Các quy định về tiền mã hóa ở một số nước châ uÁ

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA

3.4.Các quy định về tiền mã hóa ở một số nước châ uÁ

3.4.1. Trung Quốc

Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã thực hiện một nghiên cứu về tiền mã trong hơn 03 năm và thành lập Viện nghiên cứu tiền mã hóa. Zhou Xiaochuan, Thống đốc đương thời của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố: Các cơ quan quản lý tại Trung Quốc hiện nay không công nhận Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác là phương tiện thanh toán như tiền giấy hoặc tiền xu. Hệ thống ngân hàng sẽ không chấp nhận bất kỳ các loại tiền mã hóa hiện có hoặc cung cấp các loại dịch vụ có liên quan107.

Trước đó, vào ngày 04/9/2017, bảy cơ quan quản lý của Trung Quốc bao gồm: Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa, Cục quản lý mạng Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Cục quản lý công nghiệp và thương mại, Ủy ban điều tiết ngân hàng, Ủy ban điều tiết bảo hiểm và Ủy ban điều tiết chứng khoán đã ban hành thơng tư liên tịch về việc Phịng chống khủng hoảng tài chính do các đợt ICO đem lại. Theo thông tư trên thì các đợt ICO làm tăng lượng tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum thông qua việc bán và lưu hành các loại tiền mã hóa trên thị trường mà không được phê duyệt là hành vi bất hợp pháp. Thơng tư cũng đề cập rằng tiền mã hóa khơng được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền do đó nó khơng có tư cách đấu thầu hợp pháp, khơng có tư cách pháp lý tương đương với tiền pháp định và không được tự do lưu thông trên thị trường.108

Ngay từ ngày 03/12/2013, các cơ quan trên cũng đã ban hành Thông tư cảnh báo người dân về các rủi ro của Bitcoin. Thông tư xác định Bitcoin là một loại hàng hóa ảo đặc biệt, khơng có tư cách pháp lý tương đương như tiền pháp định và không được tự do lưu hành trên thị trường. Theo thông tư trên, các ngân hàng và các tổ chức thanh toán bị cấm giao dịch bằng Bitcoin, cấm sử dụng giá của Bitcoin cho hàng hóa và dịch vụ của mình, cấm thực hiện các dịch vụ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp

107 Zhou Xiaochuan: Future Regulation on Virtual Currency Will Be Dynamic, Imprudent Products Shall Be Stopped for Now, Xinhuanet (Mar. 1, 2018), http://www.xinhuanet.com/finance/2018- 03/10/c_129826604.htm (truy cập ngày 05/5/2020).

108 PBOC, CAC, MIIT, SAIC, CBRC, CSRC, and CIRC Announcement on Preventing Financial Risks from

Initial Coin Offerings (Sept. 4, 2017),

49

đến Bitcoin, cấm chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin và giao dịch Bitcoin với đồng Nhân dân tệ109.

Trước khi đưa ra lệnh cấm, Trung Quốc cũng đã đặt ra vấn đề về thuế đối với tiền mã hóa. Ngày 28/9/2008, Tổng cục thuế quốc gia quy định: cá nhân có được lợi nhuận từ việc mua hoặc bán tiền mã hóa phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo một trong hai hình thức dưới đây: 20% lợi nhuận hoặc 3% giá trị giao dịch110. Tuy nhiên do chưa có biện pháp bảo đảm thực thi mà chỉ dựa trên tính tự nguyện khai báo của cơng dân, dẫn đến chính sách này khơng có hiệu quả do khơng ai tiến hành khai báo. Trong tương lai, nếu Trung Quốc lại “mở cửa” cho Bitcoin cũng như các loại tiền mã hóa khác thì cần phải đặt ra chế tài để bảo đảm chính sách được thực thi hiệu quả.

