân bằng giữa nhu cầu của khách hàng về các loại cá nguyên liệu và số lượng cần cung cấp. Cần đánh bắt với số lượng bao nhiêu? Chủng loại nào? Trong thời gian bao lâu?
59
Đối với chủ vựa:
- Các chủ vựa cần phải biết trong thời gian bao lâu thì các doanh nghiệp cần nguyên liệu? Cần loại nào? Số lượng bao nhiêu? Đồng thời, các chủ vựa cũng phải biết được những thông tin về ngư dân khai thác như: số lượng ngư dân khai thác bao nhiêu? Loại nào? Chủng loại nào?... Để từ đó, xác định được nhu cầu giữa doanh nghiệp và lượng cung ứng của các ngư dân và lên kế hoạch phân phối.
Đối với công ty:
- Lập kế hoạch sản xuất và phân phối sao cho các hoạt động quản lý cũng như quá trình sản xuất, lưu kho, phân phối … diễn ra một cách nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao. Từ quá trình tuyển chọn những loại cá nguyên liệu đạt tiêu chuẩn và tiến hành sản xuất tạo ra những thành phẩm đạt chất lượng cao, đến việc đưa các thành phẩm vào kho và theo dõi nhiệt độ, cách bố trí bảo quản thành phẩm… Việc này sẽ khiến thành phẩm luôn luôn đạt chất lượng tốt và thuận lợi cho việc xuất khẩu của công ty.
b) Phân tích quá trình lập kế hoạch quản trị chuỗi cung ứng theo mô hình
SCOR
Quá trình lập kế hoạch quản trị chuỗi là quá trình thu thập, cung cấp và chia sẻ những thông tin phản hồi từ khách hàng cuối cùng đến nhà cung cấp đầu tiên. Việc làm này sẽ giúp cho các thành phần trong chuỗi cung ứng hiểu nhau về mức độ nhu cầu của thị trường cũng như việc chủ động trong quá trình tạo ra lượng cung.
Đối với khai thác:
- Nhìn chung, việc lập kế hoạch chỉ đơn giản là đánh bắt sao cho đủ với sức chứa của tàu mà không quan tâm đến số lượng hay chủng loại của từng loại là bao nhiêu; dự tính thời gian đi biển để có thể chuẩn bị các nguyên nhiên liệu, thức ăn … để các ngư dân có thể dùng, tránh trường hợp bị vì thiếu giữa chừng phải quay về.
- Tuy nhiên, nếu đánh giá thực tế thì ngư dân không có lập kế hoạch đánh bắt. Vì việc lập kế hoạch của họ không phải trải qua các quá trình: hoạch định nhu cầu của chuỗi hoạch định nguồn cung cấp sản xuất Giao hàng Quản lý hàng trả về.
Đối với chủ vựa:
- Cũng như các ngư dân khai thác, chủ vựa cũng không có quá trình lập kế hoạch cụ thể theo các quá trình, từ phân tích thông tin phản hồi về nhu cầu thị trường đến kiểm tra, đánh giá các nguồn lực hiện có, dung lượng sản xuất, tồn kho, khả năng giao hàng.
- Kế hoạch đơn thuần trong việc phân phối của họ chỉ là dựa vào số lượng đánh bắt được thu mua từ các ngư dân. Sau đó, họ sẽ liên hệ với các nhà máy chế biến hoặc các nhà máy chế biến liên họ với họ để thu mua.
60
Đối với công ty:
- Thực tế, công ty Baseafood chính là đối tượng nhận được thông tin phản hồi dễ dàng nhất về nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng cuối cùng, nên việc chia sẻ thông tin đến các chủ vựa và ngư dân khai thác nhu cầu về số lượng, chủng loại mà thị trường đang cần sẽ rất đơn giản. Cũng từ thông tin này, mà công ty Baseafood có thể tiến hành lên kế hoạch, thu mua, sản xuất… hợp lý để có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh nhất. - Tuy nhiên hiện nay, công ty Baseafood chủ yếu sản xuất theo đơn hàng đã ký
kết hợp đồng mà không có bất cứ kế hoạch nào. Khi nhận hợp đồng, công ty chỉ quan trọng làm sao có đủ nguyên liệu để sản xuất, đủ thành phẩm để mà xuất khẩu. Việc này khiến cho chuỗi quản trị cá đông lạnh xuất khẩu gặp nút thắt. Thông qua việc phân tích lập kế hoạch của các thành phần trong chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của công ty Baseafood trên, ta thấy rằng thực tế các thành phần trong chuỗi không có sự lập kế hoạch chung, xuyên suốt từ công ty cho đến các ngư dân. Việc lập kế hoạch này chỉ diễn ra lẻ tẻ ở từng thành phần trong chuỗi và thậm chí có những lúc, việc lập kế hoạch không được đề ra. Các thành phần trong chuỗi không có sự trao đổi thông tin cũng như sự hỗ trợ về mặt tài chính, kỹ thuật lẫn nhau. Nếu có thì đây cũng chỉ là sự cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ tài chính, kỹ thuật nhỏ giữa hai thành phần gần nhau trong chuỗi.
3.2.2. Phân tích tình hình khai thác thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3.2.2.1. Nhiệm vụ
Các ngư dân khai thác đóng vai trò quan trọng trong đầu vào của chuỗi. Các ngư dân khai thác là nhà cung cấp đầu tiên. Chính vì vậy, chuỗi có hoạt động được không sẽ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu mà các ngư dân khai thác được. Ngư dân có nhiệm vụ đi đánh bắt để luôn đảm bảo số lượng các loại cá nguyên liệu nói riêng và các nguyên liệu thủy sản nói chung, phục vụ cho nhu cầu của các nhà cung cấp thứ n và người tiêu dùng cuối cùng.
3.2.2.2. Phân tích thực trạng khai thác cá của các ngƣ dân theo mô hình
SCOR
61
Bảng 3.8: Số lƣợng tàu, thuyền chia theo ngành nghề Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
TT Danh mục Đơn vị Năm 2010 Năm 201 Tổng số tàu thuyền Tỷ lệ (%) Tổng số tàu thuyền Tỷ lệ (%)
1 Họ lưới kéo Chiếc 1.925 28,69 1.964 29,17 2 Họ lưới vây Chiếc 232 3,46 223 3,31 3 Họ lưới rê Chiếc 162 2,41 160 2,38 4 Họ nghề câu Chiếc 946 14,10 951 14,13 6 Họ cố định Chiếc 6 0,09 0 0 7 Họ nghề khác Chiếc 3.439 51,25 3.434 51,01 TỔNG 6.710 100 6.732 100
Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS BRVT
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu tàu, thuyền chia theo ngành nghề Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Qua bảng Số lượng tàu thuyền Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, ta thấy từ năm 2010 đến năm 2011, tổng số tàu, thuyền theo các họ nghề khai thác thủy sản tăng từ 6.710 chiếc lên 6.732 chiếc, tăng thêm 22 chiếc tức tăng thêm 0,33% - đây là mức tăng trưởng nhỏ không đáng kể. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng cơ cấu nghề khai thác của tỉnh phát triển khá đa dạng, với nhiều loại nghề. Trong đó, tập trung vào 6 nhóm nghề chính là