Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 75 - 83)

2.3. Thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

2.3.2. Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử

của Tòa án quân sự và nguyên nhân

2.3.2.1. Một số tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

Thực tiễn xét xử của các TAQS vừa qua cho thấy, trong quá trình áp dụng các quy định của Pháp luật về TQXX chung và nhất là Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT ngày 18 tháng 5 năm 2005 về TQXX của TAQS còn bộc lộ một số

tồn tại, vướng mắc sau:

- Thứ nhất, xác định không đúng TQXX của TAQS về đối tượng phạm tội và tội phạm. Mặc dù, Thông tư số 01/2005 hướng dẫn về TQXX của TAQS đã giải thích thế nào là hành vi liên quan đến bí mật quân sự và thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội. Tuy nhiên, trên thực tế những trường hợp quân nhân bị vu khống (tức gây thiệt hại đến nhân phẩm, danh dự), bị gây thương tích (gây thiệt hại cho sức khoẻ)... thường không được các cơ quan pháp luật dân sự coi là gây thiệt hại cho Quân đội. Do đó, các cơ quan dân sự đã khơng chuyển các vụ án đó cho các cơ quan pháp luật Quân đội để xử lý theo thẩm quyền. Mặc khác, có những vụ án các TAQS đã xét xử theo đúng thẩm quyền, nhưng dư luận vẫn cho rằng như vậy là trái pháp luật, là bao che, là khơng bảo đảm sự bình đẳng của cơng dân trước pháp luật. Điều này xuất phát từ việc nhận thức và đánh giá của các Cơ quan tiến hành tố tụng. Bởi lẽ, hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về hành vi liên quan đến bí mật quân sự và thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội.

Trên thực tế, theo kết quả khảo sát của TAQS Trung ương, có nhiều vụ án, người phạm tội gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của

quân nhân, công chức, cơng nhân quốc phịng, đáng lẽ thuộc TQXX của TAQS, nhưng lại được các TAND xét xử. Trong số đó, cũng có những vụ án đã được kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm để tiến hành tố tụng lại theo đúng TQXX; nhưng phần lớn các vụ án còn lại vẫn chưa được giải quyết theo đúng pháp luật.

Ngược lại, cũng có những trường hợp do nhận thức không đúng thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội, cho nên cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội đã xác định sai TQXX. Có vụ án đáng lẽ thuộc TQXX của TAND, nhưng Viện kiểm sát quân sự lại truy tố ra trước TAQS. Vì vậy, TAQSs đã chuyển cho TANND xét xử.

- Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp về TQXX giữa TAND và TAQS. Theo quy định của Điều 175 BLTTHS, thì việc tranh chấp TQXX giữa TAQS và TAND do Chánh án TAND tối cao quyết định. Đồng thời theo quy định của Điều 174 BLTTHS thì trong bất kỳ trường hợp nào, nếu vụ án thuộc TQXX của TAQS thì phải chuyển vụ án theo đúng TQXX. Thế nhưng, cho đến nay, chưa có một cơ chế hữu hiệu để giúp Chánh án thực hiện thẩm quyền đó. Trong khi hoạt động giám đốc xét xử của Toà chuyên trách, TAND tối cao chưa bao trùm hết hoạt động xét xử của các TAND cấp dưới nên chưa phát hiện hết những vụ án xét xử sai thẩm quyền. Có trường hợp phát hiện được nhưng cho rằng không cần thiết trong khi mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan pháp luật trong và ngoài Quân đội chưa được duy trì đầy đủ và thường xuyên…

- Thứ ba, hệ thống TAQS hiện nay được tổ chức theo 3 cấp. Gồm có: TAQS Trung ương, TAQS cấp quân khu và tương đương, TAQS khu vực. Các TAQS tương đương được hiểu là TAQS quân khu Quân chủng Hải quân. Theo pháp lệnh TAQS Hải quân bao gồm: một TAQS quân khu Quân chủng Hải quân và hai TAQS khu vực Quân chủng Hải quân. Tổ chức, hoạt động cũng như thẩm quyền của TAQS Quân chủng Hải quân dựa trên Pháp lệnh tổ chức TAQS, Thông tư liên tịch số 01/2005 và Quy chế hoạt động của ngành. Các TAQS được thành lập năm 1993, với những quy định mang tính đặc thù của Qn đội, chính do đó, TQXX của TAQS Quân chủng Hải quân không dựa trên các quy định chung của pháp luật nước ta. Có nghĩa là, trong chừng mực nào đó, các TAQS Quân chủng Hải quân đã vi phạm các nguyên tắc chung được xác định trong BLTTHS. Cụ thể, các TAQS Quân chủng Hải quân đã không tuân thủ các quy định về TQXX theo lãnh thổ đã được quy định trong BLTTHS (vấn đề này đã được làm rõ ở Chương 2 trong phần thẩm quyền chung về lãnh thổ của TAQS).

