TAQS được xác định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc hệ thống TAND, được tổ chức trong Quân đội. Là hệ thống Tòa án hoạt động trong Quân đội – một tổ chức chiến đấu, có chức năng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa – nên có yêu cầu hành động thống nhất, khẩn trương, yêu cầu về kỷ luật rất cao, chế độ quản lý chặt chẽ khác hẳn với các tổ chức xã hội khác. Vì vậy, khách thể mà TAQS bảo vệ cũng có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của Quân đội. Như vậy, ngoài các khách thể chung mà TAND và TAQS phải bảo vệ thì TAQS cịn phải bảo vệ những khách thể riêng của mình. Các khách thể riêng đó phản ánh tính chất đặc thù của Quân đội và do đó, pháp luật nước ta xác định TQXX theo đối tượng của TAQS cũng dựa trên các khách thể riêng mang tính đặc thù đó. Có thể nói, TQXX theo đối tượng mà pháp luật quy định là một thẩm quyền mang tính đặc trưng của TAQS trong hệ thống TAND.
TQXX theo đối tượng của TAQS được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh tổ chức TAQS. Theo đó, các TAQS có TQXX những vụ án hình sự mà bị cáo là:
- Quân nhân tại ngũ, công chức, cơng nhân quốc phịng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị Quân đội trực tiếp quản lý;
- Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội”.
Để áp dụng thống nhất quy định trên, TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an ban hành Thông tư liên tịch số 01/2005/ TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA hướng dẫn về TQXX của TAQS:
Đối tượng thuộc TQXX của TAQS theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức TAQS được xác định chi tiết là:
- Quân nhân tại ngũ bao gồm là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Cơng chức quốc phịng bao gồm những cơng dân được tuyển dụng và phục vụ trong Quân đội hoặc từ sĩ quan chuyển sang và do các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội trực tiếp quản lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Cơng chức quốc phịng bao gồm:
+ Những công dân được tuyển dụng thuộc biên chế của các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội;
+ Những cơng dân có hợp đồng khơng xác định thời hạn trong các đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, nếu họ phạm tội khi đang thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo hợp đồng;
- Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu theo quy định của pháp luật về lực lượng dự bị động viên;
- Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ;
- Những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị Quân đội trực tiếp quản lý bao gồm những công dân do nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do nhiệm vụ quân sự khác được các đơn vị Quân đội trưng tập và trực tiếp
quản lý họ để đáp ứng các nhu cầu đó.
Các đối tượng trên được xem là các đối tượng có nhân thân liên quan đến Quân đội (các đối tượng do Quân đội quản lý). Do đó, các đối tượng trên khi phạm vào bất kỳ tội gì đã được quy định trong BLHS và phạm tội ở bất kỳ nơi đâu đều thuộc về TQXX của TAQS.
Các đối tượng phạm tội khác. Đây được xem là những đối tượng có nhân thân không liên quan đến Quân đội khi xác định TQXX thuộc về TAND hay TAQS phải căn cứ vào tính chất tội phạm mà họ thực hiện. Có nghĩa là, các đối tượng phạm tội không thuộc khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh tổ chức TAQS thì xem xét vào tội phạm mà họ thực hiện có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội khơng.
Vấn đề liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội, trước đây cịn có nhiều cách hiểu chưa thống nhất. Trước những quan điểm khác nhau về
vấn đề thế nào là gây thiệt hại cho Quân đội, các cơ quan có thẩm quyền đã có Thơng tư hướng dẫn cụ thể như sau:
Bí mật quân sự là bí mật của Qn đội, bí mật về an ninh quốc phịng được xác định là bí mật quân sự và được quy định trong các văn bản do các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành. Danh mục bí mật quân sự được Nhà nước xác định
rất đa dạng như: địa điểm đóng quân, phiên hiệu đơn vị, mật danh đơn vị, những số liệu về quân số, vũ khí, trang bị, phương tiện quân sự, các tài liệu liên quan đến kế hoạch tác chiến, tình báo quân sự, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, chất lượng đội ngũ cán bộ…
Gây thiệt hại cho Quân đội là gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội. Tài sản của Quân đội là tài sản do Quân đội quản lý, sử dụng, kể cả trường hợp Quân đội đó giao tài sản đó cho dân quân, tự vệ hoặc bất kỳ người nào khác quản lý, sử dụng để chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc thực hiện nhiệm vụ quân sự. Cũng được coi là gây thiệt hại cho Quân đội trong trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù trong nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam do Quân đội quản lý mà lại tiếp tục phạm tội37.
Đối với những người khơng cịn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào Quân đội thì TAQS xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do TAND xét xử.
