Những tác động theo chiều hƣớng tích cực

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 75 - 80)

6. Cấu trúc đề tài

2.5.1. Những tác động theo chiều hƣớng tích cực

a) Diện tích đất nông nghiệp có xu hướng tăng

Có thể nói rằng, trƣớc kia vùng cao núi đá về tài nguyên đất đặc biệt là đất nông nghiệp đƣợc sử dụng rất lãng phí, không đúng mục đích nên mang lại hiệu quả không cao, thậm chí còn bị sói mòn và rửa trôi. Trong vòng từ 5 - 7 năm trở lại đây, công tác quản lí và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nên không những quỹ đất đƣợc khai thác có hiệu quả mà còn có xu hƣớng tăng lên. Cụ thể, vào năm 2005, đất sản xuất nông nghiệp có diện tích là 58.808,6 ha thì đến 2009 tăng lên 60.535,4 ha. Đặc biệt trong những năm gần đây đƣợc sự hỗ trợ của Nhà Nƣớc cùng với sự chỉ đạo của các cán bộ chuyên trách, đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết ứng dụng khoa học kỹ thuật, đƣa các loại cây trồng phù hợp với từng loại đất và nền khí hậu, bƣớc đầu cũng mang lại hiệu quả cao. Ngoài phát triển cây hàng năm, đồng bào cũng chuyển sang phát triển cây ăn quả nhƣ Mận, Lê, đào, Táo, Hồng, Xoài…cũng mang lại hiệu quả kinh tế tƣơng đối lớn, có thể trở thành đặc sản của vùng.

Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất ở 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang

TT

LOẠI ĐẤT

Năm 2005 Sơ bộ năm 2009 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 235 604,3 100 235 604,3 100

I. ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 137 984,8 58,60 200 978,6 85,30

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 58 808,2 42,60 60 535,3 30,12

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 55 084,2 93,66 55 115,6 91,05 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 3 723,9 6,33 5 419,7 8,95

1.2. Đất lâm nghiệp có rừng 79 125,5 57,34 140 392,1 69,85 1.2.1. Đất rừng sản xuất 7 049,1 8,9 40 259,5 28,67 1.2.2. Đất rừng phòng hộ 58 995,0 74,50 92 807,0 66,10 1.2.3. Đất rừng đặc dụng 13 121,2 16,58 7 325,6 5,21 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 29,5 0,02 29,1 0,02 1.4. Đất nông nghiệp khác 22,1 0,01 22,1 0,01

II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 4 799,9 2,03 7 345,4 3,11

2.1. Đất ở 1 731,1 36,06 1 874,1 25,50

2.2. Đất chuyên dùng 2 000,0 41,66 4 384,3 60,00

2.3. Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,1 0,1 0,1 0,1

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 76,6 1,60 120,4 1,6

2.5. Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 992,0 20,66 966,2 13,1

III. ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 92 819,6 39,40 27 280,2 11,57

3.1. Đất bằng chƣa sử dụng 0,0 0,0 0,0 0,0

3.2. Đất đồi núi chƣa sử dụng 49 014,7 52,80 5 542,3 20,31 3.3. Đất núi đá không có cây rừng 43 804,9 47,20 21 737,8 79,70

Nguồn: Số liệu năm 2005 theo Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005; Số liệu sơ bộ 2009.

b) Diện tích đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở tăng

Nhận thức rất rõ đƣợc tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp nên diện tích đất lâm nghiệp trong những năm qua đã đƣợc chú trọng phát triển. Thông qua

nhiên, ở Đồng Văn và Mèo Vạc diện tích rừng đặc dụng hầu nhƣ không có, còn huyện Quản Bạ và Yên Minh phát triển đƣợc cả 3 loại rừng.

