Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA

4.2.Các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về tiền mã hóa

Dựa trên những gì đã phân tích ở Chương trước, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hồn thiện khung pháp lý về tiền mã hóa tại Việt Nam như sau:

(1) Cần xây dựng một định nghĩa rõ ràng và chính xác về tiền mã hóa

Như những gì đã đề cập tại Chương 1, hiện nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa khái niệm tiền ảo, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số, tiền điện tử,... Mặc dù cách gọi khác nhau nhưng vẫn dùng để chỉ chung cho loại tiền tệ mới xuất hiện dựa trên công nghệ blockchain như Bitcoin, Ethereum,... Việc khơng thống nhất trong cách gọi có thể gây ra một số nhầm lẫn giữa tiền mã hóa với tiền pháp định ở dạng kỹ thuật số vốn mang bản chất khác nhau. Hiện nay định nghĩa về tiền mã hóa của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đề cập tại Chương 1 được xem là định nghĩa tương đối thể hiện đầy đủ bản chất và được chấp nhận nhiều nhất. Do đó tác giả đề xuất Việt Nam nên tham khảo định nghĩa về tiền mã hóa của ECB như sau: Tiền mã hóa

là một loại tài sản chỉ tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, không phải là tiền pháp định do Chính phủ ban hành, có thể được sử dụng cho việc thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ thực tế và có thể chuyển đổi thành tiền thật.

(2) Cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản

Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định tài sản bao gồm 4 loại là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Để cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, tác giả đề xuất khái niệm về tài sản tại Bộ luật Dân sự 2015 nên bổ sung thêm: “và các loại tài sản khác do pháp luật quy định”. Việc quy định như vậy khơng chỉ có thể đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của pháp luật dân sự mà cịn có thể điều chỉnh những tài sản mới có thể xuất hiện trong tương lai mà hiện nay nhà lập pháp chưa lường trước được.

Việc cơng nhận tiền mã hóa là tài sản trước hết có thể đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của các quy định hiện hành có liên quan như pháp luật về thương mại, đầu tư. Ngồi ra cịn có thể đưa các hành vi lợi dụng tiền mã hóa để phạm tội vào đúng tội danh của nó như tội tài trợ khủng bố hoặc tội rửa tiền. Khi được xác

65

định là tài sản, người dân cũng sẽ an tâm khi giao dịch hay nắm giữ tiền mã hóa vì đã được pháp luật bảo vệ, tránh được tình trạng người dùng Việt Nam đầu tư vào các sàn giao dịch ở nước ngoài gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Mặt khác, xu thế chung của các nước trên thế giới là cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, do đó việc cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản sẽ giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với sự hòa hợp giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới, đồng thời tránh được tình trạng xung đột pháp luật gây ra khó khăn trong việc thi hành các bản án của Tòa án nước ngồi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cơng nhận tiền mã hóa là tài sản cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý về thuế đối với tiền mã hóa và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, việc cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản khơng phải là một việc đơn giản. Bởi lẽ thêm một loại tài sản đồng nghĩa với việc phải xem xét lại toàn bộ quy định pháp luật hiện hành về tài sản, tránh tình trạng lách luật để sử dụng tiền mã hóa vào các mục đích nằm ngồi ý chí của nhà lập pháp và tình trạng mâu thuẫn quy định giữa các văn bản hiện hành. Mặt khác, khi xây dựng khung pháp lý cho tiền mã hóa, nhà lập pháp cũng cần chú ý đến việc xếp tiền mã hóa vào loại tài sản nào để tránh mâu thuẫn trong quyền hành giữa các cấp quản lý. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ giữa các hoạt động thương mại đã có trước và hoạt động liên quan tới tiền mã hóa có tính chất tương tự như phát hành chứng khoán và ICO.

