Khái quát hiện trạng kinh tế xã hội vùng

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 85 - 141)

6. Cấu trúc đề tài

3.1. Khái quát hiện trạng kinh tế xã hội vùng

3.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhờ sự hỗ trợ đầu tƣ theo các dự án của Nhà nƣớc, trong những năm gần đây tốc độ tăng trƣởng kinh tế các huyện trong vùng luôn đạt 2 con số, trung bình đạt 15 - 18 %/năm, trong đó tăng nhanh nhất là ngành công nghiệp và xây dựng trung bình từ 20 - 24 %. Tuy nhiên, do quy mô kinh tế còn nhỏ bé và điểm xuất phát thấp nên giá trị tuyệt đối của GDP tăng thêm còn thấp. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngƣ nghiệp, tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, nhƣng cũng dễ nhận thấy ngành nông lâm ngƣ nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tất cả các huyện. Cơ cấu kinh tế các huyện trong vùng năm 2008 đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế 4 huyện vùng cao nguyên đá năm 2008 Đơn vị: % Ngành Đồng Văn Mèo Vạc Yên Minh Quản Bạ Tổng GDP 100 100 100 100

- Nông lâm ngƣ nghiệp 44,7 43,5 41,3 40,0

- Công nghiệp - Xây dựng 22,5 23,7 31,0 29,0

- Dịch vụ 32,8 32,8 27,7 31,0

Nguồn: Đề án 30a/2008/NQ-CP, Phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020 các huyện vùng cao Hà Giang.

3.1.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế vùng cao núi đá

3.1.2.1. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp a) Ngành trồng trọt

Toàn vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 60.459,8 ha, chiếm 25,7% tổng diện tích tự nhiên vùng (năm 2009). Trong đó, diện tích gieo trồng cây lƣơng thực chiếm 97% (gồm: Diện tích trồng lúa: 5.038,4 ha, chiếm 8,11% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; diện tích trồng màu: 52.558,2 ha, chiếm 84,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; diện tích cây công nghiệp: 2.863,2 ha).

Năng xuất lúa bình quân đạt 47,03 tạ/ha, sản lƣợng lúa đạt 26.182,5 tấn (năm 2008). Sản lƣợng lúa bình quân đầu ngƣời thấp và đạt 103 kg/ngƣời (cao nhất là huyện Yên Minh: 158 kg, tiếp theo là huyện Quản Bạ 119 kg, huyện Mèo Vạc: 87 kg và huyện Đồng Văn: 63 kg). Ngoài cây lúa đƣợc dân chú trọng phát triển, cây ngô, sắn, khoai lang...đƣợc trồng với diện tích lớn và cho sản lƣợng khá cao. Đặc biệt là ngô, cây lƣơng thực chính của đồng bào dân tộc Mông. Năm 2008, sản lƣợng ngô toàn vùng đạt 60.310 tấn, đạt 237 kg/ngƣời, đã đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời dân.

Ngoài ra, ngƣời dân còn trồng xen canh gối vụ giữa các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ: Vừng, lạc, đậu tƣơng... Cây công nghiệp dài ngày nhƣ: Chè, mía, sả...., đã cho lợi nhuận đáng kể, năm 2008 sản lƣợng cây chè đạt 1451,9 tấn, mía đạt 5.247,9 tấn. sả đạt 7.594 tấn. Những năm gần đây đồng bào các dân tộc còn trồng cây cải dầu và hoa hồng theo các dự án đầu tƣ.

b) Ngành chăn nuôi

Mặc dù khó khăn về cơ sở thức ăn và nƣớc uống, ngành chăn nuôi trong vùng đã tận dụng tối đa các lợi thế riêng để phát triển. Năm 2008, tổng đàn trâu của vùng 22.736 con (chiếm 15,5% đàn trâu của tỉnh), đàn bò 65.730 con

59090 con. Số lƣợng gia súc tập trung nhiều nhất ở huyện Yên Minh và Quản Bạ. Bình quân mỗi hộ có 1 con trâu, 0,2 con bò và 2,3 con lợn. Gia cầm đƣợc nhân dân nuôi với số lƣợng lớn trong các gia đình, nhằm cải thiện đời sống và phục vụ nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng.

