Định hƣớng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tà

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 99 - 141)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.1. Định hƣớng và giải pháp nhằm khai thác, sử dụng bền vững tà

nguyên đất ở các huyện vùng cao núi đá Hà Giang

Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế và vô cùng quý giá thuộc sở hữu của toàn dân Việt Nam, là điều kiện không thể thiếu đƣợc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy việc sử dụng tốt tài nguyên đất đai không chỉ quyết định tƣơng lai của nền kinh tế mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vững chắc. Xã hội ngày càng phát triển thì giá trị của đất đai sẽ càng cao và yêu cầu về sử dụng, khai thác đất càng đòi hỏi có hiệu quả kinh tế và xã hội cao hơn. Do vậy định hƣớng sử dụng đất của vùng phải đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đầy đủ và có hiệu quả cao trên quan điểm cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

- 4 huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang là vùng có địa hình phức tạp, với phần lớn diện tích đất đai là đồi núi, đặc biệt là núi đá, đất cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và cho xây dựng cơ sở hạ tầng hạn chế, do vậy việc khai thác triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai vào các mục đích là quan điểm đƣợc đặt lên hàng đầu. Từ nay đến năm 2020 cơ bản đƣa toàn bộ quỹ đất hoang hoá vào sử dụng theo các mục đích thích hợp.

- Vấn đề bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lý, chuyển đổi mục đích sử dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử dụng có hiệu quả kinh kế cao là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội một cách ổn định lâu bền của tỉnh trong tƣơng lai.

- Đối với các huyện vùng cao núi đá, nông - lâm nghiệp vẫn là chủ lực phát triển kinh tế. Nên việc duy trì bảo vệ đất nông nghiệp, ổn định và tăng nhanh diện tích gieo trồng, từng bƣớc nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu diện tích cây trồng, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng bƣớc ra khỏi thế sản xuất độc canh, tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn. Nhƣng phải phù hợp với hệ sinh thái ở những vùng địa hình khác nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững. Hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) sử dụng cho các mục đích khác. Có những biện pháp cụ thể, đồng bộ trong sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích

khai hoang mở rộng diện tích, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đầu tƣ thâm canh tăng vụ, nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm (đặc biệt là vùng cao, vùng còn nhiều khó khăn) để từng bƣớc có tích luỹ, tạo khối lƣợng sản phẩm hàng hoá cao phục vụ đời sống của nhân dân trong tỉnh và xuất khẩu.

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn rừng hiện có của vùng, tăng cƣờng việc khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng và trồng rừng, tăng độ che phủ rừng để đến năm 2020 toàn vùng có độ che phủ từ rừng đạt 55 - 60%. Để có điều kiện làm tốt chức năng bảo vệ, cân bằng môi trƣờng sinh thái, tạo cảnh quan môi tƣờng xanh, sạch, đẹp góp phần bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của tỉnh và góp phần thúc đẩy các ngành du lịch, dịch vụ phát triển.

- Trong khai thác sử dụng đất phải kết hợp giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trƣớc mắt, giữa phạm vi toàn vùng và cụ thể từng huyện trong việc xây dựng các trƣơng trình mục tiêu, các dự án kinh tế - xã hội.

- Gắn việc phát triển nông thôn với sự phát triển các đô thị và khu công nghiệp, thúc đẩy quá trình đô thị hoá tại chỗ, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và công nghiệp khai thác, chế biến; đặc biệt là khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản phục vụ cho sản xuất trong tỉnh, cả nƣớc và xuất khẩu.

- Đáp ứng, ƣu tiêu đất đai cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống văn hoá xã hội của nhân dân, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

- Sử dụng đất tiết kiệm, không ngừng bảo vệ, cải tạo, làm giầu đất, có mô hình canh tác hợp lý khai thác đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi, thoái hoá đất. Điều chỉnh dần và tiến tới dứt điểm những bất hợp lý trong sử dụng đất. Trong khai thác, sử dụng đất đặc biệt quan tâm tới việc bảo vệ môi trƣờng đất để sử dụng ổn định lâu dài và bền vững.

3.3.1.2. Định hướng khai thác, sử dụng đất dài hạn theo mục đích và đối tượng sử dụng đất

a) Định hướng chung

Cùng với xu thế phát triển của xã hội, đời sống của đại bộ phận nhân dân đƣợc nâng cao, về cơ bản nhu cầu ăn ở, đi lại và các mặt phúc lợi công cộng không ngừng đƣợc nâng cao. Môi trƣờng sinh thái đƣợc cải thiện và đƣợc quan tâm bảo vệ tốt thì việc sử dụng đất đai cũng cần phải đƣợc tính toán theo một cơ sở nhất định đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của xã hội.

