Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 44 - 141)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.8. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, đáng chú ý nhất là quặng antimon ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh), Lũng Thầu (Đồng Văn) có trữ lƣợng khá lớn. Mỏ sắt ở Quyết Tiến (Quản Bạ) có trữ lƣợng 20 triệu tấn. Ngoài ra còn có

mangan, ferit, chì kẽm, đồng, thiếc, boxit, vàng, đá quý, cao lanh, nƣớc khoáng....

- Quặng Antimon: Đã phát hiện đƣợc 9 mỏ và điểm quặng tại Mậu Duệ, Bó Mới, Bản Lỳ (Yên Minh); Lũng Thầu (Đồng Văn); Bản Trang, Phe Thán, Lẻo Trá Phìn, Po Ma (Mèo Vạc). Trong đó có mỏ Anitmon Mậu Duệ có trữ lƣợng lớn nhất, đạt 330,286 ngàn tấn.

- Quặng Bô xít: Qua thăm dò đã phát hiện đƣợc 19 điểm mỏ và điểm quặng, trong đó đáng kể nhất là các mỏ: Lũng Pù (Mèo Vạc), trữ lƣợng 9,6 triệu tấn, hàm lƣợng AL2O3 từ 21 - 50%; mỏ Quán Xì (Mèo Vạc), trữ lƣợng 9,5 triệu tấn, hàm lƣợng AL2O3 từ 28 - 49%. Mỏ than Anrtaxit ở Phố Bảng (Đồng Văn) có trữ lƣợng khoảng 200 ngàn tấn, có thể khai thác làm chất đốt. 2.3. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC CÁC HUYỆN VÙNG CAO NÚI ĐÁ

2.3.1. Số dân và gia tăng dân số

Bảng 2.2. Thống kê dân số vùng cao nguyên đá năm 2009

TT Tên huyện

Dân số

(ngƣời)

Phân theo Phân theo giới

Số hộ Bình quân số ngƣời/ hộ T.Thị N.Thôn Nam Nữ 1 Đồng Văn 63.897 2.143 61.754 31.652 32.245 13.333 4,8 2 Mèo Vạc 69.359 5.586 63.773 34.208 35.151 13.421 5,2 3 Yên Minh 76.762 6.077 70.685 38.170 38.592 14.821 5,2 4 Quản Bạ 43.846 5.111 38.735 21.833 22.013 9.681 4,5 Tổng 253.864 18.917 234.947 125.863 128.001 51.256 4,95

Nguồn: Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, 12/2009.

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/4/2009, dân số toàn vùng là 253.864 ngƣời, chiếm 35,8 % dân số trong tỉnh, trong đó: Nam: 125.863 ngƣời, chiếm 49,6 % dân số của cả vùng; Nữ: 128.001 ngƣời, chiếm 50,4 %

dân số của cả vùng. Số dân thành thị: 18.917 ngƣời, số dân nông thôn: 234.947 ngƣời, tỷ lệ dân số sống ở thành thị là 7,45 %.

Mật độ dân số trung bình của vùng là 108 ngƣời/km2

. Mật độ phân bố không đều, cao nhất là huyện Đồng Văn 138,5 ngƣời/km2, thấp nhất là huyện Quản Bạ 82 ngƣời/km2. Mật độ dân số khá thƣa, nhƣng với vùng cao nguyên đá đất đai canh tác hạn chế và thiếu nƣớc trầm trọng thì “sức chứa lãnh thổ” đã đến giới hạn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình năm 2008 toàn vùng là 1,76 %. và có xu hƣớng giảm; tỷ lệ tăng dân số cơ học không đáng kể.

Bảng 2.3. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vùng cao nguyên đá năm 2008

Đơn vị: %

TT Tên huyện Tỷ lệ sinh Tỷ lệ tử Tỷ lệ tăng tự nhiên 1 Đồng Văn 26,6 8,3 18,3 2 Mèo Vạc 26,2 7,6 18,6 3 Yên Minh 23,2 7,7 15,5 4 Quản Bạ 23,4 5,3 18,1 Toàn vùng 24,8 7,2 17,6

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang năm 2008.

Số dân của vùng năm 1999 là 203.034 ngƣời, đến năm 2009 tăng lên 253.864 ngƣời. Nhƣ vậy, sau 10 năm dân số của vùng tăng thêm 50.830 ngƣời, tƣơng đƣơng với dân số của 1 huyện và mỗi năm tăng thêm hơn 5000 ngƣời.

