Các mục tiêu Công ty xác định đến năm 2020

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần bibica đến năm 2020 (Trang 68)

3.1Phương hướng và mục tiêu cần đạt được đến năm 2020 3.1.1Phương hướng của chiến lược chuỗi cung ứng. 3.1.1Phương hướng của chiến lược chuỗi cung ứng.

Sau quá trình khảo sát thực trạng, thơng qua phân tích các cơ hội, các thách thức, các điểm mạnh điểm yếu cùng với chiến lược kinh doanh cốt lõi của Ban Giám Đốc công ty lựa chọn “Chiến lược chi phí thấp” với khả năng tăng trưởng bình quân 25% (trong khi mức tăng trưởng của ngành là 10%) thì Cơng ty cũng phải điều chỉnh chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh đã vạch ra.

Xây dựng chuỗi cung ứng là một phần không thể thiếu trong chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng cần đáp ứng những nhu cầu thị trường đồng thời hỗ trợ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh bắt đầu từ nhu cầu của đối tượng khách hàng mà công ty đang hoặc sẽ đáp ứng. Nếu thiết lập được một chuỗi cung ứng giúp mình phục vụ khách hàng tốt hơn, cơng ty sẽ giành được thị phần của các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 3.1: Các mục tiêu Công ty xác định đến năm 2020 Năm Năm

Chỉ tiêu

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1. Doanh thu (tỷ đồng) 1.046 1.248 1.496 1.795 2.154 2.585 3.102 3.722 2. Lợi nhuận (tỷ đồng) 43 52 63 77 93 112 135 165 3. Mục tiêu về mua hàng - Giảm thời gian đặt hàng giảm xuống 15 ngày đối với NVL chính - Giảm thời gian đặt hàng giảm xuống 5 ngày đối với NVL phụ 4. Mục tiêu giao hàng

- Tỉ lệ giao hàng đúng hẹn bình quân phải đạt trên 90%

- Đối với những đối tác lớn tỉ lệ giao hàng đúng hẹn phải đạt từ 95- 100%

5. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng

- Đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu của khách hàng - Xử lý đơn hàng chỉ 1 lần duy nhất, nhanh chóng và chính xác - Giải quyết khiếu nại của khách hàng kịp thời

- Mục tiêu về doanh số

Trong bối cảnh khó khăn của chung của nền kinh tế thế giới và trong nước hiện nay và năng lực công ty, Bibica xác định mức tăng trưởng thận trọng trong giai đoạn (2013-2020) với doanh thu tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20% năm.

Đi đôi với mức tăng trưởng về doanh thu, Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình hàng năm tương ứng với mức tăng trưởng về doanh thu 20-22%

- Mục tiêu mua hàng

Trong tương lai gần Bibica cần tạo dựng thêm mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có nhiều lợi ích trong thương thảo các hợp đồng cung cấp hàng hóa và các ưu đãi về giá cả và quan trọng là có thể đàm phán thương lượng để kéo dài thời hạn thanh toán.

Thời gian đặt hàng và mua hàng được tính từ khi Cơng ty thơng báo cho đối tác về việc mua hàng hóa của họ đến lúc ngun vật liệu chính thức được nhập kho. Hiện nay, đối với các loại ngun vật liệu chính có thời gian đặt hàng và giao hàng khoảng 20-25 ngày, nguyên liệu phụ khoảng 7 ngày.

Mục tiêu đặt hàng giảm xuống 15 ngày đối với nguyên vật liệu chính, 5 ngày đối với nguyên liệu phụ.

- Mục tiêu giao hàng đúng thời hạn

Tỉ lệ giao hàng đúng hẹn bình quân hiện nay mới chỉ đạt 87%. Nguyên nhân của việc giao hàng trễ hẹn đã được xem xét. Chính vì vậy, mục tiêu đến 2020, tỉ lệ giao hàng đúng hẹn bình quân phải đạt trên 90%. Đặc biệt đối với những đối tác lớn, tỉ lệ giao hàng đúng hẹn phải đạt 95-100%

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu khách hàng hơn. Xử lý đơn hàng một lần nhanh chóng và chính xác Giải quyết khiếu nại khách hàng kịp thời. - Mục tiêu giảm chi phí

Hiện nay, chiến lược của Công ty đang áp dụng là “Giá thành thấp, chất lượng ổn định” nên giảm chi phí để giảm giá thành là một yêu cầu tất yếu.

