Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 88 - 89)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.1.5.1. Giao thông

Đến nay hầu hết xã thị trấn của 4 huyện vùng cao có đƣờng ô tô đến trung tâm xã với tổng chiều dài 429,6 km, nhƣng còn rất khó khăn cho việc đi lại nhất là về mùa mƣa, do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đi lại của đồng bào và giao lƣu hàng hoá. Trong những năm qua bằng nguồn vốn chƣơng trình 135 tỉnh đã tập trung đầu tƣ xây dựng đƣợc 984,2 km đƣờng giao thông nông thôn loại B đến các thôn, bản và huy động sức dân mở đƣợc 536,6 km đƣờng dân sinh giúp đồng bào đi lại trong vùng đƣợc thuận tiện hơn, tuy nhiên vẫn còn một số thôn bản chƣa có đƣờng giao thông.

Hầu hết các xã trong vùng đã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã (70% số xã đã có đƣờng nhựa đến trung tâm xã). Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ vùng dự án so với các vùng khác của tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Đƣờng liên huyện, liên xã còn xấu, vào mùa mƣa nhiều đoạn bị sạt lở, mặt đƣờng xuống cấp nghiêm trọng.

Quốc lộ 4C - Con đƣờng mang tên “Hạnh phúc” có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã đƣợc nâng cấp rải nhựa.

3.1.5.2. Thuỷ lợi

Vùng có sông Nho Quế, sông Miện chạy qua và những sông suối nhỏ khác. Đây là nguồn cung cấp nƣớc tƣới chủ yếu cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Kênh mƣơng nội đồng vùng dự án đƣợc chú trọng và quan tâm, cho đến nay một phần kênh mƣơng đã đƣợc bê tông hoá. Chỉ tính riêng cho hai

năm 2005 kênh mƣơng xây dựng đƣợc 91 km và năm 2006 là 98 km. Vùng hiện có 60 công trình thuỷ lợi kiên cố, 218 công trình thuỷ lợi nhỏ; đã đáp ứng tƣới đƣợc 50% diện tích đất lúa trên địa bàn. Tuy nhiên, còn nhiều vùng vẫn không có nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, riêng các xã vùng cao thiếu nƣớc sản xuất ngay cả trong mùa mƣa.

3.1.5.3. Cung cấp điện, nước sinh hoạt

Trong vùng đang đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng rất nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ để phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giúp ngƣời dân cải thiện cuộc sống. Đó là các dự án thủy điện Nho Quế 1,2,3.

Đến nay bằng nguồn vốn định canh, định cƣ, UNICEF, chƣơng trình 135, dự án xây hồ treo... Các chƣơng trình về nƣớc sạch đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng ở hầu hết các huyện trên vùng dự án, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng nƣớc sạch cho ngƣời dân trong vùng.

Tỉnh đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 17.855 bể nƣớc gia đình với dung tích mỗi bể từ 5 - 7m3, 95 công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho đồng bào (chủ yếu là hệ tự chảy), nguồn nƣớc đƣợc khai thác chủ yếu dựa vào những khe suối nhỏ chƣa đảm bảo vệ sinh, còn lại thì chủ yếu dựa vào nƣớc mƣa nên về mùa khô thiếu nƣớc sinh hoạt trầm trọng;

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)