Nguồn lao động và sử dụng lao động

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 47 - 48)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.2. Nguồn lao động và sử dụng lao động

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động 149.272 ngƣời, chiếm 58,8% dân số vùng. Lao động phân theo các ngành nghề nhƣ sau: Lao động ngành nông - lâm nghiệp là 132.105 ngƣời, chiếm 88,5% số lao động, còn lại là lao động làm việc trong khu vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm 2,7%, các ngành nghề khác chiếm 8,8 %. Sản xuất Nông - Lâm đóng một vai trò then chốt, thu hút phần lớn lao động nông thôn, hầu hết lao động trong lĩnh vực này chƣa qua đào tạo cơ bản qua các trƣờng dạy nghề. Nhìn chung về trình độ lao động, sản xuất còn nhiều hạn chế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng sâu rộng vào sản xuất, năng suất lao động chƣa cao, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn.

Bảng 2.4. Tỷ lệ ngƣời từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật so với tổng số ngƣời cùng độ tuổi năm 2009

Đơn vị: % TT Các huyện Tổng

số

Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Không có TĐ CMKT Sơ cấp và Trung cấp nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học trở lên 1 Đồng Văn 100 93,03 0,13 3,12 0,07 1,59 1,16 2 Mèo Vạc 100 95,13 0,65 2,69 0,02 0,58 0,93 3 Yên Minh 100 94,41 0,47 3,38 0,06 0,79 0,89 4 Quản Bạ 100 88,09 2,15 5,75 0,10 1,79 2,12 Toàn vùng 100 92,92 1,01 3,63 0,06 1,15 1,23

Nguồn: Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, tháng 12/2009.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu ngƣời từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhƣ sau: tỷ lệ ngƣời có bằng sơ cấp và trung cấp nghề là 1,01%; trung cấp chuyên nghiệp: 3,63 %; cao đẳng nghề 0,06 %; cao đẳng: 1,15 % và đại học trở lên là 1,23 %. Nhìn chung, số lao động không có

trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ lớn, điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn.

Một phần của tài liệu cộng đồng dân tộc với việc sử dụng tài nguyên đất, rừng ở các huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh hà giang (Trang 47 - 48)