Việc tính thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời gian phục vụ trong Quân đội được áp dụng đối với những người phạm tội khơng cịn phục vụ trong Quân đội nhưng phát hiện tội phạm của họ được thục hiện trong thời gian phục vụ Quân đội hoặc đối với những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện tội phạm của họ được thực hiện trước khi vào Quân đội. Đây là căn cứ để xác định đối tượng phạm tội thuộc vào quy định tại khoản 1 điều 3 hay khoản 2 điều 3 của Pháp lệnh tổ chức TAQS nhằm giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xem xét vụ án có thuộc TQXX của các cơ quan tiến hành tố tụng trong Quân đội. Việc tính thời điểm
37
Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA ngày 18 tháng 4 năm 2005 của TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn về TQXX của TAQS.
bắt đầu và thời điểm kết thúc thời gian phục vụ trong Quân đội được thực hiện như sau:
“a) Thời điểm bắt đầu thời gian phục vụ Quân đội được tính từ:
a.1. Thời điểm đơn vị Quân đội nhận bàn giao quân từ Ban chỉ huy quân sự địa phương;
a.2. Thời điểm đã đăng ký tại nơi tuyển dụng làm nhiệm vụ quân sự, nơi tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, nơi tập trung làm nhiệm vụ quân sự và chịu sự quản lý trực tiếp của các đơn vị Quân đội;
a.3. Thời điểm có mặt tại đơn vị, doanh nghiệp Quân đội để thực hiện hợp đồng lao động.
b) Thời gian phục vụ trong Quân đội được kết thúc vào:
b.1. Thời điểm nhận quyết định ra quân trong các trường hợp quân nhân phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, thôi việc, về hưu, nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc theo các chế độ, chính sách xã hội khác.
Trường hợp chiến sĩ xuất ngũ đúng thời hạn mà đơn vị tổ chức cho ra quân thì thời gian phục vụ trong Quân đội được kết thúc vào thời điểm đơn vị bàn giao cho Ban chỉ huy quân sự địa phương;
b.2. Thời điểm cắt quân số được ghi trong quyết định cắt quân số hoặc thời điểm ra quyết định cắt qn số, nếu trong quyết định đó khơng ghi ngày cắt quân số đối với trường hợp đào ngũ;
b.3. Thời điểm tước danh hiệu quân nhân của đơn vị Quân đội có thẩm quyền có hiệu lực đối với trường hợp vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật;
b.4. Thời điểm kết thúc thời hạn tập trung huấn luyện, diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, tình trạng sẵn sàng chiến đấu, phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu;
b.5. Thời điểm hết hạn tập trung làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị Quân đội trực tiếp quản lý trong trường hợp khơng có quyết định của cơ quan qn sự có thẩm quyền về việc kéo dài thời hạn này;
b.6. Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động”.38
38
Trên đây là TQXX chung về đối tượng mà TAQS cấp nào cũng phải căn cứ vào để xác định vụ án có thuộc TQXX của mình khơng. Quy định cho các đối tượng thuộc Điều 3 Pháp lệnh thuộc TQXX của TAQS là hồn tồn hợp lý và có cơ sở. Điều này xuất phát từ lý do, khách thể quan trọng nhất mà các TAQS phải tập trung bảo vệ là kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Sức mạnh chiến đấu là sức mạnh tổng hợp bao gồm: Lực lượng thường trực đang phục vụ Quân đội, lực lượng dự bị động viên, trang bị vũ khí, phương tiện kỷ thuật quân sự, cở sở vật chất đảm bảo cho Quân đội chiến đấu; chiến thuật, kỷ thuật, trình độ chỉ huy, bản lĩnh chính trị; các yếu tố về tâm lý, thể chất của người lính… Bên cạnh đó, Qn đội cịn là tổ chức chiến đấu chặt chẽ, có cơ chế chỉ huy tập trung thống nhất để ứng phó với mọi hồn cảnh; rất khẩn trương, cơ động nhanh trong chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Tổ chức Quân đội gồm nhiều đơn vị từ các lực lượng thường trực như quân, binh chủng đóng quân trên khắp mọi miền đất nước, ở biên giới, hải đảo xa xôi, vùng sâu, vùng xa, vùng cách biệt với dân cư và chính quyền địa phương. Mặc khác, yếu tố bí mật qn sự địi hỏi rất cao, quyết định đến sự thành bại của một chiến lược, chiến thuật quân sự và cao hơn nữa là sự tồn vong của Tổ quốc. Chính do đó, TQXX của các TAQS được quy định như Điều 3 là có căn cứ hợp lý.