Các quy định hiện hành có liên quan tới tiền mã hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 63 - 68)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA

3.5.1.Các quy định hiện hành có liên quan tới tiền mã hóa

3.5. Các quy định về tiền mã hóa ở Việt Nam

3.5.1.Các quy định hiện hành có liên quan tới tiền mã hóa

- Quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

Để có thể đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của luật, trước tiên ta phải xem xét tiền mã hóa có được coi là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện nay hay không:

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Vật với tư cách là tài sản được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, và tồn tại ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Tuy nhiên, để được coi là tài sản thì vật cũng phải thỏa mãn được những đặc điểm của tài sản đã nêu ở trên. Ví dụ: nước trong một dịng sơng, khơng khí ngồi khí quyển khơng thể nằm trong sự kiểm sốt, chi phối của con người, do đó mặc dù cũng được coi là đối tượng tồn tại trong thế giới vật chất nhưng chúng không được xem xét với tư cách là tài sản. Khi nước được đóng vào chai, khơng khí được nén vào bình, con người có thể thực hiện việc kiểm sốt, chi phối chúng, khi đó nước và khơng khí lại được coi là tài sản (tồn tại dưới dạng vật). Một điểm lưu ý nhất khi xem xét về vật đó là khơng sử dụng tiêu chí “được giao lưu trong dân sự” để khẳng định vật nào là

122 “Japan exempts virtual currencies from consumption tax”,

https://www.dlapiper.com/en/abudhabi/insights/publications/2017/03/global-tax-news-mar-2017/japan- exempts-virtual-currencies/ (truy cập ngày 06/5/2020).

54

tài sản. Ví dụ: ma túy là đối tượng bị cấm lưu thông, nhưng ma túy vẫn được xem xét là một loại tài sản (được thể hiện cụ thể dưới dạng vật).123 Như vậy tiền mã hóa khơng được xem là vật vì tiền mã hóa chỉ tồn tại dưới dạng kỹ thuật số, khơng có hình dạng đặc định và không tồn tại ở trạng thái vật chất.

Tiền là vật ngang giá chung có tính thanh khoản cao nhất dùng để trao đổi lấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng) và thường được Nhà nước phát hành124. Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”125. Trên lãnh thổ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc phát hành tiền và chỉ có tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành mới là phương tiện thanh toán hợp pháp126. Theo quy định trên thì tiền mã hóa khơng được xem là “tiền” bởi nó khơng được phát hành bởi Ngân hàng Nhà nước, do đó cũng khơng được xem là phương tiện thanh tốn hợp pháp.

Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác127. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch128. Theo định nghĩa trên thì tiền mã hóa khơng phải là giấy tờ có giá do khơng thuộc các loại giấy tờ được liệt kê.

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác129. Quyền tài sản được xác định bằng các giấy chứng nhận tương ứng bởi cơ quan có thẩm quyền như: quyền sở hữu trí tuệ phải có bằng sáng chế, phát minh; quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... Tiền mã hóa khơng phải là quyền tài sản do

123 Lê Xuân Ninh, 14/9/2017, “Tìm hiểu quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 về tài sản”,

https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/tim-hieu-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-(blds)-2015-ve-tai-san.htm (truy cập ngày 06/5/2020).

124 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n (truy cập ngày 06/5/2020).

125 Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

126 Khoản 1, 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

127 Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.

128 Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

55

không được cấp giấy chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, đồng thời cũng khơng thể chứng minh một người nắm giữ ví tiền mã hóa là chủ sở hữu của số tiền trong ví.

Như vậy, theo quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành thì tiền mã hóa khơng được xem là tài sản tại Việt Nam. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật đang có hiệu lực khác sẽ được phân tích ở bên dưới

- Quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì: Giao dịch điện tử được xác định là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử130. Phương tiện điện tử được xác định là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn khơng dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự131. Như vậy, giao dịch liên quan tới tiền mã hóa cũng được xem là giao dịch điện tử và về lý thuyết, các giao dịch này cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Giao dịch điện tử.

- Quy định của Luật Công nghệ thông tin năm 2006

Điều 1 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định: “Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thơng tin.” Tiền mã hóa ra đời với mục đích cải thiện tốc độ, tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu các bên trung gian trong giao dịch bằng cơng nghệ. Do đó tiền mã hóa và các hoạt động liên quan tới tiền mã hóa có thể được xem là đối tượng điều chỉnh của Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Cũng theo Luật Công nghệ thông tin thì tổ chức, cá nhân khi hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng phải thông báo công khai các thông tin gồm: (1) Tên, địa chỉ địa lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử; (2) Thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có); (3) Tên cơ quan quản lý hoặc nhà cung cấp (nếu có); (4) Thơng tin về giá, thuế, chi phí vận chuyển (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ132.

- Quy định của pháp luật tín dụng – ngân hàng – chứng khoán

130 Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

131 Khoản 10 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

56

Như đã phân tích ở trên, tiền mã hóa khơng được xem là tiền và có khả năng thanh tốn hợp pháp tại Việt Nam. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005 thì: ngoại hối là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (cịn gọi là ngoại tệ)133. Như vậy tiền mã hóa khơng được xem là ngoại tệ do nó khơng phải là đồng tiền của bất kỳ quốc gia nào hay vùng lãnh thổ nào. Tuy nhiên, việc tiền mã hóa khơng được xem là ngoại tệ hay tài sản có thể sẽ gây ra bất cập trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp về tiền mã hóa đã được giải quyết bằng pháp luật nước ngoài, mà pháp luật nước đó lại cơng nhận tiền mã hóa là tài sản hoặc thậm chí là phương tiện thanh tốn, nhưng quyết định của bản án lại được thi hành ở Việt Nam.