Trong chuỗi cung ứng Bibica đang thực hiện các biện pháp để giảm chi phí vận hành doanh nghiệp mục tiêu giảm 10%, giảm chi phí vận chuyển 5% và chi phí lưu kho. Nếu trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng, cơng ty kiểm sốt và tiết giảm một phần chi phí thì chi phí trên tồn hệ thống sẽ giảm đáng kể, và đây cũng là mục tiêu của công tác quản trị chuỗi cung ứng.

3.2Đề xuất giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành chuỗi cung ứng 3.2.1Nhóm giải pháp về hoạch định 3.2.1Nhóm giải pháp về hoạch định

3.2.1.1 Giải pháp về thành lập chuỗi cung ứng

Hiện nay, Công ty Cổ phần Bibica chưa có một hệ thống chuỗi cung ứng cụ thể và khơng có ai chịu trách nhiệm chính. Điều này gây rất nhiều khó khăn khi Ban lãnh đạo khơng kiểm sốt được từng quy trình trong chuỗi cung ứng. Vì quản trị chuỗi cung ứng là kiểm sốt tối ưu hóa hoạt động của công ty từ khâu đầu tiên là nhận đơn hàng đến khâu cuối cùng là phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng nên nó là một thể thống nhất hồn chỉnh. Các bộ phận và mắt xích trong chuỗi gắn kết nhịp nhàng và hỗ trợ cho nhau, vì vậy việc kết nối các mắt xích là một vấn đề quan trọng cần phải thực hiện để chuỗi có thể hoạt động một cách sn sẻ. Một số giải pháp cần có để kết nối các bộ phận như sau:[3]

- Chuỗi cung ứng cần có một người lãnh đạo chịu trách nhiệm chung tồn chuỗi.

Cần phải có một người chịu trách nhiệm đối với sự thành công của chuỗi và đảm bảo tất cả các công việc đều được thực hiện. Người này phải có quyền ra quyết

định và thực thi những quyết định đó. Nếu khơng có ai giữ vai trị này thì q trình thực hiện và chi phí thực hiện chuỗi sẽ phản ánh vấn đề cụ thể đó. Hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ khơng nhịp nhàng, hiệu quả thấp và chi phí phát sinh sẽ rất cao. - Xác định mục tiêu có thể lượng hóa và khơng chồng chéo lên nhau. Điều này cần

thiết để có thể hồn thành mục đích hay sứ mạng của chuỗi.

Nhất thiết phải xác định mục tiêu của Công ty một cách cụ thể để những người được giao trách nhiệm biết chúng ta kỳ vọng điều gì ở họ. Cũng cần đảm bảo những mục tiêu khơng chồng chéo lên nhau vì điều đó sẽ gây ra sự mất kiểm sốt và mâu thuẫn giữa các bộ phận tham gia khi được giao trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu chồng chéo này.

Phải đảm bảo mỗi mục tiêu đều thực sự cần thiết để đạt được mục đích chung của cơng ty. Đừng cố gắng đạt được một mục tiêu nào đó chỉ vì nó là một ý tưởng hay. Cuối cùng, phải đảm bảo được rằng sau khi từng mục tiêu đã hồn thành thì cũng đạt được mục đích hay sứ mạng của đơn vị. Các mục tiêu cần phải gồm có tất cả những vấn đề cần thực hiện trong chuỗi.

- Giao các mục tiêu của chuỗi cho các bộ phận trong đó Giám đốc khối phải chịu trách nhiệm chính.

Một bộ phận là một tập hợp những người có kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh và kỹ thuật cần thiết, có thể tự tổ chức để tất cả các thành viên phát huy hết điểm mạnh, không để điểm yếu ảnh hưởng đến kết quả chung.

