Đặc điểm tài nguyên đất, rừng các huyện vùng cao núi đá

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 63 - 67)

6. Cấu trúc đề tài

2.4.1. Đặc điểm tài nguyên đất, rừng các huyện vùng cao núi đá

Kết quả điều tra thổ nhƣỡng của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy vùng có các loại đất chính sau:

- Nhóm đất đen R (Luvisols): Đƣợc hình thành ở ven chân các dãy núi đá vôi hoặc thung lũng trong đá vôi thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh. Thành phần cơ giới của đất nặng, đất có phản ứng trung tính; hàm lƣợng mùn và đạm tổng số khá, giàu lân tổng số và dễ tiêu, kali tổng số và trao đổi nghèo; CEC của đất thay đổi từ 8 - 12 meq/100g đất, đất dễ bị khô hạn. Nhóm đất này thích hợp một số cây ngắn ngày nhƣ ngô, đậu tƣơng…

- Nhóm đất xám X (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích lớn nhất bao gồm đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất Feralit, theo phân loại phát sinh đều thuộc nhóm đất này, phân bổ ở hầu hết các huyện. Thành phần cơ giới của đất biến động từ nhẹ đến trung bình và nặng; đất có phản ứng chua và rất chua; hàm lƣợng mùn và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình và khá, lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất nghèo, kali nghèo; CEC thay đổi từ 5 - 12 meq/100g đất. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao, thích hợp các cây dài ngày, tuy nhiên cần chú ý đến chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.

- Nhóm đất đỏ F (Ferasols): Phân bố ở hầu hết các huỵên, đất đƣợc hình thành trên nền đá Macmabazơ và đá vôi, đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng chua và rất chua. Hàm lƣợng mùn và đạm tổng số ở tầng mặt giàu và khá, lân tổng số giàu nhƣng lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số trao đổi nghèo. Đất đỏ phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Có diện tích chiếm nhỏ, tập trung nhiều ở khu vực ven sông và các suối... Phản ứng của đất thay đổi từ trung tính đến chua ở các mức độ khác nhau; hàm lƣợng mùn và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình khá; lân và kali tổng số trung bình nhƣng dễ tiêu ở mức nghèo; CEC của đất thay đổi từ 5 - 10 meq/100g đất. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp, thay đổi nhẹ từ trung bình đến nặng. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lƣơng thực.

- Nhóm đất glây GL (Gleysols): Nhóm đất này đƣợc hình thành ở nơi có địa hình thấp luôn giữ ẩm, có nhiều tại Yên Minh. Thành phần cơ giới của đất biến động phức tạp, chủ yếu từ trung bình đến nặng; hàm lƣợng mùn và đạm tổng số khá; lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo; đất có phản ứng chua và rất chua; CEC xấp xỉ 10 meq/100g đất. Nhóm đất này chủ yếu sử dụng để gieo trồng lúa nƣớc.

Nhìn chung, đất trong vùng bị xói mòn rửa trôi mạnh, đất thƣờng xuyên bị khô hạn, đất chua, nghèo dinh dƣỡng dễ tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn. Đất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp chế biến, cây ăn quả lâu năm, cây dƣợc liệu…

Việc đánh giá đất đai về mặt lƣợng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra những căn cứ để định hƣớng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý. Đánh giá tiềm năng đất đai là xác định đƣợc diện tích đất thích hợp với từng mục đích sử dụng trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên của đất và các mối quan hệ trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tiềm năng đất đai không chỉ là khả năng khai thác đất chƣa sử dụng mà còn là khả năng khai thác, nâng cao hiệu quả đất đang sử dụng bằng việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội. Hiện tại, diện tích đất nông nghiệp là 60.761,0 ha, chiếm 25,8% diện tích tự nhiên toàn vùng. Đất đƣợc sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp đã đƣợc tận dụng triệt để.

2.4.1.2. Tài nguyên rừng

Do yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình nên rừng khu vực 4 huyện mang nhiều đặc trƣng của các ƣu hợp thực vật trong kiểu phụ miền bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc với các loài trong họ: dẻ (Fagaceac), họ đậu (Fabaceac), họ trám (Burreraceac). Ngoài ra còn một số loài đặc hữu nhƣ: chò, nghiến, pơ mu, thông tre....Các kiểu rừng chính sau:

+ Kiểu rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng đặc trƣng hệ sinh thái trên núi đá, do địa hình hiểm trở nên ít bị tác động, loài cây chủ yếu là nghiến, ô rô.... Trong đó có những loài đặc biệt quí hiếm cần đƣợc bảo tồn nguồn gen (hoàng tinh, thông tre...).

+ Kiểu rừng dày ẩm thƣờng xanh núi đất: Rừng sinh trƣởng quanh năm, tổ thành loài thực vật trong kiểu rừng nà y đa dạng, loài cây chủ yếu là dẻ, kháo, xoan...

+ Kiểu rừng phục hồi sau nƣơng rẫy tổ thành là những cây ƣa sáng mọc nhanh nhƣ: Sau sau, thành ngạnh, súm lông... rừng chƣa phân tầng tán, mật độ cây tái sinh triển vọng từ 8.000 - 10.000 cây/ha.

+ Kiểu rừng trồng cây bản địa, rừng thông, sa mộc và rừng trồng cây lấy dầu (sở), cây ăn quả...

+ Kiểu thảm cây gỗ tái sinh: Đất trống cây gỗ rải rác, cây gỗ tái sinh là những cây gỗ có triển vọng, nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt có khả năng phục hồi thành rừng trong khoảng 6 - 10 năm sau thời gian khoanh nuôi.

+ Kiểu thảm cây bụi, đất trống trảng cỏ, không có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng.

Do hậu quả của tình trạng khai thác rừng không hợp lý trong những thập kỷ trƣớc đây, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm diện tích khá lớn. Đất trống có cây gỗ tái sinh là trạng thái sau khi rừng bị chặt phá làm nƣơng rẫy hoặc sau khai thác kiệt, sau một thời gian không bị tác động đã xuất hiện nhiều cây tái sinh, phần lớn là những loài cây tiên phong ƣa sáng, mọc nhanh, thông qua việc gieo giống tự nhiên, có nhiều khả năng phục hồi thành rừng nếu đƣợc khoanh giữ bảo vệ tốt. Trạng thái này đất còn tƣơng đối tốt, tầng đất trung bình, còn tính chất đất rừng. Vì vậy việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc có ý nghĩa sinh thái vô cùng lớn đối với vùng đất này.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 63 - 67)