Theo xu hướng chung của các nước trên thế giới đã có quy định về việc phát hành tiền mã hóa thì các nước này xem các đợt phát hành tiền mã hóa (ICO) tương tự như các đợt phát hành chứng khoán và phải chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán tại Quốc gia. Tuy nhiên theo Luật Chứng khoán năm 2019 thì tiền mã hóa khơng được xem là chứng khốn134 do đó tiền mã hóa hay các đợt ICO khơng thuộc sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán Việt Nam.

- Quy định pháp luật về kinh doanh và đầu tư

Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2014 thì chủ thể được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư mà pháp luật không cấm. Cho tới thời điểm hiện nay, Việt Nam mới chỉ cấm việc phát hành, sử dụng tiền mã hóa nhằm mục đích thanh tốn chứ khơng cấm việc trao đổi tiền mã hóa vì mục đích đầu tư sinh lời. Do đó tiền mã hóa và các hoạt động liên quan tới nó về lý thuyết phải chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

- Quy định của pháp luật về thuế

Hiện nay Việt Nam chưa tiến hành thu bất cứ loại thuế nào liên quan tới tiền mã hóa cũng như các hoạt động liên quan tới tiền mã hóa, mặc dù các hoạt động kinh doanh tiền mã hóa hiện nay vẫn đang hoạt động. Việc này mặc dù có thể gây thất thu cho Ngân sách nhà nước nhưng lại hợp lý khi Việt Nam vẫn chưa công nhận tiền mã

133 Điểm a Khoàn 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010; điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005.

134 Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019: Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: a) Cổ

phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; c) Chứng khoán phái sinh; d) Các loại chứng khốn khác do Chính phủ quy định.

57

hóa là một loại tài sản, chưa ban hành một văn bản cụ thể nào để quy định về tiền mã hóa, người đầu tư phải chấp nhận mọi rủi ro khi giao dịch bằng loại tiền tệ này. Khi chưa bảo vệ được quyền cho cơng dân thì Nhà nước tất nhiên cũng khơng thể đặt ra nghĩa vụ nộp thuế cho người dân bởi lẽ theo Hiến pháp năm 2013 thì “Quyền cơng dân khơng tách rời nghĩa vụ cơng dân135”. Do đó nếu Nhà nước vẫn chưa đặt ra bất cứ quy định nào để bảo vệ quyền của nhà đầu tư khi tham gia vào giao dịch này thì vấn đề thu thuế vẫn sẽ là một vấn đề còn bỏ ngỏ.

- Quy định về Luật Phòng chống rửa tiền 2012: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: a) Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; b) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; c) Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.136

Theo quy định trên thì dù hiện nay Việt Nam chưa quy định rõ ràng về tư cách pháp lý của tiền mã hóa, nhưng nếu chủ thể có hành vi lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện hành vi tội phạm thỏa mãn những điều kiện được nêu trong luật thì chủ thể vẫn phải chịu trách nhiệm về tội rửa tiền.

- Quy định về hình sự và hành chính:

Theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 27 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP thì khi chủ thể có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp thì sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Như vậy, khi sử dụng tiền mã hóa để thanh tốn cho hàng hóa, dịch vụ dù giá trị giao dịch là bao nhiêu vẫn sẽ vi phạm pháp luật và chịu mức phạt. Mặt khác, hành vi kể trên cũng có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo điểm a khoản 1 Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi được coi là phạm tội rửa tiền là hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội

135 Khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013.

58

mà có. Theo quy định trên thì có thể xảy ra hai trường hợp liên quan: Một người có được tiền mã hóa do hành vi phạm tội sau đó thực hiện hành vi rửa tiền sẽ khơng bị coi là phạm tội, do tiền mã hóa khơng được xem là tiền hay tài sản. Tuy nhiên nếu một người sử dụng tiền pháp định để chuyển đổi thành tiền mã hóa, sau đó bán đổi lấy ngoại tệ thì lại được xem là hành vi phạm tội. Đây là điểm còn bất cập khi hai hành vi cùng một bản chất nhưng lại khác nhau về hệ quả pháp lý chỉ vì tiền mã hóa chưa được cơng nhận là tài sản. Tương tự, theo khoản 1 Điều 300 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Như vậy nếu một chủ thể dùng tiền mã hóa để tài trợ cho tổ chức khủng bố thì sẽ khơng cấu thành tội phạm. Đây cũng là một lỗ hổng trong quy định pháp luật chưa được hồn thiện vì chưa xác định tư cách pháp lý cho tiền mã hóa.

Như vậy, việc khơng xác định tiền mã hóa là tài sản ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa tiền mã hóa vào dưới sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành. Tiền mã hóa hiện nay chỉ chịu sự điều chỉnh “gián tiếp” từ một số quy định có liên quan, đồng thời cũng khơng có cơ chế giám sát quản lý rõ ràng nên không thể buộc nhà đầu tư tuân thủ các quy định về khai báo thông tin. Dẫn đến nhiều trường hợp người đầu tư bị lừa gạt nhưng lại không được pháp luật bảo vệ do không thể xác định ai là người đã nhận tiền mã hóa vì giao dịch bằng tài khoản ẩn danh. Tại Việt Nam cũng đã từng xảy ra một vụ lừa đảo liên quan tới tiền mã hóa lên đến 15 nghìn tỷ đồng137.

Một phần của tài liệu Thực trạng của tiền mã hóa (cryptocurrency) trên thế giới và việt nam (Trang 63 - 68)