Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 39 - 40)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Bốn huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang gồm các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ, có tổng diện tích tự nhiên. 2.356,0 Km2. Bốn huyện nằm trọn vẹn trong một phạm vi lãnh thổ phía bắc tỉnh Hà Giang. Phía bắc và phía tây tiếp giáp với nƣớc láng giềng Trung Quốc gồm: huyện Mèo Vạc 3 xã (Sơn Vĩ, Xín Cái và Thƣợng Phùng); huyện Đồng Văn 8 xã, 1 thị trấn (Đồng Văn, Ma Lé, Lũng Cú, Lũng Táo, Xà Phìn, Sủng Là, thị trấn Phó Bảng, Phố Là và Phố Cáo); huyện Yên Minh gồm 4 xã (Thắng Mố, Phú Lũng, Bạch đích và Na khê); huyện Quản Bạ có 5 xã (Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng Vài và Tả Ván). Phía nam giáp huyện Vị Xuyên. Phía đông giáp huyện Bảo Lâm (Cao Bằng).

Quốc lộ 4C đƣợc xây dựng năm 1959 và hoàn thành năm 1965, đây là con đƣờng độc đạo chạy từ thị xã Hà Giang xuyên suốt qua các huyện và đƣợc ví là con đƣờng “Hạnh phúc” của vùng cao nguyên đá. Do vậy, vùng cao nguyên đá có một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Hà Giang.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số 4 huyện vùng cao nguyên đá

TT Tên huyện Số xã/ thị trấn Diện tích (Km2) Số dân năm 2009 (Ngƣời) Mật độ dân số (Ng/km2) 1 Đồng Văn 19 461,1 63.897 138,5 2 Mèo Vạc 18 576,6 69.359 120,0 3 Yên Minh 18 786,1 76.762 98,0 4 Quản Bạ 13 532,2 43.846 82,0 Toàn vùng 68 2356,0 253.864 108,0

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang năm 2008. Cục Thống kê tỉnh Hà Giang; Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng ĐTDS và nhà ở ngày 1/4/2009.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 39 - 40)