Thành phần dân tộc

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 48 - 51)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.3. Thành phần dân tộc

Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cƣ trú của 17 dân tộc anh em với sự đa dạng về phong tục, tập quán; đó là các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Giáy, Cờ lao, Pu Péo, Bố Y, Hoa…. Sự quần cƣ của nhiều tộc ngƣời trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo nhất trong cộng đồng 22 dân tộc sinh sống ở Hà Giang. Những phƣơng thức canh tác độc đáo, các giá trị văn hóa đƣợc truyền lại từ nhiều đời qua nhiều thế hệ của những con ngƣời “sống trên đá”, những lễ hội văn hóa giàu tính nhân văn đã làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc này.

Toàn vùng có 253.864 nhân khẩu với 51.256 hộ gia đình (năm 2009), bao gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó:

+ Dân tộc Mông có số dân đông nhất, với 33.983 hộ chiếm 66,3 % hộ dân cƣ của vùng và 78,8 % hộ dân tộc Mông sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Tày: 4299 hộ, chiếm 8,4 % hộ dân cƣ của vùng và 10,6 % hộ dân tộc Tày sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Dao: 3992 hộ, chiếm 7,78 % hộ dân cƣ của vùng và 19,0 % hộ dân tộc Dao sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Kinh: 2929 hộ, chiếm 5,71 % hộ dân cƣ của vùng và 10,4 % hộ dân tộc Kinh sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Giáy: 2401 hộ, chiếm 4,7 % hộ dân cƣ của vùng và 74,4 % hộ dân tộc Giáy sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Nùng: 2001 hộ, chiếm 3,9 % hộ dân cƣ của vùng và 13,4 % hộ dân tộc Nùng sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Hoa (Hán): 726 hộ, chiếm 1,41 % hộ dân cƣ của vùng và 41,6 % hộ dân tộc Hoa sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Lô Lô: 296 hộ, chiếm 0,5 % hộ dân cƣ của vùng và 97,4 % hộ dân tộc Lô Lô sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Cờ Lao: 242 hộ, chiếm 0,47 % hộ dân cƣ của vùng và 51,6 % hộ dân tộc Cờ Lao sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Bố Y: 173 hộ, chiếm 0,33% hộ dân cƣ của vùng và 82,4 % hộ dân tộc Bố Y sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Pu Péo: 96 hộ, chiếm 0,18 % hộ dân cƣ của vùng và 76,8 % hộ dân tộc Pu Péo sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Sán Chay: 51 hộ, chiếm: 0,1 % hộ dân cƣ của vùng và 30,5 % hộ dân tộc Sán Chay sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Các dân tộc khác: 67 hộ, chiếm 0,13% hộ dân cƣ của vùng.

Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc sắc, phong tục, tập quán sinh hoạt riêng nhƣng có tinh thần đoàn kết, gắn bó tạo thành sức mạnh tập thể, cùng nhau xây dựng quê hƣơng. Nhóm cộng đồng dân tộc: Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Giáy… thƣờng sống ở những vùng núi thấp và các thị trấn vùng cao nhƣ: thị trấn Tam Sơn, thị trấn Yên Minh, thị trấn Phó Bảng, thị trấn Mèo Vạc, thị trấn Đồng Văn nơi có đƣờng giao thông thuận tiện cho giao lƣu, buôn bán và có nguồn nƣớc thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và trồng lúa nƣớc, tập quán sinh sống định canh định cƣ, phát triển dịch vụ và buôn bán. Các dân tộc này có trình độ dân trí tƣơng đối cao, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhóm cộng đồng dân tộc Mông, Nùng, Dao, Giáy, Lô Lô, Cờ Lao, Sán Chay…thƣờng cƣ trú rải rác trên những triền núi cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Tập quán canh tác là ruộng bậc thang, đốt nƣơng làm rẫy, sản xuất theo lối quảng canh, đời sống còn gặp không ít khó khăn. Một số ít đồng bào Mông, Dao còn có lối sống du canh, du cƣ, đã làm ảnh hƣởng đến diện tích rừng và đất rừng. Đặc biệt, đồng bào đân tộc Mông đã tích luỹ đƣợc khá nhiều kinh nghiệm canh tác trên nƣơng đá, đó là mô hình trồng ngô trong hốc đá hay còn gọi là “thổ canh hốc đá”, là một tập quán canh tác sáng tạo và

mang tính bản địa của ngƣời Mông sống ở vùng cao núi đá thiếu nƣớc trầm trọng, trên bề mặt có ít hoặc rất ít đất nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 48 - 51)