Phân chia công việc thành những mục tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định những giá trị kinh doanh đạt được sau một thời gian làm việc đó. 3.2.1.2 Giải pháp về chức năng dự báo, lập kế hoạch

Bộ phận dự báo lập kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận Sales data, bộ phận Marketing và các bộ phận khác có liên quan để có được số liệu cho các hoạt động dự báo nhu cầu tiêu thụ từ đó có những dự báo và kế hoạch thu mua nguyên

vật liệu và sản xuất kịp thời. Để cơng tác dự báo có hiệu quả, tác giả đề xuất mơ hình dự báo như sau:

Sơ đồ: 3.1: Đề xuất mơ hình dự báo

Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Khối KH&DV, Khối Marketing và Khối Bán hàng trong công tác tiếp nhận dự báo và tự dự báo. Nguồn để dự báo nhu cầu là dữ liệu quá khứ và các hoạt động marketing như khuyến mãi, trưng bày, giảm giá, các chiến dịch quảng cáo…cùng với các yếu tố tác động đến sản lượng bán như các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các đối thủ xâm nhập thị trường, xu hướng và biến động thị trường… Công ty dùng kết hợp cả hai phương thức dự báo là dự báo theo mơ hình chuỗi thời gian và mơ hình nhân quả. Có nghĩa cơng ty dựa vào dữ liệu bán hàng q khứ chọn mơ hình phù hợp dựa vào sự phân bố của dữ liệu và các yếu tố ảnh hưởng cùng với dự báo từ nhân viên kinh doanh (nhân viên kinh doanh sẽ dự báo nhu cầu theo từng chu kỳ). Sau đó, Cơng ty thực hiện so sánh dự báo của nhân viên kinh doanh với dự báo mà Công ty tự thực hiện để đưa ra dự báo cuối cùng.

Áp dụng chính sách thưởng cho nhân viên kinh doanh có dự báo chính xác về nhu cầu của sản phẩm trong thời gian tới. Với những cách làm này, tác giả hy vọng có thể khuyến khích nhân viên kinh doanh làm việc có hiệu quả và tích cực hơn trong việc phản hồi thơng tin, đóng góp ý kiến vào dự báo nhu cầu của khách hàng.

Số liệu kinh doanh năm cũ Số liệu bán hàng thực tế Chính sách Marketing Mơi trường cạnh tranh Dự báo

Tăng cường sự phối hợp giữa nhân viên kinh doanh, khách hàng và bộ phận Sales Data trong việc cung cấp dữ liệu chính xác về số lượng hàng tồn kho, hàng đã bán để sớm có số liệu thực tế nhu cầu và từ đó có những biện pháp marketing thúc đẩy bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng vào chu kỳ tiếp theo.

Công ty nên xem xét việc xây dựng và thiết lập phần mềm hỗ trợ dự báo phù hợp với công ty như Eviews, ForcastX, SPSS, AMOS cung cấp các cơng cụ phân tích dữ liệu phức tạp, hồi qui và dự báo chạy trên Windows. Với Eviews ta có thể nhanh chóng xây dựng một mối quan hệ kinh tế lượng từ dữ liệu có sẵn và sử dụng mối quan hệ này để dự báo các giá trị tương lai.

Bộ phận kế hoạch cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận thu mua để theo dõi xu hướng giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Nếu xu hướng giá giảm trong thời gian sắp tới thì chỉ nên đặt hàng với số lượng thấp để sản xuất trong thời gian ngắn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để chờ giá giảm. Ngược lại, nếu dự báo trong thời gian tới giá cả nguyên vật liệu tăng thì nên đặt hàng nhiều hơn dưới dạng ký gửi rồi chuyển dần về kho của công ty hoặc thỏa thuận với nhà cung cấp với mức giá cả chấp nhận được.