c) Sản xuất lâm nghiệp

Từ năm 1995 đến nay, tỉnh Hà Giang nói chung và vùng cao núi đá nói riêng có hai tổ chức hoạt động quản lý về lâm nghiệp do UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện đó là: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Chi cục kiểm lâm. Hai ngành này có mạng lƣới tổ chức trực thuộc là các Chi cục bảo vệ thực vật, thú y, trung tâm khuyến lâm, khuyến nông, đoàn Điều tra Quy hoạch Nông lâm nghiệp, phòng kinh tế các huyện, hạt Kiểm lâm... tạo thành hệ thống tổ chức chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sở.

3.1.3. Thực trạng phát triển công nghiệp

Theo số liệu thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên phạm vi vùng là 998 cơ sở, trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc chiếm 100%.

Ngành công nghiệp 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, đã tạo công ăn việc làm cho trên một vạn lao động, ổn định cuộc sống cho bộ phận không nhỏ ngƣời dân, tăng thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế thị trƣờng kinh doanh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng ngân sách Nhà nƣớc.

3.1.4. Thƣơng mại - Dịch vụ

Nhìn chung các hoạt động thƣơng mại - du lịch ở vùng cao đã có bƣớc phát triển khá so với những năm trƣớc đây. Đặc biệt việc giao lƣu, mua bán, trao đổi hàng hoá của đồng bào, tƣ thƣơng, doanh nghiệp trên địa bàn.

4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang có tiềm năng thăm quan du lịch, nghỉ ngơi, an dƣỡng, với lợi thế về cảnh quản, môi trƣờng sinh thái, khí hậu

một nguồn lợi lớn cho ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, vùng có tiềm năng về du lịch, nhƣng ngành du lịch chƣa phát huy hết thế mạnh của mình, chƣa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

3.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.1.5.1. Giao thông

Đến nay hầu hết xã thị trấn của 4 huyện vùng cao có đƣờng ô tô đến trung tâm xã với tổng chiều dài 429,6 km, nhƣng còn rất khó khăn cho việc đi lại nhất là về mùa mƣa, do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đi lại của đồng bào và giao lƣu hàng hoá. Trong những năm qua bằng nguồn vốn chƣơng trình 135 tỉnh đã tập trung đầu tƣ xây dựng đƣợc 984,2 km đƣờng giao thông nông thôn loại B đến các thôn, bản và huy động sức dân mở đƣợc 536,6 km đƣờng dân sinh giúp đồng bào đi lại trong vùng đƣợc thuận tiện hơn, tuy nhiên vẫn còn một số thôn bản chƣa có đƣờng giao thông.

Hầu hết các xã trong vùng đã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã (70% số xã đã có đƣờng nhựa đến trung tâm xã). Nhìn chung mạng lƣới giao thông đƣờng bộ vùng dự án so với các vùng khác của tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Đƣờng liên huyện, liên xã còn xấu, vào mùa mƣa nhiều đoạn bị sạt lở, mặt đƣờng xuống cấp nghiêm trọng.

Quốc lộ 4C - Con đƣờng mang tên “Hạnh phúc” có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thị xã Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, hiện nay đã đƣợc nâng cấp rải nhựa.

3.1.5.2. Thuỷ lợi

Vùng có sông Nho Quế, sông Miện chạy qua và những sông suối nhỏ khác. Đây là nguồn cung cấp nƣớc tƣới chủ yếu cho sản xuất nông - lâm nghiệp. Kênh mƣơng nội đồng vùng dự án đƣợc chú trọng và quan tâm, cho đến nay một phần kênh mƣơng đã đƣợc bê tông hoá. Chỉ tính riêng cho hai

năm 2005 kênh mƣơng xây dựng đƣợc 91 km và năm 2006 là 98 km. Vùng hiện có 60 công trình thuỷ lợi kiên cố, 218 công trình thuỷ lợi nhỏ; đã đáp ứng tƣới đƣợc 50% diện tích đất lúa trên địa bàn. Tuy nhiên, còn nhiều vùng vẫn không có nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, riêng các xã vùng cao thiếu nƣớc sản xuất ngay cả trong mùa mƣa.