Quá trình hoạt động pháp luật của các TAQS Quân chủng Hải quân trong thời gian qua được đánh giá cao. Việc xét xử của các TAQS Quân chủng Hải quân

đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, khơng có trường hợp nào xét xử oan người vô tội. Mặc dù như thế, nhưng hiện nay với lý do các TAQS Quân chủng Hải quân chưa tuân thủ các nguyên tắc chung về TQXX nên có nhiều ý kiến đặt ra về tính pháp lý của các bản án mà các TAQS Quân chủng Hải quân ban hành, cũng như việc chấp hành các nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng đã được quy định trong BLTTHS như thế nào. Cũng có quan điểm nên giải thể các TAQS Quân chủng Hải quân để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. Điều này đã ảnh hưởng phần nào đến quá trình hoạt động cũng như tâm lý của cán bộ ngành TAQS Quân chủng Hải quân.

- Thứ tư, trong những năm gần đây, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp. Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, đặc biệt là hoạt động khủng bố xảy ra ở nhiều nơi. Với chiêu bài bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo, thực hiện dân chủ…bằng chiến lược diễn biến hịa bình với nhiều thủ đoạn tinh vi, các thế lực thù địch vẫn tập trung chống phá nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam, việc phát triển hoàn thiện khung pháp luật cho nhiệm vụ quốc phịng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo vững chắc cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là vấn đề đặt lên hàng đầu. Luật Quốc phịng được thơng qua trong

đó xác định: “Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành

lệnh thiết quân luật do Tòa án quân sự đảm nhiệm”49. Mặc dù đã được quy định chi

tiết như vậy, nhưng hiện nay, hệ thống pháp luật liên quan đến TQXX của TAQS vẫn chưa tạo được khung pháp lý đáp ứng với quy định trên. Sự chưa đồng bộ trong các văn bản pháp luật của nhà nước, cụ thể trong trường hợp này đã làm giảm đi tính đặc thù của Quân đội cũng như của các TAQS. Do đó, cần phải bổ sung TQXX của các TAQS trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật mới đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật đồng thời tạo cơ sở pháp lý để áp dụng trong trường hợp cần thiết.

2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn thực hiện thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự

Những hạn chế, bất cập, nhất là những tranh chấp trong áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về TQXX của TAQS, xảy ra trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua nghiên cứu, chúng tơi thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

- Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự chưa thật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động của Quân đội, của tổ chức TAQS và mối quan

49

hệ giữa TAQS với TAND. Vấn đề quan trọng là các quy định của pháp luật về TQXX của TAQS không chỉ để các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội thực hiện, mà còn để cho các cơ quan khác chấp hành, nhất là các trường hợp có tranh chấp. Qua khảo sát của chúng tơi, thì đại đa số các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự không lưu tâm nhiều đến Pháp lệnh tổ chức TAQS; tuyệt đại đa số những người tiến hành tố tụng chưa nghiên cứu Pháp lệnh tổ chức TAQS. Vì vậy, việc vi phạm TQXX là khó tránh khỏi.

- Hướng dẫn của các cơ quan chức năng về áp dụng các quy định của pháp luật về TQXX của TAQS chưa đầy đủ. Hiện nay, ở cấp Trung ương mới có một văn bản duy nhất là Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 18 tháng 4 năm 2005, thay thế Thông tư liên ngành số 01/TTLN năm 1994. Các cơ quan pháp luật trong Qn đội cũng ít có những quy định liên ngành hướng dẫn về quan hệ tố tụng hình sự giữa các cơ quan này trong điều tra, truy tố và xét xử.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định, phát hiện, xử lý các vụ án có sự dấp dính về TQXX chưa thật tốt. Phải nói rằng, trên thực tế chỉ có số ít vụ án được khởi tố điều tra sai TQXX được cơ quan tiến hành tố tụng dân sự tự chuyển cho cơ quan pháp luật trong Qn đội nếu khơng có sự phát hiện và yêu cầu của các cơ quan này. Mặc khác, các cơ quan pháp luật Quân đội, đặc biệt là Cơ quan điều tra hình sự Quân đội, các Viện kiểm sát quân sự ở cấp thứ 2 và thứ 3 chưa có các biện pháp thích hợp để phát hiện sớm các vi phạm, giúp cho việc áp dụng đúng đắn, thống nhất pháp luật về TQXX.

