Thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự giai đoạn từ năm 1986 đến

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

1.5. Lịch sử thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ở Việt Nam qua các thời kỳ

1.5.3. Thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự giai đoạn từ năm 1986 đến

năm 2003

Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, tạo ra bước ngoặt mới của lịch sử Việt Nam. Tình hình đó địi hỏi phải đổi mới tổ chức ngành TAQS, nâng cao chất lượng hoạt động cho phù hợp. Ngày 21 tháng 12 năm 1985 Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Pháp lệnh tổ chức TAQS. Pháp lệnh được công bố ngày 3 tháng 1 năm 1986, thay thế các văn bản đã ban hành về tổ chức TAQS, Tòa án Binh và Tòa án Binh mặt trận.

Pháp lệnh khẳng định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các TAQS là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức trong Quân đội. Pháp lệnh quy định rõ vị trí, chức năng của các TAQS là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức trong Quân đội. Đồng thời cũng quy định rõ hệ thống TAQS gồm ba cấp: Trung ương, quân khu và tương đương, khu vực với nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Các TAQS gồm có: TAQS cấp cao; các TAQS quân khu và cấp tương đương; các TAQS khu vực. Giai đoạn này, TQXX của các TAQS được thực hiện theo Điều 3 Pháp lệnh tổ chức TAQS. Những nội dung được thể hiện trong Pháp lệnh chính là sự tổng kết những nét cơ bản của gần nữa thế kỷ hoạt động của các TAQS, trên cơ sở đó quy định cụ thể hoạt động của các TAQS phù hợp với tình hình mới. Pháp lệnh tổ chức TAQS được ban hành đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đổi mới về tổ chức và hoạt động của các TAQS. Thực hiện Pháp lệnh là sự đổi mới toàn diện đối với các

TAQS. Từ hệ thống hai cấp chuyển thành hệ thống tổ chức ba cấp, từ xét xử một trình tự sơ thẩm đồng thời là chung thẩm chuyển sang xét xử đủ các trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật là vấn đề mới, làm thay đổi toàn bộ nề nếp xét xử của các TAQS được hình thành trong điều kiện chiến tranh lâu dài trước đây.

Trên cơ sở kiểm điểm những ưu, khuyết điểm và đề ra bước đi phù hợp với tình hình phát triển nhằm phục vụ tốt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Quân đội trong thời kỳ mới. Ngày 29 tháng 3 năm 1990 Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức TAQS. Kể từ thời gian này TQXX của TAQS được chính thức quy định theo BLTTHS năm 1988. Theo đó, TQXX của TAQS được quy định tại điều 145, 146, 204, 248, 266 BLTTHS năm 1988 và các Điều 3, 4, 5, 18, 22, 25 Pháp

lệnh tổ chức TAQS năm 1986.

Để thực hiện tốt các quy định về TQXX của TAQS và nhằm phân biệt với TAND, liên ngành TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 01/TTLN ngày 01 tháng 2 năm 1994, hướng dẫn về TQXX của các TAQS.

Các TAQS có TQXX chung là xét xử tất cả các vụ án hình sự do người phạm tội là quân nhân và những người khác được quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức TAQS gây ra và các vụ án hình sự do những người khác phạm tội liên quan đến bí mật quân sự hoặc phạm tội gây thiệt hại cho Quân đội; phạm tội trong khu vực Quân đội bảo vệ của các cơng trình quan trọng về an ninh quốc phịng do Qn đội quản lý.

Ngoài các quy định về TQXX chung như trên thì TQXX của các TAQS cịn căn cứ vào dấu hiệu đặc thù quân Quân đội. Cụ thể TQXX các TAQS được quy định như sau:

- Thẩm quyền xét xử của các Tịa án qn sự khu vực:

Ngồi TQXX theo việc và theo lãnh thổ đã được quy định chung thì các TAQS khu vực có TQXX các vụ án mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ thiếu tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ phó chỉ huy trưởng trung đoàn hoặc tương đương trở xuống.

- Tòa án quân sự cấp quân khu và tương đương có thẩm quyền:

Xét xử các vụ án khơng thuộc thẩm quyền của TAQS khu vực và những vụ án mà người phạm tội có quân hàm cấp tướng hoặc chức vụ Sư đoàn trưởng, cục

trưởng hoặc tương đương trở lên; các vụ án thuộc TQXX của TAQS khu vực nhưng lấy lên để xét xử.

- Thẩm quyền của Tòa án quân sự Trung ương:

Theo quy định tại Điều 204, khoản 2 Điều 248, khoản 2 Điều 266 BLTTHS năm 1988 và Điều 18 Pháp lệnh tổ chức TAQS, thì TAQS Trung ương có TQXX sơ chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; những vụ án mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị xét xử có quân hàm cấp tướng hoặc chỉ huy trưởng sư đoàn, cục trưởng và tương đương trở lên; những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân khu và tương đương nhưng TAQS Trung ương lấy lên để xét xử. Tuy nhiên, sau khi luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS được Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000, thì thủ tục xét xử sơ chung thẩm quy định tại điều 145 đã bị bãi bỏ. Theo đó, TAQS Trung ương khơng cịn nhiệm vụ xét xử sơ chung thẩm nữa. TQXX của TAQS Trung ương được giao cho TAQS quân khu. Quy định như trên là hoàn toàn phù hợp với đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền của Đảng ta, bảo đảm quyền bình đẳng về pháp luật trước các Tịa án với người phạm tội.

Kết quả hoạt động của các TAQS là căn cứ khẳng định Pháp lệnh quy định tổ chức ba cấp TAQS và chức năng, nhiệm vụ, TQXX của từng cấp là phù hợp với tình hình, đặc điểm và nhiệm vụ của Quân đội, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật đối với những người bị TAQS xét xử, thể hiện sự thống nhất pháp luật của pháp luật đối với TAND và TAQS, phản ảnh được tính đặc thù của TAQS. Tuy nhiên, qua tổng kết cũng cho thấy một số quy định cụ thể của Pháp lệnh trong q trình thực hiện cịn có những vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Luật Tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002… để tiếp tục cũng cố mơ hình tổ chức TAQS theo quy định của Pháp lệnh đã được khẳng định là đúng đắn và phù hợp với đặc điểm tình hình của Quân đội. Xây dựng các TAQS trong tồn qn ln là đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ xét xử góp phần bảo vệ kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

Chương 2

THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ NHỮNG TỒN TẠI, VƯỚNG MẮC TRONG

THỰC TIỄN

2.1. Thẩm quyền xét xử chung của Tòa án quân sự theo quy định của pháp luật hiện hành

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)