Những tác động theo chiều hƣớng tíêu cực đến tài nguyên, mô

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 80 - 85)

6. Cấu trúc đề tài

2.5.2. Những tác động theo chiều hƣớng tíêu cực đến tài nguyên, mô

trong và ngoài vùng.

2.5.2. Những tác động theo chiều hƣớng tíêu cực đến tài nguyên, môi trƣờng trƣờng

a) Đất bị thoái hóa, rửa trôi

Hiện tƣợng đất bị xói mòn, rửa trôi diễn ra ở nhiều nơi trong khu vực. Trong điều kiện địa hình dốc lại bị chia cắt mạnh thì sói mòn, rửa trôi vẫn là nguyên nhân chính đang làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên đất của vùng. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời giảm do một số nguyên nhân chính sau đây:

- Sức ép về dân số: Vùng cao núi đá Hà Giang là một khu vực tập chung tới 17 dân tộc anh em mà chủ yếu là dân tộc ít ngƣời, trình độ dân trí thấp, sinh đẻ không có kế hoạch rất phổ biến trong đồng bào nên tốc độ gia tăng dân số vẫn ở mức khá cao, bình quân là 1,66%/năm, mật độ dân số khoảng 90 ngƣời/km2

.

- Sức ép phải đẩy mạnh sản xuất lƣơng thực. Toàn vùng có tới 60,12% số hộ thuộc diện đói nghèo, thu nhập bình quân chỉ đạt dƣới 3 triệu đồng/năm, nhân dân vẫn phải chống trọi với những đợt hạn hán, mất mùa, sản xuất lƣơng thực bấp bênh. Do nhu cầu sản xuất lƣơng thực của đồng bào luôn có xu hƣớng tăng vụ, tăng năng xuất, sử dụng đất canh tác thƣờng xuyên trong khi đó diện tích đất có thể canh tác chiếm một diện tích rất nhỏ so với diện tích núi đá lẫn đất và núi đá không có đất. Đất chƣa có rừng chiếm 44,9 % tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, đất trống trảng cỏ chiếm 13,4% đất chƣa có rừng; đất trống cây bụi chiếm 44,3% đất chƣa có rừng; đất trống có cây gỗ tái sinh chiếm 42,3% đất chƣa có rừng. Cụ thể thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 2.7. Hiện trạng đất trống đồi núi trọc vùng cao núi đá

Đơn vị: Ha

Hạng mục Tổng cộng

Phân theo huyện Quản Bạ Yên Minh Đồng Văn Mèo Vạc I. TỔNG CỘNG 63.091,0 6.164,9 31.790,6 11.762,8 13.372,6 1. Đất trống cỏ 8.436,5 1.731,9 6.242,5 413,0 49,1 2. Đất trống cây bụi 27.962,3 73,7 12.469,9 4.976,9 10.441,8

3. Đất trống cây gỗ tái sinh 26.692,1 4.359,4 13.078,2 6.372,9 2.881,7

II. Chia ra theo các loại rừng

1. Rừng đặc dụng 889,6 268,1 631,5 - -

a) Đất trống cỏ 65,0 65,0 - -

b) Đất trống cây bụi 327,5 73,7 253,8 - -

c) Đất trống cây gỗ tái sinh 507,1 129,4 377,7 - -

2. Rừng phòng hộ 38.053,6 3.427,5 15.391,0 11.152,2 8.082,9

a) Đất trống cỏ 3.874,2 624,8 2798,0 412,8 38,5

b) Đất trống cây bụi 16.125,6 5831,4 4.512,9 5.781,4

c) Đất trống cây gỗ tái sinh 18.053,8 2.802,7 6.761,6 6.226,6 2.262,9

3. Rừng sản xuất 24.137,8 2.469,3 15.768,2 610,5 5.289,8

a) Đất trống cỏ 4.497,3 1.042,0 3.444,5 0,2 10,6

b) Đất trống cây bụi 11.509,2 6.384,8 464,1 4.660,4

c) Đất trống cây gỗ tái sinh 8.13,2 1.427,3 5.938,9 146,3 618,8

Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo chỉ thị 38/CT- TTg; Kết quả điều tra bổ sung năm 2007 - Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc Bộ.