Từ bảng số liệu trên cho thấy rất rõ đất sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, diện tích đất chƣa sử dụng ngày càng giảm. Quỹ đất đƣợc khai thác đạt tỉ lệ tƣơng đối khá rất phù hợp với điều kiện núi đá đất dốc thiếu nƣớc và khắc nghiệt. Diện tích đất hoang hoá, đất trống đồi núi trọc đã thu hẹp dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng phù hợp với điều kiện đất đai, tăng diện tích đất trồng cây lâu năm, đất cỏ phục vụ chăn nuôi. Việc quản lí sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng chặt chẽ hơn theo hƣớng hiệu quả và bền vững.

Bảng 2.6. Tình hình tăng diện tích đất rừng 4 huyện vùng cao núi đá

Đơn vị: ha TT LOẠI ĐẤT 2005 2009 Tổng số 79 125,5 140 392,1 1 Rừng sản xuất 7 049,1 40 259,5 2 Rừng phòng hộ 58 995,0 92 807,0 3 Rừng đặc dụng 13 121,2 7 325,6

Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2005; Số liệu sơ bộ 2009.

Theo số liệu thống kê năm 2006, toàn vùng trồng đƣợc 6.745,50 ha rừng tập trung các loại chủ yếu là trồng cây nguyên liệu phục vụ đóng đồ gia dụng, chất đốt gồm: Thông, Mỡ, Sa Mộc, với 512 ha cây phân tán.

Quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp. quản lý bảo vệ rừng song song với công tác xây dựng vốn rừng là nhiệm vụ không chỉ của riêng của Kiểm lâm nhƣ quan niệm trƣớc đây mà là nhiệm vụ và nghĩa vụ của mọi ngƣời, trƣớc những thách thức, về tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Do đó công tác quản lý bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay, đã

Hình 2.3: Bản đồ diễn biến diện tích đất rừng vùng cao núi đá năm 2005, 2007 và 2009 Đất rừng sản xuất Đất rừng đặc dụng Đất rừng

Công tác quản lý bảo vệ rừng đƣợc các chính quyền quan tâm chỉ đạo, các tổ chức, tập thể và cá nhân tham gia tích cực đã đem lại những kết quả nhất định, rừng đã dần phục hồi trở lại. Rừng đã thực sự có chủ, ngoài lực lƣợng kiểm lâm tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, ở mỗi huyện và trên địa bàn xã đã xây dựng quy chế bảo vệ rừng, đồng thời giao khoán bảo vệ rừng cho nhân dân theo hợp đồng kinh tế, với diện tích hiện có về cơ bản đã khép kín trên phạm vi vùng. Do đó, tình trạng chặt phá và mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng đã từng bƣớc đƣợc ngăn chặn.

Thực hiện nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đến nay toàn vùng đã giao cho hộ gia đình nhận 16.767 ha đất trồng rừng. Đƣợc sự hỗ trợ về giống, vốn kỹ thuật của các chƣơng trình, các dự án nhƣ: PAM, 661, 135, Định canh định cƣ... đã tạo cơ hội cho nghề rừng yên tâm làm ăn. Rừng tự nhiên đã dần đƣợc trả lại mầu xanh, nhiều ha rừng trồng đƣợc mọc lên, với nhiều loại cây khác nhau nhƣ: mỡ, sa mộc, thông và các loại cây đa tác dụng khác, tỷ lệ che phủ rừng đƣợc tăng lên đáng kể. Tuy nhiên công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho ngƣời dân ở nhiều địa phƣơng còn chậm chễ, dẫn đến ngƣời dân không yên tâm đầu tƣ, thâm canh vào diện tích đất đã đƣợc giao.

Sản xuất lâm nghiệp 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất. Trong những năm gần đây lâm nghiệp không ngừng phát triển, hệ thống các lâm trƣờng quốc doanh thƣờng xuyên đƣợc củng cố, tạo nòng cốt cho sự phát triển lâm nghiệp cộng đồng, lâm nghiệp hàng hoá. Hoạt động kinh doanh từ chỗ khai thác rừng tự nhiên là chính, cho đến nay chuyển sang khai thác rừng trồng kết hợp với bảo vệ và

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 75 - 80)