Mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 93 - 141)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực

3.2.3.1. Ngành nông - lâm nghiệp

- Phấn đấu nhịp độ tăng trƣởng giá trị sản lƣợng nông nghiệp 8,5%/năm, trong đó trồng trọt tăng 7%, chăn nuôi tăng 11,8%. Giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp năm 2015 tăng gấp 1,92 lần năm 2005.

- Cơ cấu nông nghiệp đến năm 2015: Trồng trọt 70%, chăn nuôi 27%, dịch vụ nông nghiệp là 3%. Trong ngành trồng trọt, giảm tỷ trọng cây lƣơng thực từ 63,8% năm 2005 xuống còn 54,3% năm 2015, tăng tỷ trọng cây công nghiệp từ 14,3% lên 16,9%, cây ăn quả từ 9,2% lên 17,9%.

- Đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực, thực hiện thâm canh đạt tỷ lệ từ 80% trở lên đối với diện tích lúa, ngô để đạt bình quân lƣơng thực đầu ngƣời trên 370 kg/năm.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, tập trung phát triển các loại vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng nhƣ chăn nuôi bò, dê, ngựa, ong ở các huyện vùng cao trên cơ sở đƣa nhanh các giống mới vào sản xuất, phục tráng các giống vật nuôi quý của địa phƣơng (bò Vàng vùng cao).

- Phấn đấu tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm từ 15 - 20 %/ năm, tạo bƣớc đột phá trong tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; đến năm 2015 cơ cấu kinh tế công nghiệp và xây dựng trong tổng GDP của toàn vùng chiếm 34% trở lên.

- Tập trung phát triển nhanh các lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có lợi thế của vùng: Xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản và thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, hình thành hệ thống sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp.

- Hoàn thành đầu tƣ các công trình thuỷ điện đã đƣợc quy hoạch. Đầu tƣ xây dựng hệ thống thuỷ điện theo quy hoạch: Hệ thống thuỷ điện sông Nho Quế gồm Nho Quế 1, Nho Quế 2, Nho Quế 3 và sông Miện với công suất khoảng 200 MW; hệ thống thuỷ điện trên sông Miện gồm Thái An, Thuận Hoà, sông Miện 1 với tổng công suất khoảng 120MW

- Thu hút các thành phần kinh tế liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến và quy mô hợp lý, có hiệu quả kinh tế, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đầu tƣ xây dựng, hình thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản một cách đồng bộ từ khâu khai thác cho đến chế biến thành phẩm, luyện kim cho 4 loại khoáng sản chủ yếu gồm sắt, chì - kẽm, mangan và antimon theo quy hoạch của Chính phủ và Quy hoạch của Tỉnh đã đƣợc phê duyệt.

- Khuyến khích, kêu gọi và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ vào công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và thức ăn gia súc nhằm khai thác đƣợc tiềm năng và thế mạnh của vùng. Từng bƣớc hình thành vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến thực phẩm với quy mô và công nghệ phù hợp đối với các sản phẩm nhƣ:

Chế biến đậu tƣơng, rƣợu vang mận, rau quả, chế biến thức ăn gia súc

- Quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015, xét đến năm 2020: Khu công nghiệp Thái An (Quản Bạ), Mậu Duệ (Yên Minh), Sơn Vĩ (Mèo Vạc) để đảm bảo đồng bộ trong phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Khôi phục, nâng cấp công nghệ các ngành nghề thủ công truyền thống, mang tính văn hoá của các vùng dân tộc trong vùng: Dệt lanh, thổ cẩm, may quần áo dân tộc, mây tre đan, tăm hƣơng, rƣợu ngô, nuôi và chế biến mật ong, sản xuất vật liệu xây dựng. rèn, đúc lƣỡi cày, cuốc …

3.2.3.3. Ngành dịch vụ - thương mại

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân của lĩnh vực dịch vụ 17%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, đến năm 2020 ngành dịch vụ chiếm 35 - 40 % cơ cấu GDP toàn vùng.

- Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động thƣơng mại, làm cho thƣơng nghiệp thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng theo hƣớng tiến bộ, góp phần vào việc, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

- Nâng cao năng lực phát triển của ngành thƣơng nghiệp cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại.

- Tổ chức tốt thị trƣờng thành thị để làm tốt vai trò đầu mối bán buôn, phát luồng, "đẩy" hàng hoá tới thị trƣờng nông thôn miền núi và thu hút hàng hoá (chủ yếu là nông lâm sản, hàng thủ công) từ thị trƣờng này về để tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu.