Tổng diện tích đất có khả năng trồng rừng là 17.044,8 ha, chiếm 27% diện tích đất chƣa có rừng (Quản Bạ chiếm 5,6%, Yên Minh chiếm 33,7%, Đồng Văn chiếm 27,1% , Mèo Vạc chiếm 33,6% đất có khả năng trồng rừng): Trong đó:

- Núi đá: 7.211,3 ha, chiếm 42,3% so với đất có khả năng trồng rừng (Quản Bạ chiếm 7,1%, Yên Minh chiếm 26,4%, Đồng Văn chiếm 47,7% Mèo Vạc chiếm 18,8% đất có khả năng trồng rừng trên núi đá).

- Núi đất: 9.833,5 ha chiếm 57,7% so với đất có khả năng trồng rừng (Quản Bạ chiếm 4,5%, Yên Minh chiếm 39,1%, Đồng Văn chiếm 12% Mèo Vạc chiếm 44,4% đất có khả năng trồng trồng rừng trên núi đất).

Chính vì hiện tƣợng thiếu đất canh tác phát triển sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, làm giảm độ phì nhiêu của đất, đất nhanh chóng bạc màu.

Bảng 2.8. Diện tích đất có khả năng trồng rừng theo núi đá - núi đất

Đơn vị: ha

Loại đất, loại rừng Toàn vùng

Phân theo huyện Quản Bạ Yên Minh Đồng Văn Mèo Vạc I. Tổng diện tích trồng rừng 17.044,8 960,6 5.749,8 6.613,4 5.721,0 - Núi đá 7,211,3 516,0 1.904,5 3.436,6 1.354,2 - Núi đất 9.833,5 444,6 3,845,3 1,176,8 4.366,8

II. Chia ra theo các loại đất 1. Đất có khả năng trồng rừng phòng hộ 6.273,9 336,8 234,5 3.041,4 2.661,2 - Núi đá 4.059,2 199,7 234,5 2.270,8 1.354,2 - Núi đất 2.214,7 137,1 - 770,6 1.307,0 a) Đất trống trảng cỏ 1.090,3 336,8 111,1 410,6 231,8 - Núi đá 735,3 199,7 111,1 306,5 118,0 - Núi đất 355,0 137,1 - 104,1 113,8 b) Đất trống cây bụi 5,183,6 - 123,4 2.630,8 2.429,4 - Núi đá 3.323,9 - 123,4 1.964,3 1.236,2 - Núi đất 1.859,7 - - 666,5 1.193,2 2. Đất có khả năng trồng rừng 10.770,9 623,8 5.515,3 1.572,0 3.059,8

- Núi đá 3.152,1 316,3 1.670,0 1.165,8 - - Núi đất 7.618,8 307,5 3.845,3 406,2 3.059,8 a) Đất trống trảng cỏ 4.003,8 623,8 3.220,8 0,2 159,0 - Núi đá 1.235,2 316,3 918,9 - - - Núi đất 2.768,6 307,5 2.301,9 0,2 159,0 b) Đất trống cây bụi 6.767,1 - 2.294,5 1.571,8 2.900,8 - Núi đá 1,916,9 - 751,1 1.165,8 - - Núi đất 4.850,2 - 1.543,4 406,0 2.900,8

Nguồn: Kết quả điều tra bổ xung năm 2007 - Phân viện ĐTQH rừng Đông Bắc Bộ

b) Tình trạng khô hạn kéo dài

Thiếu nƣớc dài ngày, thậm chí đến vài tháng trên địa bàn không phải là điều lạ mà nó còn là một hiện tƣợng quá quen thuộc, nƣớc dùng cho sinh hoạt hàng ngày còn khan hiếm, nƣớc dùng cho canh tác càng khan hiếm hơn. Khó khăn chồng chất khó khăn, chính vì sự thiếu thốn đủ đƣờng này đã làm thiệt hại lớn đến nền kinh tế của vùng tác động xấu đến cảnh quan, môi trƣờng, sức khoẻ của con ngƣời.

