Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc vùng cao núi đá

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 51 - 55)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.4. Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc vùng cao núi đá

2.3.4.1. Dân tộc Mông

Dân tộc Mông ở Hà Giang theo thống kê năm 1999 có 153.967 ngƣời, đến năm 2009 có khoảng trên 180.000 ngƣời, đây cũng là dân tộc đông nhất ở Hà Giang và tập chung chủ yếu ở vùng cao núi đá. Ngƣời Mông di cƣ từ Trung Quốc đến biên giới nƣớc ta và Hà Giang làm nhiều đợt cách đây khoảng 300 năm.

Quy mô một gia đình ngƣời Mông thƣờng có 5 - 6 ngƣời nhƣng cũng có khi trong một gia đình lên tới 20 - 30 ngƣời (Bốn thế hệ chung sống dƣới một mái nhà). Nhà ở của ngƣời Mông rất đơn giản và có 3 loại là nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhƣng chủ yếu là nhà đất (nhà trình tƣờng). Tổ chức làng bản của ngƣời Mông vẫn giữ đƣợc những quy định truyền thống đó là cử ra một ngƣời có uy tín làm trƣởng bản. Mỗi bản thƣờng có địa bàn cƣ trú riêng, các thành viên trong bản có ý thức cộng đồng cao. Bản ngƣời Mông có tính chất khép kín, cƣ trú biệt lập ở vùng cao, những đặc điểm này có ảnh hƣởng và chi phối lớn đến đời sống, văn hoá, tinh thần và cách ứng xử của ngƣời Mông.

Sống ở vùng cao núi đá, gần gũi với thiên nhiên hoang sơ, các hình thức nghệ thuật của ngƣời Mông cũng có những nét đặc trƣng riêng. Trong cuộc sống lao động vất vả, họ đã tự sáng tạo ra các công cụ sản xuất thích ứng với điều kiện canh tác núi đá (cày, cuốc..).

2.3.4.2. Dân tộc Dao

Hiện nay ở nƣớc ta có 8 nhóm Dao: Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao thanh phán, Dao tiền, Dao quần trắng, hầu hết họ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc di cƣ sang nƣớc ta làm nhiều đợt khác nhau. Ngƣời Dao ở Hà Giang cƣ trú chủ yếu ở vùng núi cao và một số ít ở vùng núi thấp. Cũng nhƣ nhiều dân tộc khác,

làng của ngƣời dao thƣờng có tên gọi nhất định, tuỳ thuộc vào địa hình nơi cƣ trú mà ngƣời ta đặt tên cho làng

Ngƣời Dao ở Hà Giang có hai loại hình cƣ trú: tập chung và phân tán trên một diện tích rộng lớn bao gồm cả 3 vùng đó là vùng cao, vùng thấp và vùng giữa nhƣng chủ yếu cƣ trú ở vùng giữa.

Các nghi lễ của ngƣời Dao vùng cao núi đá Hà Giang cũng không có gì khác biệt so với ngƣời Dao ở các địa phƣơng khác, bởi họ cũng có các nghi lễ mang đậm tính cộng đồng nhƣ thờ cúng tổ tiên, cúng bàn vƣơng, lễ cấp sắc (bất kì một ngƣời nào sinh ra cũng phải làm lễ cấp sắc để làm tiêu tan chất bẩn và tội lỗi), lễ cúng hồn lúa, lễ cầu mƣa thuận gió hoà…

Văn hoá dân gian của ngƣời Dao rất phong phú và đa dạng có truyện kể, dân ca, câu đố…phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhạc cụ của ngƣời Dao chủ yếu đƣợc sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngƣỡng nhƣ trống (trống dẹt, trống dài, trống ngắn…), thanh la, chũm choẹ, tù và.

2.3.4.3. Dân tộc Giáy

Ngƣời Giáy di cƣ đến Hà Giang cách đây khoảng 200 năm từ Trung Quốc sang. Đại bộ phận ngƣời Giáy ở Hà Giang là từ Vân Nam sang sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Nùng, Lô Lô…và có đặc trƣng văn hóa riêng.