Toàn vùng có 51.256 hộ gia đình, bình quân mỗi hộ có 4,95 nhân khẩu. Tỷ lệ % của từng loại hộ nhƣ sau: hộ từ 1 - 2 ngƣời chiếm 10,6 % tổng số hộ; hộ 3 - 4 ngƣời chiếm 35,3 %; hộ 5 - 6 ngƣời chiếm 34,5 %; hộ ≥ 7 ngƣời chiếm 19,7 % tổng sộ hộ. Nhƣ vậy, tỷ lệ hộ ≥ 7 ngƣời chiếm 19,7 % tổng sộ hộ là tƣơng đối cao (so với tỷ lệ 13,3% của toàn tỉnh), điều này phản ánh mức sinh còn khá cao và số hộ gia đình đông con còn chiếm tỷ lệ lớn.

2.3.2. Nguồn lao động và sử dụng lao động

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động 149.272 ngƣời, chiếm 58,8% dân số vùng. Lao động phân theo các ngành nghề nhƣ sau: Lao động ngành nông - lâm nghiệp là 132.105 ngƣời, chiếm 88,5% số lao động, còn lại là lao động làm việc trong khu vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm 2,7%, các ngành nghề khác chiếm 8,8 %. Sản xuất Nông - Lâm đóng một vai trò then chốt, thu hút phần lớn lao động nông thôn, hầu hết lao động trong lĩnh vực này chƣa qua đào tạo cơ bản qua các trƣờng dạy nghề. Nhìn chung về trình độ lao động, sản xuất còn nhiều hạn chế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng sâu rộng vào sản xuất, năng suất lao động chƣa cao, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Bảng 2.4. Tỷ lệ ngƣời từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật so với tổng số ngƣời cùng độ tuổi năm 2009

Đơn vị: % TT Các huyện Tổng

số

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Không có TĐ CMKT Sơ cấp và Trung cấp nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học trở lên 1 Đồng Văn 100 93,03 0,13 3,12 0,07 1,59 1,16 2 Mèo Vạc 100 95,13 0,65 2,69 0,02 0,58 0,93 3 Yên Minh 100 94,41 0,47 3,38 0,06 0,79 0,89 4 Quản Bạ 100 88,09 2,15 5,75 0,10 1,79 2,12 Toàn vùng 100 92,92 1,01 3,63 0,06 1,15 1,23

Nguồn: Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, tháng 12/2009.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu ngƣời từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhƣ sau: tỷ lệ ngƣời có bằng sơ cấp và trung cấp nghề là 1,01%; trung cấp chuyên nghiệp: 3,63 %; cao đẳng nghề 0,06 %; cao đẳng: 1,15 % và đại học trở lên là 1,23 %. Nhìn chung, số lao động không có

trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ lớn, điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn.

2.3.3. Thành phần dân tộc

Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cƣ trú của 17 dân tộc anh em với sự đa dạng về phong tục, tập quán; đó là các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Giáy, Cờ lao, Pu Péo, Bố Y, Hoa…. Sự quần cƣ của nhiều tộc ngƣời trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo nhất trong cộng đồng 22 dân tộc sinh sống ở Hà Giang. Những phƣơng thức canh tác độc đáo, các giá trị văn hóa đƣợc truyền lại từ nhiều đời qua nhiều thế hệ của những con ngƣời “sống trên đá”, những lễ hội văn hóa giàu tính nhân văn đã làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc này.

Toàn vùng có 253.864 nhân khẩu với 51.256 hộ gia đình (năm 2009), bao gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó:

+ Dân tộc Mông có số dân đông nhất, với 33.983 hộ chiếm 66,3 % hộ dân cƣ của vùng và 78,8 % hộ dân tộc Mông sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Tày: 4299 hộ, chiếm 8,4 % hộ dân cƣ của vùng và 10,6 % hộ dân tộc Tày sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Dao: 3992 hộ, chiếm 7,78 % hộ dân cƣ của vùng và 19,0 % hộ dân tộc Dao sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Kinh: 2929 hộ, chiếm 5,71 % hộ dân cƣ của vùng và 10,4 % hộ dân tộc Kinh sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Giáy: 2401 hộ, chiếm 4,7 % hộ dân cƣ của vùng và 74,4 % hộ dân tộc Giáy sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Nùng: 2001 hộ, chiếm 3,9 % hộ dân cƣ của vùng và 13,4 % hộ dân tộc Nùng sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Hoa (Hán): 726 hộ, chiếm 1,41 % hộ dân cƣ của vùng và 41,6 % hộ dân tộc Hoa sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Lô Lô: 296 hộ, chiếm 0,5 % hộ dân cƣ của vùng và 97,4 % hộ dân tộc Lô Lô sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Cờ Lao: 242 hộ, chiếm 0,47 % hộ dân cƣ của vùng và 51,6 % hộ dân tộc Cờ Lao sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Bố Y: 173 hộ, chiếm 0,33% hộ dân cƣ của vùng và 82,4 % hộ dân tộc Bố Y sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Pu Péo: 96 hộ, chiếm 0,18 % hộ dân cƣ của vùng và 76,8 % hộ dân tộc Pu Péo sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Dân tộc Sán Chay: 51 hộ, chiếm: 0,1 % hộ dân cƣ của vùng và 30,5 % hộ dân tộc Sán Chay sinh sống ở tỉnh Hà Giang.