Hƣớng sử dụng đất đƣợc dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế của từng vùng và phƣơng hƣớng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến năm 2015, nhằm kết hợp tốt ý đồ phát triển của các ngành để đƣa ra hƣớng sử dụng đất cho các mục đích và các tổ chức sử dụng theo các quan điểm sử dụng đất đã đề ra. Để khai thác triệt để, có hiệu quả quỹ đất đai của vùng, đặc biệt đối với đất chƣa sử dụng cần phải khai thác sử dụng theo khả năng thích nghi để trong tƣơng lai không còn diện tích đất bỏ hoang. Đối với đất đang sử dụng cần phải xem xét hoặc thay đổi cơ cấu để sử dụng hợp lý hơn. Nhƣ thế có sự chu chuyển giữa các loại đất tuỳ theo sự thích hợp và các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Một số chƣơng trình, dự án lớn của tỉnh có ảnh hƣởng đến định hƣớng sử dụng đất là Dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn tỉnh Hà Giang (DPPR). Dự án đƣợc bắt đầu và triển khai thực hiện từ năm 2005 kết thúc vào năm 2010, tổng nguồn vốn thực hiện dự án 20,486 triệu USD, đối tƣợng của dự án bao gồm các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (hộ nghèo) và phụ nữ của 494 thôn bản (tổng số 25.962 hộ) trong đó có 3 huyện vùng cao núi đá là Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đã hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, xây dựng tài liệu hƣớng dẫn các hợp phần, tổ chức 58 lớp nâng cao năng lực từ tỉnh đến xã, thực hiện 37 mô hình sản xuất, thành lập 24 nhóm tín dụng tiết kiệm, hợp phần

cơ sở hạ tầng đang triển khai thực hiện… các hoạt động của dự án triển khai còn chậm, khối lƣợng công việc trong giai đoạn tới còn nhiều.

Dự án trồng 5 vạn ha rừng lấy gỗ kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong đó có 4 huyện vùng cao núi đá, bao gồm trồng sa mộc và cây lâm nghiệp khác nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trƣờng. Bằng các nguồn thu từ trồng rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo, thu hút ngƣời lao động ổn định sản xuất chấm dứt tình trạng du canh, ổn định trật tự xã hội và an ninh quốc phòng trong khu vực, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng toàn vùng lên 55%, phát huy tính năng phòng hộ giữ đất, giữ nƣớc, cân bằng môi trƣờng sinh thái.

Dự án chuyển đổi 1 vạn ha đất nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ giai đoạn 2003 - 2009. Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hầu hết đất nông nghiệp của vùng cao núi đá là đất dốc nên quá trình rửa trôi và thoái hoá diễn ra mạnh, đặc biệt trên vùng đất trồng các loại cây màu. Chính vì thế mà năng suất các loại cây lƣơng thực trên các loại đất này còn ở mức thấp, thậm chí còn rất thấp, bình quân chỉ đạt 8-10 tạ/ha. Do vậy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trồng các loại cây không phải là cây lƣơng thực nhƣng có hiệu quả kinh tế cao, để đa dạng hoá sản phẩm, tạo thành vùng sản xuất hàng hoá, tăng nhanh thu nhập trên diện tích đất hiệu quả kinh tế thấp là một việc làm cần thiết nhất là đối với các huyện vùng cao núi đá của Hà Giang. Trồng đƣợc 1 vạn ha cỏ cho năng suất trung bình từ 60 - 80 tấn/ha/năm, có thể chủ động nuôi vững chắc 3 - 4 vạn con bò, mỗi năm xuất chuồng 1 - 2 vạn con bò thịt hàng hoá. Thu nhập 8 - 15 triệu đồng/ha cao hơn trồng ngô 2 - 4 lần.

b) Định hướng sử dụng các loại đất chính * Đất nông, lâm nghiệp

- Dự kiến đến năm 2015, vùng cao núi đá có khoảng 63.200 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đất trồng cây hàng năm có 56.740 ha chiếm 89,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đất trồng cây lâu năm có khoảng

6.460 ha, chiếm 10,3 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Cây lâu năm của vùng đƣợc xác định chủ yếu là cây ăn quả.

- Hiện tại vùng cao núi đá Hà Giang có 140.329 ha đất có rừng, chiếm 69,8% diện tích đất nông nghiệp, độ che phủ từ rừng của toàn vùng là 47%. Thực hiện các chƣơng trình trồng rừng của Nhà nƣớc, của tỉnh cho mục tiêu phát triển kinh tế, diện tích đất lâm nghiệp cần phải tăng lên khoảng 35.981 ha, nâng diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh đến năm 2015 lên 176.310 ha, chiếm 77,9% diện tích đất nông nghiệp và độ che phủ từ rừng 60%.

+ Đối với rừng sản xuất: Quy hoạch một số vùng rừng sản xuất tập trung không thuộc các khu vực phòng hộ đầu nguồn xung yếu và phù hợp với định hƣớng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn các huyện Yên Minh, Quản Bạ. + Đối với rừng phòng hộ: Để đảm bảo yêu cầu phòng hộ đầu nguồn, trong đó ƣu tiên số 1 là phòng hộ đầu nguồn sông Nho Quế, sông Miện, đồng thời duy trì tỷ lệ rừng phòng hộ an toàn cho các khu vực đầu nguồn các sông, suối khác.