Nhà ở của ngƣời Giáy thƣờng là nhà sàn và nhà đất, sống tụ cƣ thành từng bản, làng ở thung lũng, chân đồi, chân núi cao tiện cho việc ra đồng ruộng hoặc lên nƣơng. Mỗi bản thƣờng có từ 30 - 50 nóc nhà, gia đình truyền thống của ngƣời Giáy có 6 - 7 ngƣời.

Văn hoá tinh thần của ngƣời Giáy đáng kể nhất vẫn là kho tàng dân ca mà họ vẫn gọi là vƣơn hay phƣơn đều có nghĩa là hát. Có nhiều thể thức hát và làn điệu nhƣng chủ yếu vẫn là hát đối đáp của trai gái trong các dịp lễ hội, chợ phiên, đám cƣới…tiêu biểu hơn cả là hát vƣơn tả lảu (hát bên mâm rƣợu), vƣơn ssỏng săn (hát tiễn đƣờng), vƣơn chăng hằn (hát về đêm của các đôi nam nữ), vƣơn lai (hát chúc thọ).

Ngày nay trong quá trình đổi mới, ngƣời Giáy đã có những bƣớc tiến đáng kể về mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào đang dần đƣợc cải thiện và nâng cao, song quá trình đổi mới ấy đã làm mất đi khá nhiều nét văn hoá truyền thống, đặc sắc của dân tộc. Những giá trị văn hoá ấy cần đƣợc bảo tồn và phát huy trong thời đại ngày nay.

2.3.4.4. Dân tộc Tày

Là cƣ dân bản địa sống lâu đời nhất trên đất nƣớc Việt Nam, họ là một trong những chủ nhân đầu tiên lập nên nhà nƣớc Văn Lang của các Vua Hùng. Đây là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc ít ngƣời của nƣớc ta, đến nay có khoảng trên 1,5 triệu ngƣời và chiếm trên 2% dân số cả nƣớc, tập trung ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó đông nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và họ chính là một cộng đồng thống nhất.

Nhà của ngƣời Tày ở vùng cao núi đá hầu hết là nhà sàn, cách bài trí rất tiện dụng và đảm bảo vệ sinh. Làng bản là đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày, thƣờng ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, ven suối, mỗi bản trung bình có từ 30 - 50 nóc nhà và thƣờng xen kẽ với các dân tộc khác. Tuy nhiên, tính cộng đồng vẫn biểu hiện khá rõ nét.

Văn học nghệ thuật và tri thức dân gian của dân tộc Tày khá phát triển với một kho tàng truyện thần thoại, cổ tích, trong các thể loại này đã đƣợc biến tấu thành các loại khác rất đáng tự hào nhƣ hát lƣợn cọi, hát yểu, hát quan làng.

2.3.4.5. Dân tộc Nùng

Có thể nói, đại bộ phận ngƣời Nùng xƣa kia ở Việt Nam nói chung và ở vùng cao núi đá Hà Giang nói riêng đều có nguồn gốc từ Quảng Tây (Trung Quốc) di cƣ đến Việt Nam khoảng 300 năm nay.

Ngƣời Nùng ở Hà Giang chủ yếu di cƣ từ Trung Quốc và Cao Bằng sang, có rất nhiều nhóm Nùng khác nhau, nhƣng trong điều kiện và hoàn cảnh hiện nay sự cố kết giữa các nhóm Nùng ngày càng tăng, các tên gọi theo nhóm

địa phƣơng dần dần biến mất chỉ còn lại một tộc danh chung là Nùng. Bên cạnh đó, các quan hệ tƣơng hỗ với ngƣời Tày ngày càng làm cho hai dân tộc này xích lại gần nhau hơn.

Nhà của ngƣời Nùng là nhà sàn có từ 3 - 5 gian. Bản, làng của ngƣời Nùng thƣờng đƣợc tạo lập trong các thung lũng, lòng chảo nhỏ hẹp hoặc men theo các triền đồi. Làng của ngƣời Nùng tƣơng đối tập trung.

