Quy định pháp luật của một số nước trên thế giới về thẩm quyền xét xử của Tòa

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

của Tòa án quân sự

Bất kỳ quốc gia nào cũng có lịch sử phát triển nhất định với một hệ thống bộ máy Nhà nước và lực lượng Quân đội sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ lợi ích quốc gia. Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một chế độ chính trị khác nhau với mơ hình tổ chức các cơ quan Nhà nước khác nhau, cũng như vai trị và vị trí của Quân đội trong hệ thống chính trị ở mỗi nước cũng khác nhau. Vì thế, khi nghiên cứu TQXX của TAQS các nước, chúng ta thấy rằng, ở mỗi nước, TQXX của TAQS được quy

33

Võ Thị Kim Oanh (2011), Xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia

định có sự khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào chế độ chính trị của mỗi quốc gia và đặc biệt là việc xác định vai trị, vị trí của Quân đội trong hệ thống chính trị của mỗi nước. Theo đó, TQXX của TAQS các nước được xác định theo hai khuynh hướng sau:

- Khuynh hướng quy định thẩm quyền rộng: Có nghĩa là,TQXX của TAQS là

TQXX theo đối tượng. Theo đó các đối tượng là: quân nhân, đối tượng khác do Quân đội quản lý, hoặc những đối tượng phạm tội liên quan đến quốc phòng – an ninh thuộc TQXX của TAQS. So sánh với các quy định của pháp luật nước ta về TQXX của TAQS cho thấy TQXX của TAQS nước ta có điểm tương đồng với TQXX của TAQS các nước có khuynh hướng quy định thẩm quyền rộng. Đại diện cho khuynh hướng này là các nước Trung Quốc, Lào và Cu Ba. Những nước có chế độ chính trị giống với chế độ chính trị ở Việt Nam. TQXX của TAQS các nước được quy định như sau:

+ TAQS Trung Quốc có TQXX những vụ án hình sự mà người phạm tội là quân nhân trong quân ngũ, người được hưởng lương từ nguồn ngân sách của Quân đội và các vụ án hình sự khác mà TAND tối cao giao cho TAQS giải quyết. Những vụ án mà TAND tối cao giao cho TAQS giải quyết thường là các vụ án liên quan đến quốc phòng – an ninh. Đặc biệt, các TAQS Trung Quốc cịn có TQXX các vụ án dân sự mà đương sự là quân nhân. Nhìn lại, pháp luật Việt Nam, vấn đề xét xử các vụ án dân sự mà đương sự là quân nhân được pháp luật quy định thuộc về TQXX của các TAND. Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ giao cho TAQS có TQXX các vụ án hình sự, cịn các vụ án Dân sự, Hành chính, Lao động, Kinh doanh – Thương mại được giao cho các TAND. Đây cũng là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Đa số các ý kiến đều đồng ý với quan điểm giao cho TAQS thêm thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính trong thời gian tới.

+ TAQS Cu Ba có TQXX các quân nhân phạm tội, bao gồm: các quân nhân thuộc lực lượng vũ trang cách mạng và cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an và những người khác liên quan đến quốc phòng và an ninh. Khi chiến tranh xảy ra thì các TAND sẽ sáp nhập vào TAQS và khi đó TAQS sẽ là cơ quan xét xử duy nhất đảm nhiệm việc xét xử các vụ án với mọi đối tượng phạm tội. Các quy định trên cho thấy TQXX của TAQS Cu Ba rất rộng. So sánh với TQXX của TAQS Việt Nam, đối tượng là Cơng an phạm tội thì khơng thuộc TQXX của TAQS Việt Nam ngoại trừ trường hợp đối tượng là Cơng an thực hiện tội phạm liên quan bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; còn với Cu Ba thì ngược lại, đối tượng là Cơng an dù cho phạm bất cứ tội gì cũng thuộc TQXX của TAQS.

+ TAQS Lào có TQXX giống như TQXX của TAQS Việt Nam. Tuy nhiên, các TAQS Lào cịn có TQXX các vụ án về bất cứ tội phạm nào được thực hiện trong doanh trại Quân đội.

- Khuynh hướng quy định thẩm quyền hẹp: Đại diện cho khuynh hướng này

là các nước theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Ở các nước này, TAQS chỉ xét xử những quân nhân phạm tội. Cụ thể như TAQS Mỹ, TAQS Thái Lan, TAQS Myanmar có TQXX các vụ án hình sự mà bị cáo là sĩ quan, quân nhân thuộc lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, TQXX của Vương Quốc Anh cũng khá rộng. Ngoài những người thuộc biên chế trong lực lượng vũ trang Vương Quốc Anh đóng quân trong nước cũng như ở nước ngoài phạm tội, TAQS Vương Quốc Anh có TQXX cả một số thành phần là dân sự ở ngoài lãnh thổ Vương Quốc Anh như: nhà thầu quân sự, các thành viên của gia đình qn nhân đi cùng đóng qn ở nước ngồi phạm tội.

Ngồi ra, ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Đức, Nam Phi, Australia… các TAQS cịn có thẩm quyền xét kỷ luật đối với quân nhân vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm điều lệnh kỷ luật của Quân đội.

Nghiên cứu TQXX của TAQS các nước trên thế giới và so sánh với TQXX của TAQS Việt Nam cho thấy các nước tương đồng về chế độ chính trị với Việt Nam đều quy định TQXX như Việt Nam. Thậm chí có nước cịn quy định TQXX của TAQS rộng hơn, như Trung Quốc, Cu Ba. Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện TQXX của TAQS Việt Nam cần thiết nên tham khảo TQXX của TAQS các nước nêu trên.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)