- Thông qua cung ứng và tiêu thụ hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh cây con phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng

bƣớc đƣa sản xuất hàng hoá ở nông thôn lên quy mô lớn, tiếp cận và hoà nhập với thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc.

- Thực hiện mục tiêu đa dạng hoá các loại hình du lịch, đẩy mạnh các hoạt động du lịch mà tỉnh có thế mạnh, nâng cao chất lƣợng du lịch, phát triển các loại hình du lịch sinh thái nhƣ leo núi, du ngoạn trên hồ, tắm suối nƣớc nóng, thăm hang động cổ...Phát huy sớm các khu du lịch nhƣ: khu Núi Cấm, Hồ Noong, khu du lịch Tam Sơn (Quản Bạ), cột cờ Lũng Cú…

3.2.3.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng

* Giao thông

- Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong toàn tỉnh và vùng núi phía bắc và giữa các địa phƣơng trong tỉnh. Chú trọng phát triển giao thông hƣớng ngoại.

- Hoàn thành đầu tƣ đƣờng nối Quốc lộ 4C với Quốc lộ 4D, đảm bảo giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh. Triển khai cải tạo nâng cấp các đƣờng tỉnh lộ đảm bảo giao thông thuận tiện trong cả bốn mùa.

- Tập trung xây dựng cơ bản các tuyến đƣờng vành đai biên giới, đƣờng ra biên giới và đƣờng tuần tra biên giới… đáp ứng yêu cầu cơ động trong phòng thủ chiến lƣợc cũng nhƣ trong quản lý và giao lƣu kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh. Nâng cấp, kéo dài các tuyến đƣờng ra biên giới và các tỉnh lộ đến các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện phát triển sản xuất.

- Tiếp tục lồng ghép các chƣơng trình, dự án đầu tƣ mở mới và cải tạo, nâng cấp các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, đƣờng đến các vùng kinh tế trọng điểm. Quan tâm phát triển giao thông cho các huyện, xã, bản vùng sâu, vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn với quy mô hợp lý, phù hợp với khả năng ngân sách và sự đóng góp của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 đƣờng vào trung tâm các xã 75% đƣợc nhựa hoá, 100% thôn bản có đƣờng giao thông trong đó 90% là đƣờng ô tô.

* Hệ thống thuỷ lợi

chứa nƣớc, các công trình thủy lợi đầu mối và hệ thống kênh mƣơng để chủ động tƣới nƣớc cho lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp với cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân.

- Hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, kiên cố hóa hệ thống kênh mƣơng nhằm phát huy tối đa công suất thiết kế của các công trình. Ƣu tiên đầu tƣ thực hiện trƣớc hệ thống thủy lợi ở các vùng trọng điểm lúa nƣớc, đƣợc quy hoạch.

- Xây dựng mới các công trình thủy lợi ở các khu vực có tiềm năng về nguồn nƣớc và đất đai tƣơng đối tập trung để mở rộng diện tích canh tác lúa nƣớc và thâm canh tăng vụ… gắn với việc quy hoạch bố trí sắp xếp lại dân cƣ và tái định cƣ.

- Xây dựng mới các công trình, phần lớn là các hồ, phai đập nhỏ có diện tích từ 10 đến 150 ha, một số diện tích do đặc điểm địa hình và nguồn nƣớc sẽ tạo thành các cụm công trình giải quyết tƣới nƣớc cho ruộng đồng. Trong đó ƣu tiên đầu tƣ các cụm công trình:

- Xây dựng các bể nƣớc tập trung phục vụ cho đồng bào các huyện vùng cao. * Thông tin, liên lạc

Tập trung đầu tƣ cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật ngành bƣu điện để mở rộng phạm vi và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ thông tin liên lạc. Đến năm 2015 có 100% huyện, thị và các điểm tập trung dân cƣ đều có tuyến thông tin truyền dẫn cáp quang; tại một số khu vực trọng điểm tổng số trạm thu, phát sóng điện thoại di động tăng gấp đôi so với năm 2008. Lắp đặt thêm các tổng đài cho các bƣu cục huyện và khu vực, đảm bảo 100% số xã, thị trấn và các cụm công nghiệp, khu di tích có các dịch vụ về bƣu chính, viễn thông; đạt tỷ lệ bình quân 10 máy điện thoại/100 dân.

3.2.3.5. Các lĩnh vực xã hội

* Văn hoá

dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, thể hiện đƣợc nét đặc sắc của văn hóa truyền thống và sự văn minh tiến bộ của nhân loại.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang trong giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng và phục vụ du lịch.