Nền văn học, dân ca, tri thức dân gian của ngƣời Nùng cũng khá phong phú và đa dạng, với nhiều thể loại nhƣ truyện kể, tình ca, dân ca, văn tế chữ nôm. Với làn điệu dân ca quen thuộc, rất phổ biến ở vùng cao Hà Giang là hát lƣợn cọi của các đôi nam nữ trong các dịp lễ tết, cƣới hỏi.

2.3.4.6. Dân tộc Lô Lô

Dân tộc Lô Lô ở Hà Giang chủ yếu sinh sống ở hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc, số dân chiếm khoảng trên 1000 ngƣời và di cƣ dến nƣớc ta cách đây khoảng trên 500 năm. Có hai nhóm Lô chính, đó là Lô Lô hoa và Lô Lô đen, ở vùng cao núi đá Hà Giang có cả hai nhóm này.

Là một tộc ngƣời có dân số ít, sống giữa vùng ngƣời Mông đông đúc, song họ vẫn cƣ trú thành các thôn, xóm riêng mà các dân tộc khác vẫn thƣờng gọi họ là Lô Lô chải (xóm hay làng Lô Lô).

Làng Lô Lô tập trung nhƣ Lũng Cú (Đồng Văn), Xảm Pả (Mèo Vạc) có chừng 40 - 50 hộ, xóm nhỏ hơn có 5 - 7 hộ, chủ yếu là nhà đất (nhà trình tƣờng) đƣợc làm khá kiên cố, gỗ làm nhà là những loaị gỗ tốt của núi đá nên nhà rất khoẻ và bền.

Dân tộc Lô Lô rất tự hào vì có mặt ở nƣớc ta từ khá sớm, họ khai phá vùng cao biên giới thành những bản, làng, đồng bào đã sáng tạo và giữ gìn một nền văn hoá độc đáo và rực rỡ, đƣợc đánh dấu bằng những bộ trống đồng cổ truyền bằng chữ cổ tƣợng hình, vốn dân ca phong phú và đặc sắc, kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi giỏi thể hiện cuộc sông nội tâm giàu có của đồng bào.

2.3.4.7. Dân tộc Kinh

Từ xa xƣa Hà Giang vốn là một trong số những vùng biên viễn, phên giậu của đất nƣớc. Trong tục ngữ, thành ngữ của ngƣời Kinh ở thế kỉ trƣớc cứ nhắc đến địa danh Hà Giang, Bắc Quang là nói đến một vùng “ma thiêng, nƣớc độc”. Chính vì những ấn tƣợng sâu sắc ấy mà Hà Giang trong thời kì đó vẫn chƣa có sự hiện diện của dân tộc Kinh.

Thế nhƣng, trong vòng hơn nửa thế kỉ qua trở lại đây, cộng đồng ngƣời Kinh đã hình thành ở Hà Giang khá đông đúc, họ đã thực sự nhanh chóng góp phần tích cực trong việc làm cho vùng núi xa sôi, hẻo lánh. Trong cuộc vận động cách mạng ở giữa thế kỉ XX, để tiến tới khởi nghĩa toàn quốc tháng 8 - 1945 đã có nhiều ngƣời Kinh từ miền đồng bằng đi lên miền núi (trong đó có Hà Giang) ngày càng nhiều. Đó là những cán bộ tuyên truyền vận động cách mạng, tổ chức vũ trang…Đây chính là những giai đoạn thực sự hình thành một cộng đồng ngƣời Kinh ở Hà Giang.

Đồng bào Kinh đến vùng cao núi đá lập nghiệp, họ đã có sẵn trong mình vốn kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm, là những ngƣời tiên phong truyền thụ những kinh nghiệm quý báu cho đồng bào các dân tộc ít ngƣời. Nhờ những hoạt động kinh tế và sức năng động sáng tạo của họ mà các dân tộc anh em khác luôn coi đó là những tấm gƣơng sáng cần phải học hỏi. Đồng bào Kinh ở Hà Giang, về các nét truyền thống thì họ không có điểm gì khác biệt so với ngƣời Kinh ở các nơi khác. Với thời gian lập nghiệp ở Hà Giang còn quá ngắn ngủi so với các dân tộc khác, nhƣng họ lại là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở tỉnh miền núi này.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 51 - 55)