Thực trạng của tiền mã hóa tại Việt Nam và động thái của Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA

3.5. Các quy định về tiền mã hóa ở Việt Nam

3.5.2. Thực trạng của tiền mã hóa tại Việt Nam và động thái của Nhà nước

nước

Ngồi vụ việc nêu trên, tình hình nhập khẩu các máy đào tiền mã hóa cũng cho thấy sự quan tâm của người dân với loại tiền tệ mới này: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính từ năm 2017 đến nửa tháng 4/2018, cả nước nhập khoảng 15.600 máy đào tiền ảo, gồm máy xử lý dữ liệu Bitcoin, dữ liệu Bitmain, máy xử lý thuật toán, thiết bị xử lý dữ liệu thuật toán, máy xử lý dữ liệu tự động và máy xử lý dữ liệu tự động dùng cho hệ thống quản lý điều khiển từ xa, nội bộ. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2018, lượng máy đào tiền ảo nhập về Việt Nam đã lên con số hơn 6.300 bộ, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM. Trong đó,

137 Nguyễn Nguyễn, 09/04/2018, “Vụ lừa đảo tiền ảo hơn 15 nghìn tỷ đồng: Vì sao lại quá dễ dàng?”,

https://dantri.com.vn/suc-manh-so/vu-lua-dao-tien-ao-hon-15-nghin-ty-dong-vi-sao-lai-qua-de-dang- 20180409080158734.htm (truy cập ngày 08/5/2020).

59

TP.HCM nhập 2.009 bộ, Hà Nội nhập hơn 4.300 bộ138. Trước khi Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy định cấm sử dụng Bitcoin và các loại tiền mã hóa vào mục đích thanh tốn, thì tiền mã hóa đã được chấp nhận thanh tốn ở một số quán cà phê tại một số thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội139, 140; Đại học FPT cũng từng chấp nhận thanh toán tiền học phí bằng Bitcoin141.

Trên thực tế cũng đã xảy ra các vụ kiện liên quan tới tiền mã hóa tại Việt Nam, điển hình nhất là vụ việc ông Nguyễn Việt C kinh doanh tiền mã hóa và bị Chi cục thuế tỉnh Bến Tre ra quyết định buộc ông phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Không đồng ý với quyết định trên, ơng C khởi kiện ra Tịa án nhân dân tỉnh Bến Tre và Tòa đã tuyên hủy Quyết định của Chi cục thuế142.

Trước tình hình trên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có những động thái để cảnh báo người dân về tiền mã hóa, thể hiện qua Thơng cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác ngày 27/02/2014. Nội dung thơng cáo chủ yếu nói về việc Bitcoin và các loại tiền mã hóa tương tự khơng được phép dùng để thanh tốn, người sở hữu Bitcoin sẽ chịu tồn bộ rủi ro vì khơng có cơ chế bảo vệ quyền lợi143.

Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg về Phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Theo đó, việc xây dựng khung pháp lý về tiền mã hóa phải tiếp thu kinh nghiệm từ nước ngoài và cải thiện sao cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và chính sách của Việt Nam. Quyết định này chính là một cơ sở thể hiện

138 Hiếu Công, 06/6/2018, “15.600 máy đào Bitcoin đã được nhập vào Việt Nam”, https://zingnews.vn/15600-

may-dao-bitcoin-da-duoc-nhap-vao-viet-nam-post849101.html (truy cập ngày 08/5/2020).

139 Hải Sơn, 25/02/2014, “Đột nhập quán cà phê Hà Nội thanh toán bằng Bitcoin”, https://kienthuc.net.vn/tien-

vang/dot-nhap-quan-ca-phe-ha-noi-thanh-toan-bang-bitcoin-313839.html (truy cập ngày 08/5/2020).

140 Thanh Lê, 20/12/2017, “Một số quán cà phê, nhà hàng ở Sài Gòn chấp nhận thanh toán Bitcoin”,

https://vnexpress.net/mot-so-quan-ca-phe-nha-hang-o-sai-gon-chap-nhan-thanh-toan-bitcoin-3686920.html

(truy cập ngày 08/5/2020).

141 Thanh Hà, 26/10/2017, “ĐH FPT chấp nhận thu học phí bằng Bitcoin”, https://tuoitre.vn/dh-fpt-chap-

nhan-thu-hoc-phi-bang-bitcoin-20171026224058222.htm (truy cập ngày 08/5/2020).

142 Phương Nam, 22/9/2017, “Chi cục Thuế Bến Tre thua kiện vì 'đánh thuế' kinh doanh tiền điện tử”,

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/chi-cuc-thue-ben-tre-thua-kien-vi-danh-thue-kinh-doanh-tien-dien- tu-878107.html (truy cập ngày 08/5/2020).

143 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 27/02/2014, Thơng cáo báo chí về bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác,

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/sm/tcbc/ttvhdnhtt/ttvhdnhtt_chitiet?leftWidth=20%25&sh owFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP0116211755883&rightWidth=0%25&cent erWidth=80%25&_afrLoop=5220056149937539#%40%3F_afrLoop%3D5220056149937539%26centerWid th%3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP0116211755883%26leftWidth%3D20%2525%26right Width%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dlf3t3dr22_9 (truy cập ngày 08/5/2020).

60

việc tiền mã hóa đang nhận được sự quan tâm từ Chính phủ, đồng thời thể hiện thái độ cởi mở của Nhà nước trong việc tiếp thu tiền mã hóa trong tương lai.

Ngày 11/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg về tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác. Chỉ thị yêu cầu các cơ quan chức năng tổ chức rà soát, kiểm tra để kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng tiền mã hóa cho mục đích trái pháp luật, đồng thời khẩn trương hoàn tất khung pháp lý về quản lý, xử lý đối với tiền mã hóa.

Ngày 13/4/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo nhằm thực hiện theo Chỉ thị mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra trước đó. Theo đó Chỉ thị yêu cầu các ngân hàng trực thuộc, tổ chức tín dụng khơng được phép chấp nhận thanh tốn bằng tiền mã hóa, đồng thời có trách nhiệm báo cáo về các giao dịch đáng ngờ có thể là hành vi phạm pháp.

Như vậy, dù đến hiện nay khung pháp lý về tiền mã hóa vẫn chưa được hồn tất và có hiệu lực. Tuy nhiên Chính phủ cũng đã thể hiện sự quan tâm kịp lúc đối với tình hình giao dịch tiền mã hóa đang diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời có những biện pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế hành vi phạm tội trong khi chờ khung pháp lý chính thức được đưa ra.

61

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN MÃ HÓA Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)