- Xây dựng làng văn hóa, thực hiện tốt quy định lành mạnh hóa việc cƣới, việc tang, lễ hội, đƣa hoạt động này đến từng hộ gia đình, địa bàn dân cƣ, cơ quan doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào sự nghiệp phát triển ngành văn hóa. Chú trọng công tác phát triển các hoạt động lễ hội truyền thống.

- Khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc. Nâng cao chất lƣợng hoạt động báo chí, xuất bản, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng làng bản, khu phố văn hóa,.

* Y tế

- Phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong toàn vùng theo hƣớng dự phòng tích cực và chủ động, lấy phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu làm mục tiêu phấn đấu. Tăng cƣờng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng cách sắp xếp và tổ chức lại một cách hợp lý hệ thống y tế cơ sở (cấp xã), nâng cao chất lƣợng của các hoạt động y tế, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ cho ngành y tế của vùng. Hoàn thiện mạng lƣới y tế từ tỉnh đến huyện, xã, bản. Đầu tƣ cải tạo nâng cấp và tăng cƣờng cán bộ cho các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa, các trung tâm y tế huyện, phòng khám đa khoa khu vực.

* Giáo dục

- Củng cố hoàn thiện mạng lƣới trƣờng lớp hiện có, đầu tƣ xây dựng thêm một số trƣờng mới ở những địa phƣơng còn thiếu để đến năm 2015 có đủ

trƣờng lớp theo nhu cầu của học sinh.

- Phát triển mở rộng các trƣờng mầm non, trƣờng tiểu học tại các bản và cụm bản, đảm bảo mỗi xã đều có hệ thống trƣờng hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến bậc trung học cơ sở.

- Phát triển đa dạng các loại hình trƣờng lớp nhƣ: trƣờng dân tộc nội trú, trƣờng bán trú, trƣờng dân lập ở các huyện, các cụm xã… để thu hút con em các dân tộc ít ngƣời đến học.

- Thực hiện tốt chƣơng trình kiên cố hóa trƣờng lớp, phấn đấu đến năm 2015 có 100% số trƣờng học ở các thị trấn và khoảng 80% số trƣờng học ở các khu vực nông thôn đƣợc xây dựng kiên cố; 100% số trƣờng học ở các đô thị và trung tâm cụm xã đƣợc chuẩn hóa, các trƣờng đều có hệ thống tƣờng bao, cổng trƣờng, sân chơi, bãi tập và đảm bảo các trang thiết bị dạy và học.

- Xây dựng các mô hình nhà trẻ mẫu giáo phù hợp với từng địa bàn, tích cực xã hội hóa ngành giáo dục mầm non. Duy trì thành quả xóa mù và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tiếp tục thực hiện chƣơng trình phổ cập trung học cơ sở, phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trong toàn vùng đến năm 2010.

* Lao động và việc làm

Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng lao động, tăng cƣờng dạy nghề cho lao động nông nghiệp - nông thôn gắn với các biện pháp giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2015 có 35% số lao động đƣợc đào tạo nghề, đẩy mạnh xuất khẩu theo đề án 30a của Chính phủ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp cùng với cơ cấu kinh tế.

3.3. ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG BỀN VỮNG VÙNG CAO NÚI ĐÁ HÀ GIANG

3.3.1. Định hƣớng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên đất ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang nguyên đất ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế và vô cùng quý giá thuộc sở hữu của toàn dân Việt Nam, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết định tƣơng lai của nền kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vững chắc. Xã hội ngày càng phát triển thì giá trị của đất đai sẽ càng cao và yêu cầu về sử dụng, khai thác đất càng đòi hỏi có hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn. Do vậy định hƣớng sử dụng đất của vùng phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

- 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang là vùng có địa hình phức tạp, với phần lớn diện tích đất đai là đồi núi, đặc biệt là núi đá, đất cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và cho xây dựng cơ sở hạ tầng hạn chế, do vậy việc khai thác triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai vào các mục đích là quan điểm đƣợc đặt lên hàng đầu. Từ nay đến năm 2020 cơ bản đƣa toàn bộ quỹ đất hoang hoá vào sử dụng theo các mục đích thích hợp.

- Vấn đề bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng có hiệu quả kinh kế cao là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định lâu bền của tỉnh trong tƣơng lai.

- Đối với các huyện vùng cao núi đá, nông - lâm nghiệp vẫn là chủ lực phát triển kinh tế. Nên việc duy trì bảo vệ đất nông nghiệp, ổn định và tăng nhanh diện tích gieo trồng, từng bƣớc nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 93 - 141)