Tập quán sản xuất và phƣơng thức canh tác của các dân tộc

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 55 - 63)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.5. Tập quán sản xuất và phƣơng thức canh tác của các dân tộc

cao núi đá Hà Giang

2.3.5.1. Tập quán sản xuất

Khi con ngƣời chuyển từ trạng thái kinh tế săn bắt, hái lƣợm, trạng thái kinh tế sản xuất, biết thuần dƣỡng cây cối, súc vật, từ trạng thái sống lệ thuộc

hoàn toàn vào tự nhiên sang tác động trở lại vào tự nhiên, tập quán sản xuất của mỗi dân tộc cũng đƣợc hình thành.

Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc phản ánh sâu sắc sự thích ứng với một hoàn cảnh địa lí nhất định. Một vài dân tộc trong cùng một nhóm ngữ hệ có những điểm tƣơng đồng với nhau trong tập quán sản xuất. Trong cộng đồng các dân tộc vùng cao núi đá Hà Giang thì các dân tộc cùng ngữ hệ, cƣ trú trên những miền địa hình tƣơng đối giống nhau, đều có nhiều điểm tƣơng đồng về tập quán sản xuất.

Địa bàn cƣ trú của ngƣời Kinh là những khu vực vùng thấp có sự thuận lợi cho phát triển sản xuất . Trong nông nghiệp lúa nƣớc đã đƣợc hình thành và phát triển ở ngƣời Kinh từ rất sớm, trải qua bao đời họ đã đúc kết đƣợc kinh nghiệm “nhất nƣớc, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngoài những kinh nghiệm thâm canh lúa nƣớc, họ còn có những tập quán sử dụng đất đai hợp lí ở những khu vực đồi núi có độ dốc không lớn lắm, các loại cây đƣợc bố trí, sắp xếp, gieo trồng hợp lí theo đƣờng bình độ hoặc kế tiếp nhau theo thời vụ với các hệ canh tác nông - lâm kết hợp, các mô hình VAC, RVAC.

Những gia đình ngƣời Kinh ở vùng cao núi đá Hà Giang tham gia phát triển nông nghiệp chiếm số lƣợng rất ít nhƣng ý thức phát triển kinh tế tƣơng đối cao, sớm tự túc đƣợc lƣơng thực, thực phẩm trong gia đình. Mỗi gia đình ngƣời Kinh ở đây đã hình thành một đơn vị sản xuất đa dạng trong nông nghiệp, tận dụng sức lao động của mọi thành viên trong gia đình để trồng trọt, chăn nuôi, làm một số nghề thủ công và phát triển các ngành dịch vụ.

Hiện nay, có không ít những gia đình ở các huyện vùng cao núi đá áp dụng các mô hình VAC, RVAC đã đem lại lợi nhuận tƣơng đối lớn. Chẳng hạn, ở huyện Yên Minh có một số gia đình nuôi cá kết hợp với chuyên canh cây xoài và chuồng nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Đối với dân tộc Giáy, Tày, Nùng thì cũng thƣờng lựa chọn cho mình những địa bàn cƣ trú thuận lợi nhƣ vùng trũng, vùng thấp ven sông suối, gần

nguồn nƣớc…, thuận lợi cho đời sống và sản xuất. Chính địa vực cƣ trú khá thuận lợi với những cánh đồng màu mỡ ở các thung lũng nên các dân tộc Tày, Nùng, Giáy đã tạo lập đƣợc một nền nông nghiệp truyền thống khá phát triển, bên cạnh đó họ lại có điều kiện sống gần đồng bào dân tộc Kinh nên cũng học hỏi đƣợc khá nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây trồng cho năng xuất cao. Hầu hết trong các xã ở vùng cao, dân tộc Tày, Nùng, Giáy sống xen kẽ nhƣ: xã Quản Bạ, xã Bảo An, xã Đông Hà thuộc huyện Quản Bạ; xã Nà Tèn, Nà Quang, Nà Đồng thuộc huyện Yên Minh…. Ngoài lúa, ngô là cây lƣơng thực chính, đồng bào còn trồng thêm các loại khoai lang, sắn và các loại rau vụ đông. Kĩ thuật làm đất, bón phân kết hợp với các công cụ lao động truyền thống đa dạng, cơ cấu mùa vụ phong phú, thích hợp với từng loại cây trồng nên ngoài phần lƣơng thực, thực phẩm cung cấp cho gia đình, đồng bào còn dƣ thừa sản phẩm để đem bán.