+ Đối với rừng đặc dụng: Ổn định diện tích rừng hiện có, quy hoạch phát triển rừng đặc dụng tại các khu bảo tồn thiên nhiên Du Già (Yên Minh).

* Đất phi nông nghiệp

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển xây dựng các khu trung tâm đô thị, đất ở, khu công nghiệp tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở sản xuất chế biến trên địa bàn

* Đất chưa sử dụng

Hiện tại, đất chƣa sử dụng của vùng có 27.280 ha, chiếm 11,6 % diện tích tự nhiên. Để khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất đai hiện có của vùng và hạn chế đất hoang hoá trong giai đoạn đến năm 2015, cần tập trung khai thác tốt diện tích đất bằng chƣa sử dụng, đất đồi núi chƣa sử dụng cho các mục đích. Đến năm 2015 đất chƣa sử dụng trên toàn vùng còn khoảng 15.549 ha, chiếm 6,63% diện tích tự nhiên.

3.3.1.3. Các biện pháp và giải pháp khai thác sử dụng đất bền vững a) Chống xói mòn, rửa trôi, suy thoái đất

- Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp điều kiện đất dốc là điều bắt buộc trong sử dụng đất nông nghiệp. Hạn chế cày, xới bề mặt đất (nhất là trong thời gian mùa mƣa), khai thác trắng (với rừng sản xuất).

- Kết hợp nông - lâm trong sử dụng đất, với đất dốc trên 80 không để có thời gian đất trống.

- Sử dụng đất trong các hoạt động khai khoáng phải có phƣơng án an toàn về môi trƣờng, khi kết thúc hoạt động khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu.

b) Sử dụng tiết kiệm và tăng giá trị của đất

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các phƣơng án quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển các đô thị; trung tâm cụm xã; các khu dân cƣ nông thôn; khu, cụm công nghiệp, kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt lƣu ý, tăng tỷ lệ đất phi nông nghiệp ở các địa bàn này ngay từ khi lập quy hoạch thiết kế.

- Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế: Giao thông, thuỷ lợi, cơ sở chế biến, thị trƣờng tiêu thụ…

- Giao đất theo tiến độ, năng lực khai thác sử dụng thực tế đối với tất cả các trƣờng hợp có nhu cầu sử dụng đất mới. Đất đã giao khi hết hạn sử dụng phải thu hồi kịp thời.

c) Đẩy mạnh khai thác đất chưa sử dụng

- Giao đất cụ thể đến các đối tƣợng trực tiếp sử dụng đất. - Giải quyết tốt vấn đề tái định cƣ và ổn định dân cƣ. - Phát triển cơ sở hạ tầng đến địa bàn còn đất trống.

- Phối hợp hài hoà các dự án đầu tƣ về vốn, nhân lực, vật tƣ,... cho các đối tƣợng sử dụng đất.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chƣa gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác này còn thiếu tính khả thi.

- Chƣa đủ mức độ dân chủ cần thiết trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch. - Thực hiện quy hoạch, kế hoạch còn tùy tiện.

- Thiếu tính đồng bộ trong hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ trung ƣơng đến cấp xã, đặc biệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã, phƣờng, thị trấn chƣa thể hiện đƣợc chi tiết trên bản đồ địa chính để làm cơ sở quản lý đất đai. Để thực hiện có hiệu quả phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang đến năm 2015 cần thực hiện những giải pháp sau:

+ Chính sách về thuế sử dụng đất và các khoản tiền có liên quan đến sử dụng đất, có ƣu tiên theo ngành nghề, đặc biệt chính sách thuế mở theo hƣớng thu hút đầu tƣ; tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất; gắn việc chuyển đổi đất đai với chuyển đổi lao động.

+ Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 cần đƣợc công bố công khai. Tỉnh cần có biện pháp tăng cƣờng phối hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch phát triển đô thị, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật với kế hoạch sử dụng đất hàng năm để nâng cao tính khả thi, tính thực tiễn và hiệu quả sử dụng đất.

+ Thực hiện Quyết định số 273/QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về kiểm tra công tác đầu tƣ xây dựng và quản lý, sử dụng đất, xử lý triệt để các trƣờng hợp ngƣời quản lý có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc xét duyệt và trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng đất sai mục đích.

- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai theo pháp luật và chế độ chính sách của Nhà nƣớc, nhanh chóng khắc phục những vƣớng mắc

tồn tại về quản lý đất đai trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tƣ thực hiện việc khai thác sử dụng đất có hiệu quả, ổn định lâu dài.

+ Đổi mới chính sách bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ đã

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 99 - 141)