Thực trạng giáo dục, y tế và chất lƣợng cuộc sống dân cƣ

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 89 - 91)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.6. Thực trạng giáo dục, y tế và chất lƣợng cuộc sống dân cƣ

3.1.6.1. Giáo dục

Theo thống kê năm 2008, toàn vùng hiện có 161 trƣờng học với tổng số lớp học trong vùng là 2.869 lớp, 3127 giáo viên các khối; trong đó giáo viên PTTH là 56 ngƣời, chiếm 1,79% giáo viên trong vùng. Tổng số học sinh 51.967 em, riêng học sinh PTTH là 1.329, chiếm 2,56% học sinh toàn vùng. Hiện nay 100% số xã, thị trấn đã có trƣờng cấp I hoặc cấp II và đã xây dựng 396 điểm trƣờng tại các thôn, bản. Số học sinh trong độ tuổi (6-14 tuổi) của vùng đi học chiếm tỷ lệ trên 95%.

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học sinh đã đƣợc đầu tƣ đáng kể đáp ứng đƣợc phần nào việc học tập của học sinh. Cơ sở hạ tầng các trƣờng học đang dần đƣợc cải tạo và nâng cấp, có trên 90% lớp học đã đƣợc kiến cố và bán kiên cố.

3.1.6.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe

100% số xã đều có trạm y tế , trong đó có 45 xã, thị trấn có trạm xá đƣợc xây dựng nhà 2 tầng, mỗi trạm y tế có từ 3 - 5 cán bộ y tế phục vụ (y sỹ, y tá, nữ hộ sinh), do đó công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh tại chỗ cho đồng bào ngày càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt, việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế luôn đƣợc chú trọng thực hiện tốt nhƣ; công tác phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm: phong, lao, sốt rét…, công tác tiêm chủng mở rộng cho các cháu trong độ tuổi và uống đủ 6 loại vắc xin.

Theo số liệu thống kê năm 2008, trong vùng có 4 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 9 phòng khám khu vực, 58 trạm y tế xã phƣờng, 01 trung tâm phục hồi chức năng, với 472 giƣờng bệnh, bình quân 1,5 giƣờng bệnh/1.000 ngƣời dân. Công tác y tế đã chú trọng đến tình hình sức khoẻ của nhân dân, tƣ trang thiết bị, cán bộ y tế, vì vậy các căn bệnh xã hội nhƣ sốt rét, lao, bệnh phong… cơ bản đƣợc thanh toán. Các chƣơng trình y tế quốc gia nhƣ tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hoá gia đình… đƣợc thực hiện rộng rãi đến các thôn bản.

3.1.6.3. Thông tin văn hoá

Mạng lƣới thông tin tuyên truyền của vùng phát triển tƣơng đối mạnh và rộng khắp. Theo số liệu thống kê, năm 2008 toàn vùng có 6 đơn vị chiếu bóng và video lƣu động, một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với 23 diễn viên, số lần biểu diễn 124 lần/năm, phục vụ đông đảo nhân dân trong vùng, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh và rộng khắp. Có 4 thƣ viện cấp huyện với tổng số sách trong các thƣ viện là 597 nghìn cuốn, 100% số xã có thƣ báo trong ngày. 75% số thôn bản có nhà văn hóa, tỷ lệ nhân dân đƣợc xem truyền

hình là 55%, nghe đài truyền thanh là 100%. Hoạt động bƣu điện, thông tin đƣợc chú trọng và quan tâm, 84% số xã có điện thoại, 58,5% số xã có nhà văn hoá, bình quân 100 ngƣời dân có 0,5 máy điện thoại. Nhìn chung đời sống văn hoá tinh thần nhân dân trong vùng đƣợc cải thiện một cách đáng kể, nhờ có các phƣơng tiện thông tin đài, báo, truyền hình...., mà nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc nắm bắt kịp thời.

3.1.6.4. Đời sống dân cư

Trong những năm qua, địa bàn 4 huyện vùng luôn đƣợc Nhà nƣớc, cũng nhƣ tỉnh quan tâm đầu tƣ phát triển, song do nhiều nguyên nhân nhƣ: trình độ dân trí thấp, đất đai canh tác chủ yếu trên các sƣờn núi có độ dốc lớn, giao thông đi lại gặp khó khăn… Đến nay đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, tỷ lệ đói nghèo chiếm 62,6%; tỷ lệ hộ đảm bảo nƣớc sinh hoạt khoảng 20%.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 89 - 91)