1.5. Lịch sử thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự ở Việt Nam qua các thời kỳ
1.5.1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm
- Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2003.
1.5.1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1960 năm 1960
Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á.
Chỉ mười ba ngày sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 13 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 13C/SL thành lập các TAQS trong phạm vi cả nước. Sự ra đời của các TAQS trong thời kỳ này đã góp phần đáp ứng yêu cầu bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, bảo vệ nền độc lập dân tộc, an ninh chính trị và trật tự xã hội
trước thù trong giặc ngồi. Theo Sắc lệnh 13C/SL thì: “Tịa án qn sự sẽ xử tất cả
các người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trừ khi phạm nhân là binh sĩ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo đạo luật”34.
Sắc lệnh số 13C/SL thành lập các TAQS là một trong những Sắc lệnh đầu tiên của Chính phủ lâm thời và là căn cứ cho việc tổ chức các TAQS cách mạng của chính quyền dân chủ nhân dân. Trước khi ban hành Sắc lệnh này, việc xử lý những người vi phạm các quy định của Chính phủ lâm thời được giao cho lực lượng giải phóng quân căn cứ vào quân luật xét xử. Từ khi ban hành Sắc lệnh số 13C/SL thì việc xử lý những người vi phạm pháp luật đã có một cơ quan của Chính phủ giải quyết, đó chính là các TAQS. Ở thời điểm này TAQS là cơ quan xét xử duy nhất, trừng trị kịp thời những phần tử phản cách mạng ngoan cố chống lại chính quyền của nhân dân, đồng thời răn đe những người có hành vi vi phạm pháp luật; đảm bảo cho các Sắc lệnh, quy định của Chính phủ đã được ban hành phải được thực hiện nghiêm chỉnh.
Để kịp thời ngăn chặn những hành động vi phạm, ngày 25 tháng 3 năm 1946 Chính phủ ra Sắc lệnh số 34/NV quy định tổ chức Bộ Quốc Phòng. Điều 14 của Sắc
lệnh quy định: “Qn pháp Cục có nhiệm vụ tổ chức các Tịa án Binh và các Tòa
án quân sự”. Ngày 22 tháng 5 năm 1946 Chính phủ ra Sắc lệnh số 71/SL ấn định
quy tắc tổ chức Quân đội quốc gia gồm 62 điều. Sắc lệnh số 71 chính là cơ sở pháp lý để hình thành các Tịa án Binh. Điều này đã đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra là
34
kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm đến sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
Ngày 23 tháng 8 năm 1946 Chính phủ ra Sắc lệnh 163/SL thành lập Tịa án
Binh lâm thời: “Trong khi chờ đợi Sắc lệnh tổ chức Tịa án Binh chính thức được
ban hành, nay lập một Tòa án Binh lâm thời, trụ sở đặt ở Hà Nội”. Theo Sắc lệnh
thì Tịa án Binh lâm thời có TQXX các qn nhân và thường dân phạm bất cứ tội gì gây thiệt hại cho Quân đội được quy định trong luật hình chung và các tội được quy định trong Điều thứ 7 Sắc lệnh 163, TQXX cụ thể như sau:
- Thẩm quyền xét xử về đối tượng:
+ Các quân nhân phạm bất kỳ tội gì, trừ những tội vi cảnh thuộc TQXX của Tòa án tư pháp và những thường tội thuộc quyền nghị phạt của các cấp chỉ huy Quân đội;
+ Nhân viên các chuyên ngành chuyên môn trong Quân đội, những người làm cho Quân đội như công nhân, chủ thầu, khi phạm pháp có liên can đến Quân đội;
+ Những người thuộc bất cứ hạn nào mà phạm pháp ở các đồn trại; quân y viện, nhà đề lao binh hoặc một cơ quan nào của Quân đội, hoặc phạm pháp gây thiệt hại đến Quân đội.
- Thẩm quyền xét xử về tội:
+ Vì cẩu thả trong cơng vụ mà để xảy ra sự gì thiệt hại đến nhân dân hoặc bộ đội.
+ Đánh mất súng đạn giao cho hoặc bán quần áo, súng đạn. + Cờ bạc, hút thuốc phiện.
+ Kháng lệnh, hành hung cấp trên. + Đào ngũ.
