6. Cấu trúc đề tài
2.1. Khái quát chung về đặc điểm môi trƣờng tự nhiên, dân cƣ,
DÂN CƢ, DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ TỈNH HÀ GIANG
Tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập ngày 20/8/1891 theo Quyết định của Toàn quyền Đông Dƣơng. Năm 1976, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. tỉnh Hà Giang tái thành lập ngày 1/10/1991 theo Nghị quyết của kỳ họp thứ IX, Quốc hội khóa VIII nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Giang là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của tổ quốc, có tọa độ địa lý từ 22010’ đến 23030’ độ vĩ Bắc và 104020’ đến 105034’ độ kinh Đông. Phía bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) với đƣờng biên giới dài 274 km, có cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy thông thƣơng với Trung Quốc; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía đông giáp Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Hà Giang có diện tích 794.579,55 ha, bằng 2,4% diện tích cả nƣớc, gồm 10 huyện, 1 thị xã và 195 đơn vị hành chính cấp xã, với 5 cửa khẩu, trong đó cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ đang đƣợc đầu tƣ xây dựng thành cửa khẩu quốc tế. Trên địa bàn tỉnh có các trục đƣờng quốc lộ quan trọng nhƣ: quốc lộ 2, 4C, 34 và 279 đã đƣợc rải nhựa, nâng cấp hiện đang hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
Nằm tựa vào dãy núi Hoàng Liên Sơn với khối núi thƣợng nguồn sông Chảy và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang thế địa hình cao dần về phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam. Độ cao trung bình của tỉnh từ 800- 1200m so với mặt nƣớc biển, nơi thấp nhất là dọc thung lũng sông Lô (cao 80 - 100 m) và nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m).
Địa hình bị chia cắt mạnh, do nhiều dãy núi cao nhƣ Phuthaca cao 2274m, Tây Côn Lĩnh cao 2.418m. Khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới ở vùng núi cao. Tài nguyên đất khá dồi dào, phù hợp cho việc trồng cây nguyên liệu giấy nhƣ thông, mỡ, bồ đề..., trồng cây công nghiệp dài ngày nhƣ chè, cà phê, quế..., các cây dƣợc liệu nhƣ đỗ trọng, thảo quả...., cây ăn quả có múi nhƣ cam, quýt, lê, mận đào, thảo quả....
Hà Giang có khoáng sản khá đa dạng nhƣng trữ lƣợng không cao. Hiện nay đã phát hiện đƣợc 28 loại khoáng sản khác nhau với 149 điểm và mỏ quặng. Trong những năm vừa qua có một số tập đoàn từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan đã đến Hà Giang nghiên cứu, thăm dò và khai thác khoáng sản. Đến nay các nhà đầu tƣ Trung Quốc đã có dự án nghiên cứu tiền khả thi về khai thác và chế biến quặng sắt, chì kẽm tại Hà Giang.
Hà Giang là địa bàn cƣ trú của 22 dân tộc, đó là kết quả của những cuộc di cƣ từ những vùng đất khác nhau, vào các thời điểm khác nhau của lịch sử. Các dân tộc anh em nơi đây đã sớm hội tụ thành một cộng đồng đoàn kết thƣơng yêu giúp đỡ nhau, xây dựng quê hƣơng Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh. Số dân là 724.353 ngƣời (01/4/2009), mật độ dân số trung bình là 91 ngƣời/km2. Có 22 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó 88,0% là đồng bào các dân tộc ít ngƣời, đông nhất là ngƣời Mông chiếm 30,7% số dân của tỉnh, dân tộc Tày: 26,0%; dân tộc Dao: 15,4%, dân tộc Nùng: 9,8 %...Tỷ lệ dân số sống ở đô thị thấp và chỉ đạt 12,0% (năm 2009), tốc độ tăng dân số thời kỳ 1999 - 2009 khá cao (1,8%/năm).
Vùng đất Hà Giang hôm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi cƣơng vực và tên gọi. Thời các Vua Hùng dựng nƣớc, vùng đất này là địa bàn cƣ trú của cƣ dân bộ Tây Vu đến thế kỷ XI mang tên châu Bình Nguyên, thời Lý thuộc phủ Phú Lƣơng, thời Trần là Trƣờng Phú Linh, thời Lê đổi thành châu Vị Xuyên. Năm 1835, Châu Vị Xuyên tách thành hai huyện là Vĩnh Tuy và Vị Xuyên. Năm 1842, tỉnh Tuyên Quang đƣợc thành lập với 3 hạt là Hà Giang, Bắc
Quang và Tuyên Quang. Năm 1891, tỉnh Hà Giang đƣợc chính thức thành lập trên cơ sở sát nhập 2 hạt là Hà Giang và Bắc Quang của tỉnh Tuyên Quang cũ.
Năm 1976, tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang sát nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, tỉnh Hà Giang lại tách ra khỏi Hà Tuyên với các đơn vị hành chính gồm 9 huyện, 1 thị xã nhƣ ngày nay, với 191 xã, phƣờng.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm gần đây đang chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tăng trƣởng GDP đạt tốc độ tăng trƣởng cao, giai đoạn 2001-2008 đạt bình quân 10,0%/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2008 đạt 5,19 triệu đồng/năm. Hệ thống điện - đƣờng - trƣờng - trạm đƣợc tập trung đầu tƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Đƣờng giao thông chính đến Hà Giang là đƣờng quốc lộ 2. Năm 2000, 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm. Lƣới điện phát triển rộng khắp, đến nay toàn tỉnh đã có 184 xã, phƣờng, thị trấn có điện lƣới quốc gia; hệ thống lƣới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Bƣu chính viễn thông đã vƣơn tới các xã vùng sâu, vùng xa, mạng cáp quang liên tỉnh đã đƣợc hoàn thành và đƣa vào sử dụng, 11 huyện thị có điện thoại di động , 100% xã phƣờng có điện thoại.
Lãnh thổ Hà Giang phân hóa thành ba tiểu vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng:
- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía bắc, gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.356,0 Km2, dân số trên 25,6 vạn ngƣời, chiếm xấp xỉ 35,3% dân số toàn tỉnh. Đặc điểm chung của vùng là địa hình núi đá có độ đốc lớn, điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ôn đới nhƣ cây dƣợc liệu thảo quả, đỗ trọng; cây ăn quả nhƣ mận, đào, lê, táo... Cây lƣơng thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của khí hậu cận nhiệt đới, có đặc điểm to khỏe và chịu đƣợc rét.
- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía tây gồm 02 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.217,3 km2; dân số trên 11,6 vạn ngƣời, chiếm 16,2% dân số toàn tỉnh. Đặc điểm chung của địa hình là núi đất dốc, có nhiều nguồn nƣớc thuận lợi cho sinh hoạt và canh tác lúa nƣớc, phát triển nghề rừng và trồng cây ăn quả cận nhiệt nhƣ đào, lê, mận…. Cây lƣơng thực chính vùng này là lúa nƣớc và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là ngƣời Dao, một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.
- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang là vùng trọng điểm kinh tế của Hà Giang. Diện tích tự nhiên 4.372,6 km2; dân số trên 35,1 vạn ngƣời, chiếm 48,5% số dân của tỉnh. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy nhƣ bồ đề, mỡ, thông và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài ra, đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi nhƣ cam, quýt, chanh ... 2.2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CÁC HUYỆN VÙNG CAO NÚI ĐÁ PHÍA BẮC TỈNH HÀ GIANG