3.1.5.3. Cung cấp điện, nước sinh hoạt

Trong vùng đang đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng rất nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ để phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, giúp ngƣời dân cải thiện cuộc sống. Đó là các dự án thủy điện Nho Quế 1,2,3.

Đến nay bằng nguồn vốn định canh, định cƣ, UNICEF, chƣơng trình 135, dự án xây hồ treo... Các chƣơng trình về nƣớc sạch đã và đang đƣợc đầu tƣ xây dựng ở hầu hết các huyện trên vùng dự án, đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng nƣớc sạch cho ngƣời dân trong vùng.

Tỉnh đã đầu tƣ xây dựng đƣợc 17.855 bể nƣớc gia đình với dung tích mỗi bể từ 5 - 7m3, 95 công trình cấp nƣớc sinh hoạt cho đồng bào (chủ yếu là hệ tự chảy), nguồn nƣớc đƣợc khai thác chủ yếu dựa vào những khe suối nhỏ chƣa đảm bảo vệ sinh, còn lại thì chủ yếu dựa vào nƣớc mƣa nên về mùa khô thiếu nƣớc sinh hoạt trầm trọng;

3.1.6. Thực trạng giáo dục, y tế và chất lƣợng cuộc sống dân cƣ

3.1.6.1. Giáo dục

Theo thống kê năm 2008, toàn vùng hiện có 161 trƣờng học với tổng số lớp học trong vùng là 2.869 lớp, 3127 giáo viên các khối; trong đó giáo viên PTTH là 56 ngƣời, chiếm 1,79% giáo viên trong vùng. Tổng số học sinh 51.967 em, riêng học sinh PTTH là 1.329, chiếm 2,56% học sinh toàn vùng. Hiện nay 100% số xã, thị trấn đã có trƣờng cấp I hoặc cấp II và đã xây dựng 396 điểm trƣờng tại các thôn, bản. Số học sinh trong độ tuổi (6-14 tuổi) của vùng đi học chiếm tỷ lệ trên 95%.

Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học sinh đã đƣợc đầu tƣ đáng kể đáp ứng đƣợc phần nào việc học tập của học sinh. Cơ sở hạ tầng các trƣờng học đang dần đƣợc cải tạo và nâng cấp, có trên 90% lớp học đã đƣợc kiến cố và bán kiên cố.

3.1.6.2. Y tế và chăm sóc sức khỏe

100% số xã đều có trạm y tế , trong đó có 45 xã, thị trấn có trạm xá đƣợc xây dựng nhà 2 tầng, mỗi trạm y tế có từ 3 - 5 cán bộ y tế phục vụ (y sỹ, y tá, nữ hộ sinh), do đó công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh tại chỗ cho đồng bào ngày càng đƣợc nâng cao. Đặc biệt, việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về y tế luôn đƣợc chú trọng thực hiện tốt nhƣ; công tác phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm: phong, lao, sốt rét…, công tác tiêm chủng mở rộng cho các cháu trong độ tuổi và uống đủ 6 loại vắc xin.

Theo số liệu thống kê năm 2008, trong vùng có 4 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 9 phòng khám khu vực, 58 trạm y tế xã phƣờng, 01 trung tâm phục hồi chức năng, với 472 giƣờng bệnh, bình quân 1,5 giƣờng bệnh/1.000 ngƣời dân. Công tác y tế đã chú trọng đến tình hình sức khoẻ của nhân dân, tƣ trang thiết bị, cán bộ y tế, vì vậy các căn bệnh xã hội nhƣ sốt rét, lao, bệnh phong… cơ bản đƣợc thanh toán. Các chƣơng trình y tế quốc gia nhƣ tiêm chủng mở rộng, kế hoạch hoá gia đình… đƣợc thực hiện rộng rãi đến các thôn bản.