Dân tộc Lô Lô lại sống trọn vẹn trên vùng sơn nguyên đá vôi nên canh tác nƣơng rẫy là chủ yếu. Ruộng đất của ngƣời Lô Lô không nhiều, hầu hết là ruộng cạn chờ mƣa, mỗi năm chỉ cày cấy đƣợc một vụ vào mùa mƣa, nên họ thƣờng trồng giống lúa dài ngày (6 tháng), ngoài lúa họ còn trồng rau cải, đậu, ngô vụ đông xuân…Bên cạnh đó họ còn chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm. Dù là ruộng màu hay thổ canh hốc đá cũng phải chặt cây, dọn cỏ để canh tác. Nhƣng điều đáng chú ý của dân tộc Lô Lô ở đây là thâm canh chứ không phải quảng canh. Việc be đá làm bờ trên nƣơng đƣợc đồng bào chú ý từ lâu để trống xói mòn, rửa trôi đất tạo điều kiện cho canh tác lâu dài.

Điển hình nhất ở vùng cao núi đá vẫn là dân tộc Mông, Dao. Xét về mặt phân hoá theo lãnh thổ thì hai dân tộc này cƣ trú ở khu vực cao nhất so với các dân tộc khác. Ở những vùng định cƣ lâu đời, thì đồng bào thâm canh theo phƣơng pháp thổ canh hốc đá. Bên cạnh đó, một số ít sống du canh, du cƣ, đốt nƣơng, làm rẫy, nhƣng đến nay về cơ bản cuộc sống của họ đã định canh nhƣng phƣơng thức canh tác vẫn theo lối cổ truyền là canh tác nƣơng rẫy và

chăn nuôi đại gia súc. Cây lƣơng thực chính là cây ngô, lúa và một số loại hoa màu nhƣ bí đỏ, củ cải đƣờng, đậu Hà lan, bắp cải và các vật nuôi gia súc, gia cầm chăn thả tự do.

Ngƣời Mông từ xa xƣa đã có ý thức về việc chọn giống ngô và các loại cây trồng, đồng bào đã tận dụng tất cả những gì có thể nhằm khắc phục tình trạng khó khăn do điều kiện tự nhiên, nhƣ việc đồng bào tận dụng các khe núi, lèn đá trồng ngô, khoai, dong riềng, sắn làm thức ăn gia súc, gia cầm và cũng có thể làm thức ăn cho con ngƣời trong lúc đói kém.

Do đặc điểm khí hậu và thổ nhƣỡng, nên ngƣời Mông vùng cao đã biết áp dụng lợi thế trồng các cây dƣợc liệu có giá trị nhƣ đỗ trọng, tam thất, xuyên khung, sa nhân và nhiều loại cây ăn quả nhƣ mận tím, đào, lê, táo. Đặc biệt họ còn trồng thêm một loại cây mà đồng bào rất chăm chút đó là cây Lanh, loại cây dùng để dệt vải thổ cẩm bền và đẹp.

Trong những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc với các dự án trồng và bảo vệ rừng, đồng bào dân tộc vùng cao núi đá tham gia trồng và bảo vệ rừng, bƣớc đầu đã mang lại những kết quả đáng khích lệ. Họ đã biết kết hợp giữa trồng rừng, trồng cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc nhƣ Bò, Dê với mô hình mới này rất phù hợp với môi trƣờng vùng cao núi đá. Họ cũng tận dụng mọi lợi thế để có thể phát triển kinh tế nhƣ đào ao thả cá mang lại nguồn thức ăn cho gia đình và có sản phẩm dƣ thừa để đem bán, trồng cây cải dầu, đại mạch, tiểu mạch, hoa hồng để chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Ngày nay cùng với sự phát triển đi lên của cả nƣớc thì cộng đồng các dân tộc vùng cao núi đá Hà Giang cũng hƣởng ứng chung các phong trào phát động nông dân làm kinh tế giỏi, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của Nhà nƣớc đã làm cho vùng cao núi đá ngày một phát triển và đổi mới.

2.3.5.2. Các hệ canh tác chủ yếu

Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lí, môi trƣờng sinh sống của mỗi dân tộc, mỗi tiểu vùng mà có các hệ canh tác đặc trƣng, với những cách

thức khai thác, sử dụng tài nguyên để tồn tại và phát triển. Trong các nghiên cứu của mình, GS Ngô Đức Thịnh đã chia khu vực miền núi Việt Nam thành ba tiểu vùng cƣ trú, canh tác khác nhau, theo thang bậc địa hình: rẻo thấp, rẻo giữa, rẻo cao. Với cách phân chia này rất phù hợp với sự phân hoá theo đai cao ở vùng cao núi đá Hà Giang.

Vùng rẻo cao: Là những nơi có độ cao trên 800m, địa hình hiểm trở có nhiều núi cao và cũng là khu vực khó khăn về sinh kế. Ở khu vực này chủ yếu là hai dân tộc Mông và Dao, với phƣơng thức canh tác truyền thống. Thuộc tiểu vùng này gồm xã vùng cao thuộc các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Phƣơng thức sử dụng đất là trồng cây lƣơng thực kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, trên 80% sản lƣợng lƣơng thực của các nông hộ là ngô, lúa. Ngoài ra họ còn trồng thêm các loại cây lƣơng thực phụ xen lẫn.

