TQXX theo lãnh thổ là TQXX được phân định dựa vào dấu hiệu về địa điểm thực hiện tội phạm hoặc địa điểm thực hiện hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, nơi cư trú của người phạm tội hoặc địa điểm khác do pháp luật quy định. Hiện nay, ở nước ta bộ máy các cơ quan Nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng, được tổ chức theo nguyên tắc hành chính lãnh thổ. Do đó, BLTTHS hiện hành quy định TQXX sơ thẩm vụ án hình sự cũng dựa trên nguyên tắc này. Có nghĩa là, tội phạm xảy ra ở địa phương nào thì Tịa án ở địa phương đó có TQXX.
BLTTHS quy định: “Tịa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tịa án nơi tội
phạm đó được thực hiện. Trong trường hợp tội phạm đó được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra”40.
Quy định trên cho thấy điều kiện để xác định TQXX theo lãnh thổ của Tòa án quy định tại Điều 171 BLTTHS là nơi thực hiện tội phạm. Quy định này được áp dụng chung cho TAND và TAQS. Trước hết, TQXX của các Tòa án được xác định trên cơ sở là nơi tội phạm được thực hiện. Quy định này có nhiều ý nghĩa trong quá trình giải quyết vụ án, bởi lẽ, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử cũng như việc đảm bảo sự có mặt của những người tham gia tố tụng, xác định những vật chứng khơng thể đưa đến phiên tịa được, xem xét hiện trường nơi xảy ra tội phạm được thuận lợi…
Ngoài ra, luật tố tụng cịn quy định tình huống dự liệu mà cơ quan tiến hành tố tụng xác định được tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tịa án nơi kết thúc việc điều tra có TQXX sơ thẩm vụ án đó. Trong trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tịa án có TQXX sơ thẩm là Tịa án nơi kết thúc điều tra.
Đối với các TAQS trong toàn bộ hoạt động của mình, các TAQS xuất phát từ các quy định chung của pháp luật và vận dụng phù hợp với đặc điểm riêng. Trong đó đặc điểm bao trùm nhất là: Quân đội là một tổ chức chiến đấu nên có yêu cầu về
40
tổ chức và kỷ luật rất cao, có các chế độ quản lý chặt chẽ, có chế độ chỉ huy và phục tùng vơ điều kiện, đảm bảo quyền chỉ huy tập trung thống nhất, hiệp đồng chính xác để hình thành sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong từng thời gian, khơng gian cụ thể, từ đó hình thành các mối quan hệ có nội dung khác hẳn với các tổ chức khác. Mọi hoạt động của TAQS phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật, đảm bảo tính thống nhất nhưng khơng thốt ly những đặc điểm riêng mà phải bảo vệ được các yếu tố tạo nên sức chiến đấu của Quân đội. Do đó, TQXX theo lãnh thổ quy định tại Điều 171 của BLTTHS áp dụng đối với các TAQS được thực hiện như sau:
“Vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự cấp nào xảy ra trên địa bàn có TAQS cấp đó xét xử. Việc phân định địa bàn trong Quân đội để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự do Bộ Quốc phòng quy định cụ thể…
Trong trường hợp không xác định được nơi thực hiện tội phạm hoặc trong trường hợp có nhiều Tịa án quân sự khác nhau có thẩm quyền xét xử vụ án do trong vụ án có nhiều người phạm tội thuộc nhiều đơn vị khác nhau hoặc do người phạm tội thực hiện tội phạm ở nhiều nơi, nếu Viện kiểm sát quân sự truy tố bị can trước Tòa án qn sự nào thì Tịa án qn sự đó xét xử vụ án”41.