(3) Không công nhận khả năng thanh tốn của tiền mã hóa

Việc cơng nhận thêm một phương tiện thanh tốn có thể gây ra sự xáo trộn trong nền tài chính của Việt Nam, hơn nữa tiền mã hóa lại khơng phải do Nhà nước phát hành, do đó Nhà nước khó có thể kiểm sốt được chính xác lượng tiền mã hóa trong nền kinh tế và điều chỉnh nó sao cho phù hợp với các chính sách của mình. Mặt khác, tiền mã hóa có sự biến động rất lớn về giá cả nên việc cơng nhận tiền mã hóa làm phương tiện thanh tốn có khả năng sẽ làm mất sự cân bằng tài chính trong quốc gia. Do đó, theo đề xuất của tác giả thì hiện nay Việt Nam chưa nên cơng nhận tiền mã hóa là một phương tiện thanh toán, mà nên dừng lại ở việc cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản tương tự như vàng hoặc ngoại tệ, có thể tích trữ cho mục đích đầu tư nhưng khơng thể sử dụng để thanh toán và giao dịch.

66

Đa số các rủi ro mà tiền mã hóa có thể đem lại xuất phát từ tính ẩn danh của các giao dịch tiền mã hóa. Do đa số q trình tạo ví mã hóa và giao dịch đều khơng cần xác minh danh tính nên cho dù có truy xét ra được địa chỉ giao dịch thì cũng rất khó để chứng minh một người nắm giữ tiền mã hóa là chủ sở hữu của số tiền mã hóa đó. Do đó, khi thiết lập khung pháp lý về tiền mã hóa, nhà lập pháp cũng nên đặt ra vấn đề buộc các chủ thể tham gia giao dịch phải tiến hành xác minh danh tính khi tạo ví tiền mã hóa, chỉ cơng nhận giá trị pháp lý của các giao dịch được thực hiện từ các ví tiền mã hóa đã được định danh. Các tổ chức cung cấp ví và các sàn giao dịch tiền mã hóa có trách nhiệm yêu cầu chủ thể cung cấp thông tin khi tạo lập ví hoặc tài khoản giao dịch, đồng thời các tổ chức này cũng phải có trách nhiệm lưu trữ lịch sử giao dịch trong một thời gian nhất định và báo cáo về các giao dịch đáng ngờ. Tiêu chí để đánh giá giao dịch nào là đáng ngờ có thể tham khảo theo quy định của Hàn Quốc đã đề cập tại mục 3.4.3. Thời gian lưu trữ lịch sử giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đối với tiền mã hóa,...

(5) Đặt ra các quy định về thu thuế đối với tiền mã hóa

Khi đã cơng nhận tiền mã hóa là một loại tài sản, thì việc cá nhân hoặc chủ thể thực hiện kinh doanh và thu lợi nhuận từ việc chênh lệch giá của tiền mã hóa là hoạt động hợp pháp và phải chịu thuế dựa trên lợi nhuận mà mình thu được. Tuy nhiên, việc đặt lợi nhuận của tiền mã hóa vào loại thuế nào và mức thu ra sao phụ thuộc vào chính sách của nhà nước trong việc muốn khuyến khích hay hạn chế các giao dịch liên quan tới tiền mã hóa và điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Đa số các nước miễn thuế giá trị gia tăng cho tiền mã hóa, chỉ phải chịu thuế doanh thu hay cịn gọi là thuế thu nhập. Ngồi ra, tùy theo loại hình dịch vụ kinh doanh đối với tiền mã hóa mà nhà lập pháp cũng phải thiết lập và cân nhắc các mức thu thuế khác nhau.

(6) Quản lý và kiểm soát các hoạt động ICO của tiền mã hóa

Các đợt ICO về bản chất tương tự như các đợt phát hành chứng khoán, và sẽ làm tăng số lượng tiền mã hóa đang lưu thơng trên thị trường. Việc quản lý và kiểm soát các hoạt động này khơng chỉ góp phần giúp cơ quan nhà nước kiểm sốt được lượng tiền mã hóa đang lưu thơng mà cịn có thể hạn chế các đợt ICO mang tính lừa đảo. Do có bản chất tương tự như các đợt phát hành chứng khoán, tác giả đề xuất đưa tiền mã hóa vào đối tượng điều chỉnh của Luật Chứng khốn, nhưng vẫn cân nhắc

67

đến sự khác biệt giữa tiền mã hóa và các loại chứng khốn thông thường khác, đồng thời vẫn cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường tiền mã hóa và thị trường chứng khốn trong các vấn đề như: đăng ký chào bán, công bố thông tin, báo cáo tài chính,...

