Nguyên nhân dẫn đến biến động giá

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA

2.3. Rủi ro biến động giá của các loại tiền mã hóa phổ biến

2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến biến động giá

Như đã phân tích ở phần trên, có rất nhiều ngun nhân dẫn đến việc biến động giá của các loại tiền mã hóa, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là:

+ Tiền mã hóa khơng đại diện cho bất kỳ đồng tiền pháp định nào: như đã

phân tích ở phần trên, tiền mã hóa là một đơn vị tiền tệ riêng biệt và không được đảm bảo giá trị bởi bất cứ đồng tiền pháp định nào khác, chính vì vậy tiền mã hóa khơng có đơn vị để đảm bảo giá trị của nó.

+ Giá trị của tiền mã hóa phụ thuộc vào niềm tin của người sử dụng: Hầu hết

các nhà đầu tư hiện nay đều sử dụng tiền mã hóa như một cơng cụ để đầu cơ: mua vào với giá rẻ nhất và bán ra với giá cao nhất. Bất cứ thông tin nào về thị trường tiền mã hóa cũng đủ gây ra sự biến động trong niềm tin của người dùng, khi người ta khơng cịn tin tưởng vào giá trị của tiền mã hóa nữa thì thay vì mua vào người ta sẽ ồ ạt bán ra, lúc đó giá của tiền mã hóa sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

+ Những cuộc tấn cơng vào các sàn giao dịch tiền mã hóa: Trong lịch sử, đã

có khơng ít sàn giao dịch tiền mã hóa trên khắp thế giới trở thành nạn nhân của các hacker, các vụ tấn công nổi tiếng có thể kể đến: Sàn giao dịch Mt.Gox của Nhật bị sập vào tháng 02 năm 2014, Coincheck bị đánh cắp hơn 500 triệu tiền điện tử NEM (trị giá 530 triệu đô la Mỹ) vào tháng 01 năm 2018, Bitfinex bị đánh cắp hơn 120.000 Bitcoin vào tháng 8 năm 201651, gần đây nhất cịn có các vụ tấn cơng vào các sàn giao dịch khác như Cryptopia, Dragon-Ex, Binance,... vào năm 201952. Điểm chung của các vụ tấn công trên là đều gây thiệt hại nghiêm trọng cho người sở hữu tiền mã hóa, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến giá các đồng mã hóa sụt giảm mạnh do tâm lý e ngại của người sử dụng.

51 Tạp chí Bitcoin, “Top 5 vụ hack sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trong lịch sử”,

https://www.tapchibitcoin.vn/top-5-vu-hack-san-giao-dich-tien-dien-tu-lon-nhat-trong-lich-su.html (truy cập

ngày 14/4/2020).

52 Song Song, “Điểm mặt 7 vụ hack sàn giao dịch tiền điện tử đáng chú ý trong năm 2019”,

https://coin68.com/diem-mat-7-vu-hack-san-giao-dich-tien-dien-tu-dang-chu-y-trong-nam-2019/ (truy cập

30

Hình 2.7. Giá trị thiệt hại của các vụ tấn cơng các sàn giao dịch (tính bằng USD) (Nguồn: meta-chart.com)

+ Thiếu quy định quản lý từ các cơ quan chức năng: Theo nghiên cứu từ trang

Coin Dance, tính đến tháng 5 năm 2020, mới chỉ có 128 quốc gia cơng nhận tiền mã hóa là hợp pháp53. Các quốc gia cịn lại, trong đó có cả Việt Nam khơng cơng nhận tiền mã hóa là hợp pháp hoặc quy định chưa rõ ràng. Tuy nhiên các hoạt động liên quan tới giao dịch tiền mã hóa vẫn được diễn ra. Khi thiếu quy định từ các cơ quan quản lý, người tham gia phải hoàn toàn chịu rủi ro về các giao dịch của mình do khơng được bảo vệ bởi các hàng rào pháp lý. Ngoài ra, quy định của pháp luật cũng là một trong những cơ sở để bảo vệ người sử dụng khỏi các sàn giao dịch mang tính chất lừa đảo hoặc các đợt huy động vốn khống so với thực tế. Một nhà đồng sáng lập của Hosho là Hartej Sawhney điều hành một cơng ty kiểm tốn và kiểm tra hợp đồng thông minh đã từng nói: “Các dự án hồn thiện trong hệ sinh thái Blockchain sẽ chỉ

được hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các nhà đầu tư và các sàn giao dịch khi phát triển trong mơi trường pháp lý tồn diện.”54 Ngồi ra, Aviya Arika - trưởng bộ phận phát triển Blockchain tại Công ty Luật Porat đã phát biểu: “Khi một nhà đầu tư không thể chắc

53 https://coin.dance/poli (truy cập ngày 04/5/2020).

54 Nguyễn Phát Lộc, “Nguyên nhân tác động đến giá trị của tiền ảo – cryptocurrency”,

31

chắn về việc họ sẽ bị đánh thuế như thế nào khi bán đồng coin của họ hoặc tính hợp pháp của việc sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán, họ hầu như sẽ tránh xa nó hoặc chỉ cần trữ đồng coin ấy cho đến khi có thơng báo mới. Những hành vi này dẫn đến sự sụt giảm của thị trường khi đồng coin đứng im một chỗ mà không phát sinh volume giao dịch.55” Như vậy, quy định của pháp luật cũng là một trong nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động giá của các loại tiền mã hóa trên thị trường.

Hình 2.8. Bản đồ pháp lý Bitcoin (Nguồn: coin.dance) (Nguồn: coin.dance)

Xanh lá (hợp pháp), xanh lá nhạt (quy định chưa rõ ràng): 50% Vàng (hạn chế): 3%

Đỏ (không hợp pháp): 3% Xám (chưa rõ): 44%

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)