+ Các dân tộc khác: 67 hộ, chiếm 0,13% hộ dân cƣ của vùng.

Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc sắc, phong tục, tập quán sinh hoạt riêng nhƣng có tinh thần đoàn kết, gắn bó tạo thành sức mạnh tập thể, cùng nhau xây dựng quê hƣơng. Nhóm cộng đồng dân tộc: Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Giáy… thƣờng sống ở những vùng núi thấp và các thị trấn vùng cao nhƣ: thị trấn Tam Sơn, thị trấn Yên Minh, thị trấn Phó Bảng, thị trấn Mèo Vạc, thị trấn Đồng Văn nơi có đƣờng giao thông thuận tiện cho giao lƣu, buôn bán và có nguồn nƣớc thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và trồng lúa nƣớc, tập quán sinh sống định canh định cƣ, phát triển dịch vụ và buôn bán. Các dân tộc này có trình độ dân trí tƣơng đối cao, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Nhóm cộng đồng dân tộc Mông, Nùng, Dao, Giáy, Lô Lô, Cờ Lao, Sán Chay…thƣờng cƣ trú rải rác trên những triền núi cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn. Tập quán canh tác là ruộng bậc thang, đốt nƣơng làm rẫy, sản xuất theo lối quảng canh, đời sống còn gặp không ít khó khăn. Một số ít đồng bào Mông, Dao còn có lối sống du canh, du cƣ, đã làm ảnh hƣởng đến diện tích rừng và đất rừng. Đặc biệt, đồng bào đân tộc Mông đã tích luỹ đƣợc khá nhiều kinh nghiệm canh tác trên nƣơng đá, đó là mô hình trồng ngô trong hốc đá hay còn gọi là “thổ canh hốc đá”, là một tập quán canh tác sáng tạo và

mang tính bản địa của ngƣời Mông sống ở vùng cao núi đá thiếu nƣớc trầm trọng, trên bề mặt có ít hoặc rất ít đất nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá.

2.3.4. Đặc điểm văn hóa của một số dân tộc vùng cao núi đá Hà Giang

2.3.4.1. Dân tộc Mông

Dân tộc Mông ở Hà Giang theo thống kê năm 1999 có 153.967 ngƣời, đến năm 2009 có khoảng trên 180.000 ngƣời, đây cũng là dân tộc đông nhất ở Hà Giang và tập chung chủ yếu ở vùng cao núi đá. Ngƣời Mông di cƣ từ Trung Quốc đến biên giới nƣớc ta và Hà Giang làm nhiều đợt cách đây khoảng 300 năm.

Quy mô một gia đình ngƣời Mông thƣờng có 5 - 6 ngƣời nhƣng cũng có khi trong một gia đình lên tới 20 - 30 ngƣời (Bốn thế hệ chung sống dƣới một mái nhà). Nhà ở của ngƣời Mông rất đơn giản và có 3 loại là nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất, nhƣng chủ yếu là nhà đất (nhà trình tƣờng). Tổ chức làng bản của ngƣời Mông vẫn giữ đƣợc những quy định truyền thống đó là cử ra một ngƣời có uy tín làm trƣởng bản. Mỗi bản thƣờng có địa bàn cƣ trú riêng, các thành viên trong bản có ý thức cộng đồng cao. Bản ngƣời Mông có tính chất khép kín, cƣ trú biệt lập ở vùng cao, những đặc điểm này có ảnh hƣởng và chi phối lớn đến đời sống, văn hoá, tinh thần và cách ứng xử của ngƣời Mông.

Sống ở vùng cao núi đá, gần gũi với thiên nhiên hoang sơ, các hình thức nghệ thuật của ngƣời Mông cũng có những nét đặc trƣng riêng. Trong cuộc sống lao động vất vả, họ đã tự sáng tạo ra các công cụ sản xuất thích ứng với điều kiện canh tác núi đá (cày, cuốc..).