Tóm lại, các cơ quan tư pháp trong Quân đội nói chung, các TAQS nói riêng đã hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Việc giao cho TAQS xét xử các đối tượng thuộc khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh không phụ thuộc vào việc họ phạm tội gì, ở đâu và những người phạm tội liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Qn đội đã góp phần tích cực bảo vệ kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Việc xét xử được thực hiện đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không làm oan người vô tội; đảm bảo cơng bằng, bình đẳng giữa quân nhân và người ngoài Quân đội. Việc xét xử của các TAQS được nhân dân đồng tình; ít gây ra bức xúc trong xã hội, khiếu nại kéo dài… Những bất cập, hạn chế, vướng mắc không phải xuất phát từ chính các quy định của pháp luật về TQXX, mà xuất phát từ nhận thức và áp dụng thiếu thống nhất các quy định đó trên thực tế.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP

3.1 Mục tiêu và ý nghĩa của việc hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Trong những năm gần đây, cùng với chủ trương đổi mới kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề cải cách tư pháp. Nghị quyết TW 8 khóa VII, Nghị quyết TW 3 và Nghị quyết TW 7 khóa VIII đã từng bước đi vào cuộc sống. Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,

cơng nghệ là nhiệm vụ “giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội, bảo vệ

vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia”, trong đó vai

trị của cơ quan tư pháp cần phải được củng cố và tăng cường. Đại hội đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền là Nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, trân trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Căn cứ vào đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, Đảng đề ra nhiệm vụ cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Ngày 02 tháng 01 năm 2002, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08/NQ-TW về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Tiếp sau đó là Nghị quyết 49/NQ- TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp

đến năm 2020. Mục tiêu mà Nghị quyết 49 đề ra là: “xây dựng một nền tư pháp

trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phực vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”50.

Nhằm thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết số 49 đã đề ra, thì một trong những

nhiệm vụ trọng tâm là phải tổ chức lại hệ thống Tịa án đó là: “tổ chức Tịa án theo

thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tịa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa Thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, triển khai án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành

50

lập Tòa khu vực, đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành”, và “Nghiên cứu xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo hướng Tòa án quân sự chủ yếu xét xử các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm qn nhân, các tội có liên quan đến bí mật quân sự…”51. Do đó, việc

nghiên cứu để hoàn thiện TQXX của TAQS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp là vấn đề cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, việc nghiên cứu hoàn thiện TQXX của TAQS nhằm đạt được những mục tiêu sau:

- Thứ nhất, phải khẳng định tính đúng đắn, sự phù hợp với thực tiễn, đặc thù tổ chức, hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam.

- Thứ hai, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về TQXX của TAQS và thực tiễn áp dụng.

- Thứ ba, trên cơ sở những hạn chế, bất cập đã được làm rõ, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện TQXX vụ án hình sự của TAQS.

Việc nghiên cứu để hồn thiện TQXX của TAQS có ý nghĩa rất lớn đối với việc hoàn thiện Luật tổ chức TAND, Pháp lệnh tổ chức TAQS và BLTTHS. Bởi lẽ, kết quả nghiên cứu giúp cho việc xây dựng Dự án sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức TAND, Pháp lệnh tổ chức TAQS và BLTTHS về TQXX của TAQS nhằm:

- Thứ nhất, đồng bộ các quy định của pháp luật về TQXX các vụ án hình sự của TAQS.

- Thứ hai, nâng cao hiệu quả giải quyết án hình sự trong ngành TAQS vì TAQS có điều kiện thuận lợi trong việc điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ nên thời gian giải quyết vụ án sẽ nhanh hơn, đảm bảo chất lượng hơn TAND; tận dụng được con người và cơ sở vật chất hiện có của các TAQS; đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng trong Quân đội.

- Thứ ba, bảo vệ hiệu quả quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan, đơn vị Quân đội, của các quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và các cá nhân, tổ chức khác; làm giảm thiểu các khiếu nại, bức xúc trong nhân dân, nâng cao uy tín

Một phần của tài liệu Thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự trong tố tụng hình sự việt nam (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)