Quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 28)

7. Kết quả: Đạt ở mức nào (hoặc không đạt)

2.3.Quản trị chuỗi cung ứng

2.3.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

Có rất nhiều khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng:

Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. (“Glossary of key purchasing and supply terms”, The Institute for supply management, 2000)

Quản trị chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu, chuyển đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối chúng cho khách hàng. (“An Introduction to supply chain management” – Ganesham, Ran and Terry P.Harrison – 1995)

Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và đến khách hàng cuối cùng. (Courtesy of supply chain council)

Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của từng doanh nghiệp đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng. (Courtesy of the council of logistics management)

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy quản trị chuỗi cung ứng bao gồm mạng lưới các quyết định về các vấn đề chính sau:

- Thu mua: Trên cơ sở các nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dịch vụ, … đã được xác định. Doanh nghiệp sẽ phải tổ chức lựa chọn nhà cung cấp, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện, nhập kho, bảo quản và cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu.

- Phân phối: Phân phối là một trong những hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng, nối liền doanh nghiệp và khách hàng. Bản chất của phân phối là làm thay đổi vị trí của sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Doanh nghiệp thường cố định, còn khách hàng thì ở hầu hết các nơi, nếu không có hoạt động phân phối thì sản phẩm khó có thể đến tay khách hàng nơi xa.

- Tồn kho: Tồn kho như là một bộ phận giảm xóc cho tính không chắc chắn, không ổn định trong chuỗi cung ứng. Tồn kho trong chuỗi cung ứng bao gồm tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.

- Địa điểm: Đúng địa điểm không bảo đảm sự thành công cho doanh nghiệp nhưng sai địa điểm chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Doanh nghiệp cần xác định các vị trí tốt nhất cho các cấu thành khác nhau trong chuỗi cung ứng của mình.

- Vận tải: Hoạt động này liên quan đến việc dịch chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp hoặc sản phẩm hoàn thành từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Điều này bao gồm việc lựa chọn phương tiện và loại hình vận tải, lựa chọn doanh nghiệp vận tải, thiết kế quy trình vận chuyển để đảm bảo rằng việc vận chuyển an toàn, đúng lúc với giá cả hợp lý.

- Thông tin: Xuyên suốt chuỗi cung ứng chính là dòng thông tin. Thông tin gắn kết các thành tố của chuỗi cung ứng. Thông tin chính xác và kịp thời giúp doanh

29

nghiệp có các quyết định đúng đắn về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cá đông lạnh xuất khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Thủy sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) (Trang 28)