+ Đầu hàng địch.
+ Tự ý rút lui trước qn địch khơng có cớ chính đáng.
+ Tự ý phá hủy cơ quan hoặc vũ khí khơng có chỉ thị của cấp trên hoặc không phải trong trường hợp bất đắc dĩ.
+ Lạm quyền uy hiếp các cơ quan hoặc nhân viên trong các ngành khác của Chính phủ.
+ Tuyên truyền để chia rẽ nội bộ. + Phá hoại việc quốc phịng.
+ Thơng với địch…
Sự ra đời của các Tòa án Binh lâm thời phản ánh sự phát triển của các TAQS. Sắc lệnh thành lập các Tòa án Binh lâm thời là cơ sở pháp lý hình thành các Tịa án Binh cũng như các TAQS sau này phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng và yêu cầu chiến đấu, xây dựng của Quân đội.
Chiến tranh ngày càng lan rộng và ác liệt, chiến trường chia cắt, giao thông liên lạc khó khăn. Hoạt động của Tịa án Binh lâm thời không đáp ứng yêu cầu xét xử kịp thời các vụ án xảy ra trong toàn quân, trong khi tội phạm xâm phạm đến sức mạnh chiến đấu của Quân đội xảy ra nhiều và đa dạng hơn. Yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm phải kịp thời, nhất là tại khu vực có chiến sự do yêu cầu chiến đấu rất khẩn trương. Việc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu phải nghiêm túc, sáng tạo để tạo nên sức mạnh tổng hợp, giành chiến thắng. Vì thế, Bộ Quốc phịng, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư Pháp căn cứ vào Điều 7 Sắc lệnh số 163 ra các Thông tư liên bộ số 11 ngày 26 tháng 12 năm 1946; số 31 ngày 16 tháng 2 năm 1947 và số 60 ngày 28 tháng 5 năm 1947 quy định tổ chức và thẩm quyền của các Tòa án Binh tại mặt trận. Theo quy định của các Thơng tư này thì các Tịa án Binh tại mặt trận chỉ có TQXX những người phạm tội quả tang (bao gồm quân nhân và dân thường) trong khu vực đang tác chiến về những loại tội: phản quốc, gián điệp, cướp bóc, nhũng nhiễu dân chúng35. Cũng theo quy định của các văn bản này thì các Tịa án Binh tại mặt trận có TQXX sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, có nghĩa là các bản án của Tịa án Binh tại mặt trận sau khi tuyên được đem thi hành ngay, kể cả án tử hình.
Theo quy định của pháp luật, cấp trung đồn trưởng trở lên có quyền lập ra Tịa án để xét xử, nhưng từ cấp trung đoàn trưởng trở lên vi phạm thì chưa có Tịa án nào giải quyết. Do đó, ngày 25 tháng 4 năm 1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 45/SL thành lập Tòa án Binh tối cao. Theo đó, Tịa án Binh tối cao có TQXX các quân nhân từ cấp trung đoàn trưởng trở lên và các quân nhân thuộc cơ quan Trung ương phạm vào các tội đã được quy định ở hình luật chung và những tội có tính cách nhà binh được quy định ở Điều 7 Sắc lệnh số 163.
Ngày 5 tháng 7 năm 1947 Chính phủ ra Sắc lệnh số 59/SL thành lập Tòa án Binh Khu Trung ương được đặt tại Bộ Quốc Phòng và một nhân viên Bộ tổng chỉ huy làm Hội thẩm, một lục sự. Tòa án Binh Khu Trung ương có TQXX các nhân viên phạm pháp thuộc các cơ quan của Bộ Quốc phòng và Bộ tổng chỉ huy, kể cả
35
Tòa án quân sự Trung ương (1997), Lịch sử ngành Tòa án quân sự Việt Nam (1945-1995), Nhà xuất bản
các Trung đoàn trưởng trở lên phạm pháp trong địa bàn khu Trung ương36. Sắc lệnh số 59 quy định hủy bỏ Điều 3 của Sắc lệnh số 45/SL ngày 25 tháng 4 năm 1947. Căn cứ vào điều luật này thì từ khi Sắc lệnh Tịa án Binh Khu Trung ương có hiệu lực, Tịa án Binh tối cao chỉ xét xử các quân nhân từ Trung đoàn trưởng trở lên.