c) Suy giảm diện tích rừng tự nhiên

Vùng cao núi đá Hà Giang nằm trong một miền tự nhiên rất phức tạp, địa hình bị chia cắt mạnh, với độ độ dốc lớn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn so với các huyện trong tỉnh và cả nƣớc. Bên cạnh đó nguồn tài nguyên lại rất hạn chế nhƣng lại bị khai thác kiệt quệ, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển và bảo vệ rừng nói riêng của 4 huyện thì đây chính là một thách thức rất lớn đối với tỉnh Hà Giang.

Tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, hiện tƣợng khai thác gỗ trái phép lấy lâm sản sử dụng vào các mục đích khác nhau trong nhiều thời kì. Theo kết quả tính toán, các chỉ tiêu bình quân của các trạng thái rừng trong chƣơng trình điều tra, đánh giá, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc thì trữ lƣợng

Rừng tự nhiên: Tổng trữ lƣợng gỗ tự nhiên là 3.958m3 gỗ Rừng hỗn giao tre, nứa, gỗ: 394,900 cây/1.795m3

trong đó: + Rừng phục hồi: Trữ lƣợng 1.932,500m3

, bình quân đạt 64m3/ha, phân bố trên cả 4 huyện.

+ Rừng nghèo: Trữ lƣợng 355,708m3

, bình quân đạt 40m3/ha, phân bố chủ yếu ở Quản Bạ, Yên Minh.

+ Rừng trung bình: Trữ lƣợng 271,740m3, bình quân đạt 120m/ha, phân bố chủ yếu ở Mèo Vạc.

Rừng gỗ núi đá: Trữ lƣợng 1.398,221m3

, bình quân 48m3/ha chiếm 48,7% Rừng trồng chƣa có trữ lƣợng 3.134,7 ha, chiếm 46,5% diện tích rừng trồng.

Rừng đặc sản 324,0 ha chiếm 4,8% diện tích rừng trồng

Tuy nhiên từ năm 1999 đến nay, thông qua các chƣơng trình dự án đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng từ 20% (1999), lên 32,9% (2007). Song các chƣơng trình dự án vẫn chƣa phát huy đƣợc hết hiệu quả mà vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đó là phát triển rừng chƣa toàn diện, chỉ tập trung đầu tƣ cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, chƣa quan tâm phát triển rừng sản xuất và chế biến lâm sản, nội dung các chƣơng trình dự án còn mang tính chung chung chƣa xuất phát từ yêu cầu thực tế đặc thù riêng của vùng cao biên giới, kinh phí đầu tƣ mới ở mức hỗ trợ, nên chƣa đáp ứng đƣợc các nhu cầu thiết yếu để tiến tới mục tiêu phát triển bền vững chung của cả nƣớc.

Với đặc thù là tỉnh miền núi địa hình chia cắt mạnh nên hiện tƣợng suy thoái đất do xói mòn, bạc mầu diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong một thời gian dài rừng bị tàn phá, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhân dân canh tác nƣơng rẫy trên đất dốc, các biện pháp canh tác chƣa hợp lý nên vào mùa mƣa đất bị rửa trôi làm trơ sỏi đá và gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Hiện nay do chƣa có điều kiện nên việc đánh giá và lập bản đồ về hiện trạng suy thoái đất chƣa đƣợc thực hiện để đánh giá chính xác mức độ suy thoái đất trên địa bàn toàn tỉnh.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT, RỪNG Ở CÁC HUYỆN VÙNG

CAO NÚI ĐÁ HÀ GIANG

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 80 - 85)