Vùng rẻo giữa: Là vùng trung gian giữa rẻo cao và rẻo thấp mang tính chuyển tiếp có độ cao khoảng từ 500 - 800m, điểm cƣ trú của các dân tộc thƣờng là phân tán, địa bàn cƣ trú của các dân tộc Dao, Giáy, Lô Lô, thậm chí có cả dân tộc Mông và một số dân tộc khác sống xen kẽ nhƣng không nhiều. Hệ canh tác cũng có tính chất pha trộn giữa vùng rẻo cao và rẻo thấp. Trên địa bàn này đồng bào vừa canh tác nƣơng rẫy, vừa làm ruộng bậc thang. Phƣơng thức sử dụng đất là trồng lúa nƣớc trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên nƣơng và các cây lƣơng thực chịu hạn khác.

Vùng rẻo thấp: Là nơi hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nằm trong độ cao từ 300 - 500m. Là một khu vực gần đƣờng giao thông, địa hình thấp, gần nguồn nƣớc..., tập chung ở khu vực này có các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa. Phƣơng thức sử dụng quỹ đất của các dân tộc cũng rất hợp lí và hiệu quả, cây lúa nƣớc rất phát triển có nền nông nghiệp định canh từ khá sớm.

Nhìn chung, sự phân chia khu vực thành ba hệ canh tác theo độ cao địa hình chỉ là tƣơng đối và có tính quy ƣớc, song có thể khẳng định rằng để thích

ứng với các điều kiện đặc thù vùng cao núi đá khắc nhiệt, cộng đồng các dân tộc nơi đây đã lựa chọn cho mình các phƣơng thức canh tác phù hợp với môi trƣờng họ đang sinh sống, điều đó đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.

2.3.5.3. Các mô hình sản xuất tiêu biểu của một số dân tộc vùng cao núi đá

a) Mô hình trồng ngô trên hốc đá của ngƣời Mông

Từ địa vực cƣ trú chủ yếu trên núi cao, sống gắn bó với rừng và đất rừng, trong hoàn cảnh đó đồng bào dân tộc Mông đã biết tận dụng triệt để những điều kiện thiên nhiên hiện có, bất cứ chỗ nào có thể làm đƣợc nƣơng là họ đều gieo hạt. Trải qua nhiều khó khăn, vất vả để sinh kế, đồng bào đã tích luỹ đƣợc khá nhiều kinh nghiệm canh tác trên nƣơng đá, cụ thể đó là mô hình trồng ngô trong hốc đá hay còn gọi là “thổ canh hốc đá”, là một tập quán canh tác sáng tạo và mang tính bản địa của ngƣời Mông sống ở vùng cao núi đá. Nơi canh tác có nhiều đỉnh tai mèo sắc nhọn, độ dốc lớn, trên bề mặt có ít hoặc rất ít đất, nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá.

Tận dụng các hốc đá có kích thƣớc to, nhỏ khác nhau có chứa đất, mỗi hốc có thể trồng đƣợc một vài khóm ngô, có những nơi trên bề mặt đá không có đất họ phải gùi từng quẩy đất nặng nề từ dƣới khe núi lên trên núi đá, rồi thả vào từng hốc đá sau đó tra ngô. Những “túi đất” ở “lƣng trời” là một sáng tạo riêng đáng khâm phục.

Nƣơng của ngƣời Mông ở vùng cao núi đá gồm có ba loại đó là: Tế Tìa (nƣơng bằng), Tế Xá (nƣơng dốc hay nƣơng thổ canh hốc đá) và ruộng bậc thang. “Tế Tìa” là loại nƣơng tƣơng đối bằng phẳng ít đá lộ đầu, canh tác trên mảnh nƣơng này tƣơng đối thuận lợi, cho năng xuất cao. Tuy nhiên, nƣơng bằng chiếm một số lƣợng không đáng kể, chỉ khoảng 5 - 7 % diện tích đất canh tác của toàn vùng. “Tế Xá”, nƣơng thổ canh hốc đá, là loại nƣơng có nhiều hốc đá có kích thƣớc to, nhỏ khác nhau, theo cách phân loại này thì đồng bào chia ra làm hai loại đó là nƣơng “Xùa Tế” và “Dầu Tế”.

“Xùa Tế” là loại nƣơng có nhiều hốc đá nhỏ nằm kề nhau, trong các hốc đá, khe đá có đất sẵn. Các khe đá rất rễ bị xói mòn, rửa trôi khi mùa mƣa đồng bào phải xếp các tầng đá theo đƣờng bình độ để tránh mƣa cuốn trôi đất.