3.4.2. Singapore

Trước sự gia tăng của các đợt ICO tại Singapore, ngày 01/8/2017, Cơ quan tài chính Singapore (the Monetary Authority of Singapore – MAS) đã tuyên bố rằng vấn đề cung cấp hoặc ban hành tiền mã hóa sẽ được quy định bởi MAS, nếu các loại tiền mã hóa nằm trong định nghĩa về chứng khoán được quy định tại Luật Chứng khoán. Mặc dù MAS khơng phải là cơ quan có vai trị đặt ra các quy định điều chỉnh tiền mã hóa, tuy nhiên, MAS nhận thấy vai trị của tiền mã hóa khơng chỉ cịn là một đơn vị tiền tệ “ảo”111.

Sau tuyên bố trên, Phó thủ tướng đồng thời là Bộ trưởng phụ trách của MAS đã trả lời trước Quốc hội vào cuộc họp ngày 02/10/2017 về vấn đề đặt ra quy định đối với tiền mã hóa và các đợt ICO. Theo Phó thủ tướng, mặc dù MAS khơng đặt ra quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới tiền mã hóa, tuy nhiên một số hoạt động liên quan tới tiền mã hóa có thể nằm trong phạm vi quản lý của MAS như rửa tiền và tài trợ khủng bố. MAS đang xây dựng một khung pháp lý về thanh tốn để phịng ngừa những rủi ro liên quan tới tiền mã hóa. Đối với các đợt ICO, hiện

109 PBOC, MIIT, CBRC, CSRC, and CIRC Notice on Precautions Against the Risks of Bitcoins (Dec. 3, 2013),

http://www.miit.gov.cn/n1146295/n1652858/n1652930/n3757016/c3762245/content.html (truy cập ngày

05/5/2020).

110 http://www.chinatax.gov.cn/n810341/n810755/c1225816/content.html (truy cập ngày 06/5/2020).

111 Press Release, MAS Clarifies Regulatory Position on the Offer of Digital Tokens in Singapore (Aug. 1, 2017), http://www.mas.gov.sg/News-and-Publications/Media-Releases/2017/MAS-clarifies-regulatory- position-on-the-offer-of-digital-tokens-in-Singapore.aspx (truy cập ngày 06/5/2020).

50

nay MAS vẫn chưa ban hành quy định cụ thể nào nhưng sẽ xem xét đến việc đặt ra quy định trong tương lai nếu cần thiết.112

Đối với quy định mới về thanh toán, MAS đã đề xuất một Dự luật về Dịch vụ thanh toán vào ngày 21 tháng 11 năm 2017. Dự luật được đề xuất sẽ mở rộng phạm vi thanh toán để điều chỉnh các quan hệ liên quan tới tiền mã hóa, ngồi ra các chủ thể khi thực hiện các hoạt động liên quan tới tiền mã hóa sẽ phải được cấp phép113.

3.4.3. Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra quy định: từ ngày 30/01/2018, các chủ thể chỉ được phép giao dịch tiền mã hóa bằng các tài khoản ngân hàng đã được xác minh danh tính. Các chủ thể khi tham gia giao dịch phải đăng ký tài khoản với ngân hàng cung cấp dịch vụ liên quan tới tiền mã hóa, ngược lại ngân hàng có trách nhiệm phải xác minh danh tính của chủ thể trước khi cấp tài khoản cho họ. Nếu các chủ tài khoản tiền mã hóa đang ẩn danh không thực hiện việc đăng ký như trên thì họ chỉ được quyền rút tiền từ tài khoản mà không được phép giao dịch cũng như chuyển thêm tiền vào tài khoản của mình. Ngồi ra người chưa thành niên và người nước ngoài cũng bị cấm tham gia các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa tại quốc gia này114.

Theo Đạo luật về Báo cáo và sử dụng thông tin giao dịch tài chính, các tổ chức tài chính có trách nhiệm báo cáo các giao dịch bị nghi ngờ là bất hợp pháp. Theo hướng dẫn của Cơ quan tình báo tài chính Hàn Quốc thì các giao dịch bị coi là đáng ngờ phải thỏa mãn một trong các yếu tố sau đây:

- Khi một chủ thể gửi tiền hoặc rút tiền từ 10 triệu won (khoảng 9.400 USD) trở lên trong một ngày hoặc 20 triệu won trở lên trong một tuần.