2.3.4.2. Dân tộc Dao

Hiện nay ở nƣớc ta có 8 nhóm Dao: Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao thanh phán, Dao tiền, Dao quần trắng, hầu hết họ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc di cƣ sang nƣớc ta làm nhiều đợt khác nhau. Ngƣời Dao ở Hà Giang cƣ trú chủ yếu ở vùng núi cao và một số ít ở vùng núi thấp. Cũng nhƣ nhiều dân tộc khác,

làng của ngƣời dao thƣờng có tên gọi nhất định, tuỳ thuộc vào địa hình nơi cƣ trú mà ngƣời ta đặt tên cho làng

Ngƣời Dao ở Hà Giang có hai loại hình cƣ trú: tập chung và phân tán trên một diện tích rộng lớn bao gồm cả 3 vùng đó là vùng cao, vùng thấp và vùng giữa nhƣng chủ yếu cƣ trú ở vùng giữa.

Các nghi lễ của ngƣời Dao vùng cao núi đá Hà Giang cũng không có gì khác biệt so với ngƣời Dao ở các địa phƣơng khác, bởi họ cũng có các nghi lễ mang đậm tính cộng đồng nhƣ thờ cúng tổ tiên, cúng bàn vƣơng, lễ cấp sắc (bất kì một ngƣời nào sinh ra cũng phải làm lễ cấp sắc để làm tiêu tan chất bẩn và tội lỗi), lễ cúng hồn lúa, lễ cầu mƣa thuận gió hoà…

Văn hoá dân gian của ngƣời Dao rất phong phú và đa dạng có truyện kể, dân ca, câu đố…phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhạc cụ của ngƣời Dao chủ yếu đƣợc sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngƣỡng nhƣ trống (trống dẹt, trống dài, trống ngắn…), thanh la, chũm choẹ, tù và.

2.3.4.3. Dân tộc Giáy

Ngƣời Giáy di cƣ đến Hà Giang cách đây khoảng 200 năm từ Trung Quốc sang. Đại bộ phận ngƣời Giáy ở Hà Giang là từ Vân Nam sang sống xen kẽ với các dân tộc Tày, Nùng, Lô Lô…và có đặc trƣng văn hóa riêng.

Nhà ở của ngƣời Giáy thƣờng là nhà sàn và nhà đất, sống tụ cƣ thành từng bản, làng ở thung lũng, chân đồi, chân núi cao tiện cho việc ra đồng ruộng hoặc lên nƣơng. Mỗi bản thƣờng có từ 30 - 50 nóc nhà, gia đình truyền thống của ngƣời Giáy có 6 - 7 ngƣời.

Văn hoá tinh thần của ngƣời Giáy đáng kể nhất vẫn là kho tàng dân ca mà họ vẫn gọi là vƣơn hay phƣơn đều có nghĩa là hát. Có nhiều thể thức hát và làn điệu nhƣng chủ yếu vẫn là hát đối đáp của trai gái trong các dịp lễ hội, chợ phiên, đám cƣới…tiêu biểu hơn cả là hát vƣơn tả lảu (hát bên mâm rƣợu), vƣơn ssỏng săn (hát tiễn đƣờng), vƣơn chăng hằn (hát về đêm của các đôi nam nữ), vƣơn lai (hát chúc thọ).

Ngày nay trong quá trình đổi mới, ngƣời Giáy đã có những bƣớc tiến đáng kể về mọi mặt kinh tế - văn hoá - xã hội, đời sống vật chất tinh thần của đồng bào đang dần đƣợc cải thiện và nâng cao, song quá trình đổi mới ấy đã làm mất đi khá nhiều nét văn hoá truyền thống, đặc sắc của dân tộc. Những giá trị văn hoá ấy cần đƣợc bảo tồn và phát huy trong thời đại ngày nay.

2.3.4.4. Dân tộc Tày

Là cƣ dân bản địa sống lâu đời nhất trên đất nƣớc Việt Nam, họ là một trong những chủ nhân đầu tiên lập nên nhà nƣớc Văn Lang của các Vua Hùng. Đây là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc ít ngƣời của nƣớc ta, đến nay có khoảng trên 1,5 triệu ngƣời và chiếm trên 2% dân số cả nƣớc, tập trung ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó đông nhất là ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn và họ chính là một cộng đồng thống nhất.

Nhà của ngƣời Tày ở vùng cao núi đá hầu hết là nhà sàn, cách bài trí rất tiện dụng và đảm bảo vệ sinh. Làng bản là đơn vị cƣ trú của ngƣời Tày, thƣờng ở chân núi, cạnh cánh đồng hay ven sông, ven suối, mỗi bản trung bình có từ

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 44 - 141)