“Dầu Tế”, gồm những hốc đá có khoảnh đất rộng chừng 3 - 4 mét vuông, đặc biệt ở những nơi có những tảng đá rộng, bề mặt tƣơng đối bằng phẳng đồng bào gùi đất đổ lên bề mặt đá và tiến hành canh tác tƣơng tự nhƣ nƣơng Xùa Tế. Đây là loại nƣơng ít bị bỏ hoang và có điều kiên thâm canh cao.

Cả hai loại nƣơng trên đều có chung một quy trình canh tác đó là: phát, đốt, làm đất. Vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 đến cuối tháng 2 âm lịch khi đất đã ải và có mƣa phùn, đồng bào bắt đầu gieo trồng ngô. Mỗi hốc ngô đồng bào lại lót một lƣợng phân chuồng vừa phải, trộn lẫn rồi tra hạt lên trên, sau đó thả bên cạnh thêm 1 củ khoai lang rồi lấp đất. Khi ngô và khoai đã mọc thì họ lại trồng xen thêm đậu tƣơng, dƣa chuột…Chính vì điều kiện tự nhiên và khí hậu quá khắc nghiệt nên chỉ trồng đƣợc một vụ trong năm, vì vậy đồng bào phải trồng xen nhƣ vậy để tăng thêm nguồn lƣơng thực, thực phẩm và tăng hệ số vòng quay của đất canh tác.

b) Mô hình canh tác trên nƣơng rẫy của dân tộc Dao

Canh tác nƣơng rẫy là hình thức canh tác rất phổ biến ở hầu hết các nhóm dân tộc Dao và có thể coi là hình thức nông nghiệp nguyên thuỷ của vùng núi cao, đến nay nó vẫn giữ đƣợc vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của ngƣời Dao. Nƣơng thƣờng đƣợc làm ở sƣờn đồi, núi đất có độ dốc lớn. Lối canh tác này còn gọi là “đao canh hoả chủng” (phát bằng dao, đốt bằng lửa rồi trồng) và không cần dùng phân bón. Theo cách phân loại của ngƣời Dao vùng cao núi đá có các loại nƣơng sau:

Căn cứ vào cây trồng: Nƣơng ngô, nƣơng sắn, nƣơng khoai Căn cứ vào địa hình: Nƣơng bãi bằng, nƣơng hốc đá

Căn cứ vào điều kiện môi trƣờng của khu vực nƣơng trƣớc khi phát: Nƣơng rừng già, nƣơng rừng tái sinh.

Đối với từng loại cây trồng, kĩ thuật gieo trồng cũng khác nhau.

Cây ngô: Thƣờng đƣợc gieo trồng vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch. Tuỳ theo từng loại đất mà ngƣời ta trồng những giống ngô thích hợp. Theo tập quán của đồng bào, ở mảnh nƣơng mới khai phá, ngƣời ta trồng ngô nếp. Cách tra ngô thì dùng cuốc bƣớm tạo hốc sau đó tra vào 4 - 5 hạt giống, khoảng cách giữa các hốc từ 80 - 100cm, nếu để thƣa quá sẽ lãng phí đất, dày quá sẽ cớm cây.

Sắn và khoai ngày nay đã trở thành cây trồng quen thuộcvới ngƣời Dao ở vùng cao núi đá và là lƣơng thực trợ giúp lúc đói kém, mất mùa, đồng thời là nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi và làm nguyên liệu để nấu rƣợu. Nƣơng sắn thƣờng đƣợc phát, đốt ở những mảnh đất đã bỏ hoá, kiệt màu. Mùa trồng sắn bắt đầu từ trung tuần tháng 2 đến hết tháng 3, cách trồng cũng bổ hốc đặt hom sắn dài 25 cm rồi lấp đất lên.

Khoai sọ: Đƣợc trồng vào tháng 2, trên các mảnh đất khai phá ở rừng vầu và rừng nứa, cách trồng cũng lấy cuốc bƣớm bổ hốc sau đó đặt củ vào rồi lấp đất cho thật kín. Bên cạnh ngô, khoai, sắn, ngƣời Dao còn trồng xen canh các loại rau xanh chẳng hạn nhƣ dƣa chuột, bí xanh trồng xen vơi ngô. Ngoài ra đồng bào còn có những mảnh nƣơng chuyên canh chủ yếu là xung quanh nhà ở, rất thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày đó là nƣơng chè, nƣơng rau cải, nƣơng trồng vừng.

c) Mô hình canh tác lúa nƣớc trên ruộng bậc thang của dân tộc Dao, Tày Theo quan niệm của ngƣời Dao, ruộng bậc thang là những mảnh đất đƣợc khai phá tạo thành mặt bằng, xung quanh đắp bờ ngăn nƣớc trồng lúa. Để có mảnh ruộng, đồng bào dân tộc đã phải mất rất nhiều công sức, tích luỹ đƣợc

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)