- Khi một chủ thể thực hiện giao dịch tài chính 5 lần trở lên trong một ngày hoặc 7 lần trở lên trong một tuần.

- Khi chủ thể giao dịch là pháp nhân hoặc tổ chức.

112 MAS, Reply to Parliamentary Question on the Prevalence Use of Cryptocurrency in Singapore and Measures to Regulate Cryptocurrency and Initial Coin Offerings (for Parliament Sitting Oct. 2, 2017), http://www.mas.gov.sg/ News-and-Publications/Parliamentary-Replies/2017/Prevalence-use-of- cryptocurrency-in-Singapore.aspx (truy cập ngày 06/5/2020). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

113 Press Release, MAS Launches Second Consultation on New Regulatory Framework for Payments (Nov. 21, 2017), http://www.mas.gov.sg/News-and-Publications/Media-Releases/2017/MAS-Launches-Second- Consultation-on-New-Regulatory-Framework-for-Payments.aspx (truy cập ngày 06/5/2020).

114 Financial Services Commission (FSC), 가상통화 투기근절을 위한 특별대책, 금융부문 대책 시행

[Special Measures for the Elimination of Virtual Currency Speculation, Enforcement of Financial Sector

Measures (Dec. 28, 2017)], at 3–4 (Jan. 23, 2018),

51

- Khi một chủ thể không xác định được nguồn gốc của số tiền mã hóa có được trong tài khoản tiền mã hóa mà người đó muốn chuyển thành tiền mặt.

- Khi có cơ sở hợp lý chứng minh rằng chủ thể chia số tiền giao dịch thành nhiều lần để tránh nghĩa vụ báo cáo với các tổ chức tài chính. 115

Ngày 20/02/2018, Thống đốc của Cơ quan giám sát dịch vụ tài chính Hàn Quốc – ơng Choe Heung-sik cho biết: Chính phủ sẽ hỗ trợ các giao dịch tiền mã hóa “thơng thường”, đồng thời khuyến khích các ngân hàng và tổ chức tài chính tạo điều kiện để tăng cường các giao dịch tiền mã hóa116.

Vào tháng 3 năm 2018, Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc đang soạn thảo Dự thảo khung thuế tiền mã hóa để phát hành vào cuối tháng 6 năm 2018. Theo dự thảo trên thì thu nhập có được từ việc giao dịch tiền mã hóa sẽ được tính vào thu nhập tăng thêm hoặc thu nhập khác117.

3.4.4. Nhật Bản

Nhật Bản là nước đầu tiên đặt ra quy định cụ thể liên quan tới các hoạt động trao đổi và kinh doanh tiền mã hóa. Luật Tiền ảo có hiệu lực từ ngày 01/4/2017 quy định:

“1. Tiền ảo được xem như là tài sản (được ghi lại bằng các công cụ và phương tiện điện tử, không bao gồm tiền pháp định của Nhật, ngoại tệ hay bất kỳ các giấy tờ có giá nào khác), có thể được sử dụng để thanh toán giá trị mua, bán, thuê hàng hóa hoặc dịch vụ cho các bên khơng xác định, có thể được chuyển đổi thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

2. Có giá trị như tài sản, có thể được dùng để trao đổi với các chủ thể không xác định với các loại tiền tệ đã được nêu ra ở đoạn trên và có thể được chuyển đổi thơng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.”118

115 KFIU, 가상통화 관련 자금세탁방지 가이드라인 [Guidelines for Anti-Money Laundering with

Cryptocurrency] (Jan. 23, 2018),

http://m.fsc.go.kr/common/mFileDown.do?BBS=BBS0030&FILENO=123190 (truy cập ngày 06/5/2020).

116최흥식 금감원장 "가상통화 정상적 거래 지원 [Chief of Finance Supervisory Service Choe Heung-sik, “Support Normal Cryptocurrency Trading”], Yonhap News (Feb. 20, 2018), http://www.yonhapnews.co.kr/

bulletin/2018/02/20/0200000000AKR20180220100700002.HTML (truy cập ngày 06/5/2020).