3.1.6.3. Thông tin văn hoá

Mạng lƣới thông tin tuyên truyền của vùng phát triển tƣơng đối mạnh và rộng khắp. Theo số liệu thống kê, năm 2008 toàn vùng có 6 đơn vị chiếu bóng và video lƣu động, một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp với 23 diễn viên, số lần biểu diễn 124 lần/năm, phục vụ đông đảo nhân dân trong vùng, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh và rộng khắp. Có 4 thƣ viện cấp huyện với tổng số sách trong các thƣ viện là 597 nghìn cuốn, 100% số xã có thƣ báo trong ngày. 75% số thôn bản có nhà văn hóa, tỷ lệ nhân dân đƣợc xem truyền

hình là 55%, nghe đài truyền thanh là 100%. Hoạt động bƣu điện, thông tin đƣợc chú trọng và quan tâm, 84% số xã có điện thoại, 58,5% số xã có nhà văn hoá, bình quân 100 ngƣời dân có 0,5 máy điện thoại. Nhìn chung đời sống văn hoá tinh thần nhân dân trong vùng đƣợc cải thiện một cách đáng kể, nhờ có các phƣơng tiện thông tin đài, báo, truyền hình...., mà nhiều chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc nắm bắt kịp thời.

3.1.6.4. Đời sống dân cư

Trong những năm qua, địa bàn 4 huyện vùng luôn đƣợc Nhà nƣớc, cũng nhƣ tỉnh quan tâm đầu tƣ phát triển, song do nhiều nguyên nhân nhƣ: trình độ dân trí thấp, đất đai canh tác chủ yếu trên các sƣờn núi có độ dốc lớn, giao thông đi lại gặp khó khăn… Đến nay đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, tỷ lệ đói nghèo chiếm 62,6%; tỷ lệ hộ đảm bảo nƣớc sinh hoạt khoảng 20%.

3.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

3.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội

- Phát triển kinh tế - xã hội của vùng phải nằm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Hà Giang và vùng miền núi phía Bắc.

- Đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo ra đƣợc các khâu đột phá để đƣa nền kinh tế phát triển nhanh hơn, từng bƣớc khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các huyện khác trong tỉnh và cả nƣớc.

- Phát triển kinh tế - xã hội phải đƣợc xem xét và tính toán trong bối cảnh đất nƣớc đang chủ động và khẩn trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển kinh tế phải hƣớng vào sản xuất hàng hoá, đầu tƣ tập trung có trọng điểm để hình thành các sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế động lực có quy mô sản phẩm lớn, giá trị kinh tế cao làm cơ sở cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tổ chức sắp xếp lại dân cƣ.

- Coi trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ƣu tiên phát triển giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc sinh hoạt và các công

trình phúc lợi công cộng nhƣ trƣờng học, bệnh viện, phát thanh truyền hình…Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển, nhất là các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa…

- Tăng cƣờng đào tạo đội ngũ lao động và cán bộ quản lý, nâng cao dân trí, coi trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng.

- Gắn tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội, giải quyết tốt các chính sách về miền núi, dân tộc, giảm áp lực gia tăng dân số. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

3.2.2. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 tầm nhìn 2020

Do đặc điểm nền kinh tế có điểm xuất phát thấp nên đặt ra yêu cầu phải tiếp tục phấn đấu đạt mức tăng trƣởng kinh tế nhanh để thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch về mức thu nhập bình quân đầu ngƣời, tránh nguy cơ tụt hậu quá xa so với mức bình quân chung của tỉnh và cả nƣớc. Với mục tiêu phấn đấu nhƣ vậy, dự kiến các phƣơng án phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 nhƣ sau:

- Phấn đấu nhịp độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2015 đạt 13 - 15 %.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến năm 2015, cơ cấu GDP đạt: Nông - lâm nghiệp: 28%; Công nghiệp - xây dựng: 34%; Thƣơng mại - Dịch vụ: 38%.

- Đảm bảo nguồn lƣơng thực tại chỗ, đƣa bình quân lƣơng thực đầu ngƣời trên 370 kg/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 6,5 triệu đồng.

- Đƣa tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi vào nhà trẻ đạt 15%, tỷ lệ trẻ 3-5 tuổi đến mẫu giáo đạt 75%, trong đó trẻ 5 tuổi đến trƣờng đạt 95%, trẻ từ 6-14 tuổi đến trƣờng đạt 98%. Tỷ lệ số trƣờng học đạt chuẩn quốc gia từ 15% trở lên.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 85 - 141)