Ngày 16 tháng 12 năm 1947, Chính phủ ra Sắc lệnh số 19 thành lập các Tòa án Binh Khu. Theo quy định của Sắc lệnh, ở mỗi khu sẽ thành lập một Tòa án Binh, nhưng xét nếu cần, Bộ trưởng Quốc phịng có thể ký nghị định lập thêm trong khu một hay nhiều Tòa án Binh ở những nơi Quân đội đóng. Tịa án Binh Khu có TQXX những quân nhân phạm vào một hay nhiều tội định ở hình luật chung, một hay nhiều tội có tính cách nhà binh được quy định tại Điều 7 Sắc lệnh số 163 ngày
23 tháng 8 năm 1946. Sắc lệnh còn quy định: “Nếu trong một vụ phạm pháp có cả
quân nhân, cả dân thường, việc ấy sẽ do Tòa án Binh hoặc Tòa án quân sự xét xử tùy theo trường hợp về tính cách việc phạm pháp”. Đặc biệt trong Sắc lệnh này
thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định và quy định lại, theo đó, TQXX về lãnh thổ được quy định cho phù hợp với tổ chức của các khu vực được Chính phủ quy định. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, các Tòa án Binh tại mặt trận, các Tòa án Binh Khu, các Tòa án Binh tối cao, các Tòa án Binh Khu Trung ương đã được thành lập. Điều này đã đánh dấu bước phát triển rất quan trọng của cơ quan bảo vệ pháp luật trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và chiến đấu của các đơn vị, địa phương trong cả nước. Các Tòa án Binh được thành lập gồm ba cấp: Tòa án Binh tối cao, Tòa án Binh Khu và các Tòa án Binh tại mặt trận. Các Tịa án Binh này khơng phải là cơ quan xét xử thường trực, chuyên trách mà chỉ được thành lập khi có vụ việc xảy ra khi có quyết định của người chỉ huy có thẩm quyền. Hệ thống Tòa án Binh được tổ chức theo các văn bản pháp luật trên được duy trì cho đến khi ban hành Luật Tổ chức TAND năm 1960.
Trong hồn cảnh kháng chiến khó khăn, các Tịa án Binh đã có những kết quả và đóng góp to lớn để bảo vệ thành quả cách mạng, cũng cố và tăng cường sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đất nước, Nhà nước thành lập các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa đầy đủ và đồng bộ. Pháp luật ban hành chưa đầy đủ, cán bộ Tòa án phần lớn là kiêm nhiệm, thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm xét xử nên chất lượng xét xử còn hạn chế và bọc lộ nhiều hạn chế trong hoạt động thực hiện TQXX của mình:
36
Tòa án quân sự Trung ương (1997), Lịch sử ngành Tòa án quân sự Việt Nam (1945-1995), Nhà xuất bản
- Một số Tòa án chưa nắm vững TQXX, có vụ lẽ ra thuộc thẩm quyền của Tòa án Binh Khu nhưng Tòa án Binh tại mặt trận xét xử .
- Một số Tòa án Binh tại mặt trận xét xử cả những người phạm tội không phải trong trường hợp phạm tội quả tang ở địa điểm đang tác chiến. Có vụ đúng ra thuộc thẩm quyền của TAQS nhưng Tòa án Binh lại xét xử và ngược lại.
- Chánh án Tòa án Binh đồng thời là người chỉ huy các đơn vị, nên chưa nắm vững các quy định của pháp luật về TQXX. Do đó, cịn nhầm lẫn giữa thẩm quyền về xử lý kỷ luật hình chính với thẩm quyền xử lý về hình sự.
1.5.2. Thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1986
Trong giai đoạn trước năm 1960, các Tòa án Binh được đánh giá là giữ vững và phát triển lên một bước nên hiệu quả hoạt động ngày càng cao góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, để tăng cường hệ thống chuyên chính, xây dựng nền pháp chế dân chủ nhân
dân, các cơ quan tư pháp được tổ chức lại. Hiến pháp năm 1959 quy định: “Tòa án
nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong hệ thống Tòa án nhân dân”. Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức
TAND năm 1960 là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các TAQS trong thời kỳ mới, khẳng định rõ chức năng, vị trí, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức riêng. Có thể nói, Hiến pháp năm 1959 đã đánh dấu một bước phát triển mới về chất trong tổ chức và hoạt động của Tòa án Binh.