Như đã khẳng định, các TAQS là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuộc hệ thống TAND được tổ chức trong Quân đội, nên các TAQS cũng như các TAND được tổ chức theo nguyên tắc hành chính lãnh thổ. Tuy đa số các TAQS được tổ chức theo nguyên tắc chung hành chính quân sự lãnh thổ, nhưng trong hệ thống các TAQS cũng có những Tịa án khơng tổ chức theo ngun tắc đó. Các TAQS Quân chủng Hải quân là những Tòa án đặc thù được tổ chức không theo nguyên tắc trên. Do đó, TQXX theo lãnh thổ của các Tòa án Quân chủng Hải quân cũng mang tính đặc thù của Quân đội nên khi xác định TQXX của các TAQS Quân chủng Hải quân không căn cứ trên các quy định tại Điều 171 BLTTHS. Hiện nay, TQXX của các TAQS Quân chủng Hải quân được xác định theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP- BCA ngày 18 tháng 4 năm 2005 của TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an hướng dẫn về TQXX của TAQS như sau:“Trong
trường hợp người phạm tội thuộc đơn vị của Quân chủng hoặc tổ chức tương đương có Tổ chức Tịa án qn sự, thì vụ án do Tịa án quân sự Quân chủng hoặc tổ chức tương đương xét xử, khơng phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm”.
Tóm lại, để xác định TQXX theo lãnh thổ của các TAQS cần thiết phải căn cứ trên các quy định chung của pháp luật hiện hành, đồng thời còn phải căn cứ vào
41
các quy định riêng của đặc thù Quân đội. Từ đó, mới có thể xác định chính xác TQXX theo lãnh thổ đối với các TAQS.
Đối với các TAND thì việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ khi tội phạm
thực hiện ngoài lãnh thổ nước ta được quy định như sau: “khi bị cáo phạm tội ở
nước ngồi nếu xét xử ở Việt Nam thì do TAND cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án TAND tối cao ra quyết định giao cho TAND thành phố Hà Nội hoặc TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử”.42
Đối với các TAQS thì việc xác định TQXX theo lãnh thổ khi tội phạm thực
hiện ngoài lãnh thổ nước ta được quy định: “trường hợp bị cáo là quân nhân phạm
tội ở nước ngoài nếu xét xử nếu xét xử ở Việt Nam thì do Tịa án qn sự quân khu, Quân chủng hoặc tương đương xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự Trung ương”43.
Từ các quy định trên, cho thấy điểm khác nhau cơ bản về TQXX theo lãnh thổ của TAND với các TAQS trong việc xác định TQXX đối với bị cáo phạm tội ở nước ngồi. Nếu như các TAND có TQXX theo lãnh thổ trong trường hợp này là nơi bị cáo cư trú cuối cùng trước khi ra nước ngoài, hoặc chỉ là TAND Thành phố Hà Nội hoặc chỉ là TAND thành phố Hồ Chí Minh thì cũng trong trường hợp này, các TAQS có TQXX là TAQS quân khu, Quân chủng hoặc tương đương trên cơ sở quyết định hợp lý của Chánh án TAQS Trung ương. Do đó, quy định áp dụng cho các TAQS trong trường hợp này là quy định mở căn cứ trên tính đặc thù của Quân đội do Chánh án TAQS Trung ương quyết định.
Nghiên cứu các quy định áp dụng để xác định TQXX theo lãnh thổ khi tội phạm thực hiện ngoài lãnh thổ nước ta đối với các TAQS, chúng tôi cho rằng các quy định này là phù hợp với thực tiễn hoạt động của Quân đội và TAQS. Thực tiễn xét xử cho thấy trong trường hợp nêu trên, thì vụ án thường được giao cho TAQS nơi địa bàn đóng quân của đơn vị quản lý bị cáo hoặc đơn vị bị gây thiệt hại xét xử. Chúng tơi cho rằng, thực tiễn trên là có cơ sở và hồn tồn có thể chấp nhận được. Vấn đề này cần phải được quy định rõ để đảm bảo áp dụng thống nhất trong cơ quan pháp luật trong Quân đội nói chung và các TAQS nói riêng. Tuy nhiên, với quy định trên thì Chánh án TAQS Trung ương rất khó bao quát hết các vụ án đang ở giai đoạn xét xử khác nhau. Mặc khác, cũng chưa có một cơ chế hữu hiệu để ý kiến
42
Khoản 2 Điều 171 BLTTHS năm 2003.
43
của Chánh án TAQS Trung ương lại có hiệu lực bắt buộc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng khác ở các giai đoạn tố tụng trước xét xử.