(7) Thiết lập và thí điểm một số sàn giao dịch tiền mã hóa

Các sàn giao dịch tiền mã hóa hiện nay đang hoạt động chủ yếu trên cơ sở tự phát và khơng có sự quản lý nhà nước. Khi xảy ra rủi ro trong giao dịch cá nhân thì cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về tổn thất của mình. Nhưng nếu xuất hiện các sàn giao dịch do Nhà nước thiết lập và quản lý thì nhà đầu tư cũng sẽ an tâm hơn trong việc thực hiện giao dịch. Ngoài ra đây cũng là một cách để Nhà nước có thể dễ dàng quản lý và thống kê số lượng giao dịch, số tiền giao dịch để có chính sách hợp lý, bảo vệ người đầu tư khỏi nguy cơ từ những sàn giao dịch thiếu uy tín và lừa đảo.

(8) Cân nhắc và đặt ra các quy định riêng biệt liên quan tới hoạt động đào tiền mã hóa

Việc đào tiền mã hóa ngày càng trở nên khó khăn địi hỏi phải có các máy tính cấu hình cực cao, tương đương với việc tiêu hao nhiều điện năng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới mơi trường. Một số tỉnh có tài ngun than đá dồi dào của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Vân Nam trở thành nơi tập trung các mỏ đào tiền mã hóa lớn nhất thế giới vì có nguồn năng lượng nhiệt điện giá rẻ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trong vòng 30 tháng từ năm 2016 đến năm 2018, hoạt động đào Bitcoin đã sản sinh ra từ 3 tấn – 13 tấn khí thải carbon dioxit, tương đương với lượng carbon dioxit khi sản xuất ra 1 triệu chiếc xe hơi148; chỉ riêng việc lưu trữ các giao dịch đã đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng trung bình hằng năm là 30,14 tỉ kWh/h, tương đương với sản lượng hằng năm của 4 nhà máy điện hạt nhân, nhưng cũng có thể nhiều hơn thế149. Theo nghiên cứu của Andrew Goodkind và Robert Berrens về ước lượng giá trị tổn thất cho ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người từ hoạt động đào tiền mã hóa thì: Trong năm 2018, cứ 1 USD tiền mã hóa được tạo ra thì có 0,49 USD là phí tổn thất cho sức khỏe và biến đổi khí hậu tại Hoa Kỳ150. Trước thực trạng trên, Trung Quốc

148 Nature Sustain, “‘Mining’ Bitcoin takes more energy than mining gold”,

https://www.nature.com/articles/d41586-018-07283-3 (truy cập ngày 21/5/2020).

149 PetroTimes – Tạp chí của Hội Dầu khí Việt Nam, “Bitcoin gây ô nhiễm môi trường như thế nào?”,

https://petrotimes.vn/bitcoin-gay-o-nhiem-moi-truong-nhu-the-nao-502520.html (truy cập ngày 21/5/2020).

150 Andrew L. Goodkind, Benjamin A. Jones, Robert P. Berrens. “Cryptodamages: Monetary value estimates

68 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đã bắt đầu gây áp lực pháp lý lên các cơ quan địa phương tại nơi tập trung các mỏ đào tiền mã hóa để khuyến khích đóng cửa các mỏ đào này, đồng thời không cho phép áp dụng việc khấu trừ thuế đối với các hoạt động này với mục đích khuyến khích như trước đó151. Khi đưa tiền mã hóa trở thành một loại tài sản và hoạt động đào tiền mã hóa thành một hoạt động kinh doanh, Nhà nước cũng nên cân nhắc đến những tác động môi trường mà hoạt động đào tiền mã hóa có thể gây ra, từ đó đưa tiền mã hóa vào làm đối tượng điều chỉnh của luật thuế bảo vệ mơi trường và có các biện pháp hạn chế hoạt động này khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 74 - 78)