117 Min-kwon Chang, 정부 6월중가상화폐과세안발표…7월 G20 회의에규제시계맞출듯 [Government

Will Announce Cryptocurrency Taxation Plan in June ... Making It in Time for G20 Meeting in July], Financial News (Mar. 25, 2018), http://www.fnnews.com/news/201803251117095693 (truy cập ngày 06/5/2020).

118 Virtual Currency Act of Japan, Act on Financial Transactions, Article 2, Section 5. Act on Financial Transaction, Article 2, Section 5

52

Theo Đạo luật trên, chỉ những doanh nghiệp đã đăng ký với Cục tài chính địa phương mới được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa. Doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc “doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa” tại nước ngồi có đại diện cư trú tại Nhật Bản và văn phòng đại diện tại Nhật Bản. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa tại nước ngồi là doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký kinh doanh tại nước ngoài và đáp ứng đủ yêu cầu được cấp phép kinh doanh theo Luật Dịch vụ thanh toán tại Nhật Bản119.

Đạo luật cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa phải có cơ chế quản lý riêng biệt đối với tiền của doanh nghiệp và tiền của khách hàng. Nghiệp vụ trên phải được quản lý bởi kế tốn viên hoặc cơng ty kế tốn đã được cấp phép. Doanh nghiệp kinh doanh phải ký kết với một cơ quan giải quyết tranh chấp có chun mơn về giải quyết các tranh chấp liên quan tới tiền mã hóa. Ngồi ra doanh nghiệp cịn có trách nhiệm phải lưu giữ các hồ sơ về các giao dịch tiền mã hóa tại doanh nghiệp của mình và thực hiện báo cáo hằng năm cho Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản (the Financial Services Agency - FSA). FSA được quyền điều tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh tiền mã hóa và yêu cầu họ phải thực hiện những thay đổi trong hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định của luật. FSA có thể thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trên nếu họ vi phạm các yêu cầu về đăng ký và thay đổi theo quy định của luật.

Ngồi ra, theo Đạo luật Phịng ngừa tài trợ tội phạm, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa phải có nghĩa vụ kiểm tra danh tính của khách hàng mở tài khoản, lưu giữ hồ sơ giao dịch và báo cáo các giao dịch đáng ngờ120.

Theo Cơ quan thuế quốc gia, lợi nhuận kiếm được từ việc trao đổi tiền mã hóa về nguyên tắc được xem là thu nhập khác, theo Luật thuế thu nhập121. Khi trao đổi tiền mã hóa thành tiền pháp định hoặc ngược lại, người sử dụng sẽ không phải chịu

“1. Asset-like values (limited to those items electronically recorded by electronic or other equipment and excluding Japanese currency, foreign currency, and currency – denominated assets; the same applies to the item below) usable as payment to indefinite parties for the cost of purchase or rent of items or receipt of services and which can be transferred by means of electronic data processing systems;

2. Asset-like values that can be used in exchange with indefinite parties for those items described in the preceding item and which can be transferred by means of electronic data processing systems.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

119 Payment Services Act art. 63-5, para. 1, 9.

120 犯罪による収益の移転防止に関する法律 [Act on Prevention of Transfer of Criminal Proceeds], Act No. 22 of 2007, amended by Act No. 67 of 2017, art. 2 para. 2, art. 4 & arts. 7–8.

53

thuế tiêu thụ. Tuy nhiên khi sử dụng tiền mã hóa để thanh tốn cho các hàng hóa hoặc dịch vụ thì vẫn phải chịu thuế tiêu thụ tương tự như thanh tốn bằng tiền tệ truyền thống122.

Nhìn chung, đa số các quốc gia vẫn chưa đặt ra quy định cụ thể để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới tiền mã hóa. Tuy nhiên một số quốc gia đã có động thái trong việc đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của các luật hiện hành để nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng tiền mã hóa để vi phạm pháp luật. Việc đặt ra các cơ chế về thuế liên quan tới tiền mã hóa, trách nhiệm xác minh danh tính của các tổ chức kinh doanh dịch vụ tiền mã hóa của các quốc gia khác là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đặt ra các cơ chế pháp lý để quản lý và giám sát các giao dịch tiền mã hóa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 58 - 63)