Thi hành Hiến pháp và luật đã ban hành, cuối năm 1960, Tổng Quân ủy quyết định tổ chức hai ngành: TAQS và Viện kiểm sát quân sự thay cho hệ thống qn pháp – Tịa án Binh trước đó. Theo đó, các TAQS thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng theo các nguyên tắc mà Hiến pháp và Luật tổ chức TAND đã quy định. Hoạt động điều tra, công tố trong Quân đội do các ngành bảo vệ, kiểm sát quân sự đảm nhiệm.
Giai đoạn này, hệ thống TAQS trong Quân đội được thành lập ở hai cấp, bao gồm: TAQS Trung ương xuống các quân khu, Quân chủng, binh chủng, sư đoàn, lữ đoàn trực thuộc xét cần thiết và ở những nơi cần thiết lập Tòa án cấp tương đương. TAQS Trung ương được thành lập để thay thế Cục quân pháp đảm nhiệm công tác xét xử và cơng tác hành chính tư pháp. Tịa án Binh Khu khơng cịn gọi là Tịa án Binh như trước mà gọi là TAQS. TAQS quân khu có TQXX giống như các Tịa án
Binh Khu trước đây. Riêng các Tịa án Qn chủng và tương đương có TQXX các vụ án hình sự xảy ra ở các đơn vị trực thuộc Quân chủng, binh chủng đó.
Các TAQS ở miền Bắc có TQXX theo một trình tự sơ thẩm đồng thời chung thẩm và có quyền xử phạt đến tử hình. Bản án sau khi tuyên có hiệu lực thi hành ngay trừ trường hợp bị cáo có đơn xin ân giảm án tử hình.
Ở miền Nam trước tháng 6 năm 1968, TAQS chưa được tổ chức (trừ TAQS Đoàn 559, TAQS tại mặt trận B5 được thành lập từ miền Bắc). Theo chỉ thị số 51/H ngày 12 tháng 6 năm 1968, TAQS cách mạng có TQXX những kẻ trong và ngoài Quân đội hoạt động phá hoại các lực lượng vũ trang, phá hoại nền an ninh quốc phòng và những quân nhân vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Quân đội, các chính sách của Đảng của mặt trận. TQXX của các TAQS cách mạng cũng được quy định rõ. TAQS Miền được xét xử các bị can là cán bộ tiểu đồn bậc phó và nhân viên tương đương trở lên. TAQS cách mạng quân khu được xét xử các bị can là cán bộ đại đội bậc trưởng và nhân viên tương đương trở xuống. Riêng TAQS quân khu 5 được xử các bị can là cán bộ tiểu đoàn bậc trưởng và nhân viên tương đương trở xuống.
Các TAQS ở miền Nam được thành lập chưa phải là một tổ chức chuyên trách, mà chỉ lập ra khi có yêu cầu xét xử vụ án. Cũng như các TAQS ở miền Bắc, các TAQS cách mạng miền Nam xét xử một cấp sơ thẩm đồng thời là chung thẩm. Các bản án sau khi được tuyên thi hành ngay. Án tử hình sẽ được thi hành nếu sau khi tuyên 15 ngày khơng có khiếu nại hoặc kháng nghị.
Căn cứ vào thông tư hướng dẫn hoạt động xét xử của TAQS tại mặt trận của Cục chính trị quân giải phóng thì thẩm quyền của TAQS được mở rộng hơn. Theo
đó, TAQS có thẩm quyền: “xét xử bọn nội gián gián điệp – biệt kích thám báo, bọn
chiến tranh tâm lý, tề điệp ác ôn đã gây nguy hại cho lực lượng vũ trang, khi giải phóng các địa phương, thị trấn, thị xã nếu lúc đầu còn đặt dưới chế độ quân quản, thiết quân luật thì có thể xử cả bọn phản cách mạng và những việc vi phạm ngoài Quân đội”.
Năm 1976, về mặt Nhà nước hai miền Nam, Bắc thống nhất thành một Nhà