Trên cơ sở các dự báo bộ phận kế hoạch có thể đặt mua nguyên vật liệu dài lâu hơn, với số lượng lớn hơn như ngun liệu đường, bột mì… khi đó nhà cung cấp sẽ bán với giá ưu đãi hơn và có thể được hưởng một số chính sách chiết khấu nhất định và bộ phận kế hoạch có thể đưa ra các dự báo về nhu cầu tương đối sát với thực tế về nguyên vật liệu đầu vào, thời điểm, số lượng mua, số lượng tồn kho… để đạt được chi phí thấp nhất có thể.

3.2.1.3 Một số giải pháp về hoạt động tồn kho - Khai thác tối đa hệ thống quản lý lưu kho hiện tại. - Khai thác tối đa hệ thống quản lý lưu kho hiện tại.

- Dự báo chính xác nhu cầu và dự đốn rủi ro có thể xảy ra để có mức lưu kho an tồn và cải thiện vịng quay hàng tồn kho đối với các kho của Công ty và kho ở khách hàng để tránh tình trạng thiếu hụt hàng hóa khi khách hàng đặt.

- Tồn kho ở Bibica có hai dạng: Tồn kho ở các kho của Cơng ty và tồn kho ở các nhà phân phối, hiện tồn kho ở các nhà phân phối hầu như kiểm soát chưa chặt chẽ khơng kiểm sốt được hạn sử dụng cũng như lượng đặt hàng, bộ phận Sales admin cần phải theo dõi kỹ hơn về vấn đề hàng hóa tồn kho ở nhà phân phối để có các dự báo và kế hoạch bán hàng hợp lý.

- Bên cạnh các ưu đãi cho nhà phân phối thì cơng ty cũng phải xây dựng chương trình khuyến mãi kéo cho người tiêu dùng: Để mạnh mạnh hoạt động bán hàng, giảm tồn kho cho nhà phân phối công ty nên chú trọng các chương tình hỗ trợ bán hàng như tặng quà khi mua sản phẩm cho người tiêu dùng và một số chương trình giảm giá khác để kích thích nhu cầu thực.

3.2.2 Nhóm giải pháp về tìm kiếm nguồn hàng 3.2.2.1 Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp 3.2.2.1 Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, ổn định được khách hàng đặc biệt quan tâm. Vai trò của các nhà cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng vì có nguồn ngun liệu đầu vào tốt mới có thể làm ra sản phẩm có chất lượng, có nhà cung cấp chiến lược mới có thể đảm bảo được giá bán ổn định tạo điều kiện cho công ty xây dựng được một cơ cấu giá thành hợp lý, lâu dài.

Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều cần thiết bằng những hành động cụ thể sau [4]:

- Tạo những chính sách ưu đãi đối với các nhà cung cấp có q trình hoạt động

tốt và lâu dài:

Với các nhà cung cấp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và họ đã thực hiện tốt các đơn hàng đã ký, Cơng ty cần có những cam kết mua hàng đặc biệt nhằm thắt chặt mối quan hệ đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Ký hợp đồng: thiết lập các hợp đồng dài hạn cho một số các mặt hàng, dịch vụ với các nhà cung cấp có năng lực tốt, có kinh nghiệm về mặt hàng, dịch vụ đó.

Như vậy, cơng ty cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.

Liên lạc thường xuyên và cập nhật với nhà cung cấp những thay đổi trong nhu cầu hàng hóa của mình, điều này sẽ giúp họ thích nghi và chuẩn bị hàng hóa cho những thay đổi của cơng ty

Tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nội địa hóa sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.

- Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các đối tác mới nhằm tạo sự cạnh tranh:

Việc tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới cũng là điều cần thiết phải làm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, tránh xảy ra trường hợp độc quyền, làm giá… của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với các đối tác mới, Công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ về hồ sơ nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động. Việc lựa chọn các đối tác mới cũng tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ mà cơng ty cần đặt mua.

- Xây dựng các nhóm mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp tiềm năng:

Việc phát triển các nhà cung cấp tiềm năng là một vấn đề cần được thực hiện nhanh chóng vì nó sẽ giúp cho Cơng ty thu được nhiều ưu đãi như giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng… Muốn vậy, cần làm tốt các bước sau:

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần bibica đến năm 2020 (Trang 68)