CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN MÃ HÓA
2.4. Sự quan tâm của người dân các nước đến tiền mã hóa
Kết quả thống kê của The Block (Hình 1 Phụ lục 1) cho thấy Việt Nam xếp thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia về số lượng người truy cập trên các sàn giao dịch điện tử. Tuy nhiên, nếu tính trên tồn thế giới, Việt Nam xếp thứ 16. Người Mỹ đang dẫn đầu thế giới về lượng truy cập cao nhất, chiếm tới 24,5% tổng lượng truy cập các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số trên tồn cầu. Xếp ở vị trí thứ 2 là Nhật Bản chiếm 10%. Các nước châu Á còn lại là Hàn Quốc (6,5%), Indonesia (4,5%), Ấn Độ đều nằm trong Top 5 các nước có lượng truy cập vào các sàn giao dịch lớn nhất. Các quốc gia này chiếm đến một nửa số lượng truy cập sàn giao dịch trên tồn cầu. Nếu tính theo khu vực thì Bắc Mỹ là nơi có lượng người truy cập các
BTC ETH XRP TETHER
SJC -0,010749177 -0,130908139 -0,065015734 -0,100908087 USD -0,006443087 -0,229322979 -0,152569511 -0,150003844 VN-Index 0,506614296 0,572143687 0,655542626 -0,054321479
38
sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất thế giới. Tiếp theo sau lần lượt là châu Âu, châu Đại Dương, và châu Á.61
Tính đến ngày 02/6/2019, lượng truy cập của người Việt luôn đứng trong top 5 tại một số sàn giao dịch trên thế giới. Cụ thể tại sàn Coinmarketcap, dẫn đầu truy cập được ghi nhận đến từ Mỹ với 14,13%. Kế tiếp là Nga với 6,17%, Đức là 4,94%, Anh là 4,73% và Việt Nam đứng thứ 5 với 4,32%. Trên sàn giao dịch Binance, lượng người xem trang web này đến từ Mỹ dẫn đầu với 11,79%. Thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với 8,89%, Nga đứng thứ ba với 8,27%, Việt Nam đứng thứ 4 với 6,07% và Brazil xếp hạng thứ 5 với 5,64%. Còn tại sàn Bittrex, Mỹ cũng là nơi dẫn đầu về lượng truy cập với 13,05%. Đứng thứ hai là Nga với 10,24% và Việt Nam đứng thứ 3 với 7,19%. Sau đó thứ tư là Thổ Nhĩ Kỳ với 5,44% và Ukraine 4,45%...62
Tính đến ngày 17/4/2020, lượng truy cập của người Việt tại sàn Binance và sàn Bittrex đều đứng top 3 thế giới. Cụ thể: tại sàn Binance (Hình 2 Phụ lục 1)63, Mỹ vẫn dẫn đầu về lượng người truy cập với 9,01%; theo sau là Nga với 8,78%; Việt Nam đứng thứ 3 với tỷ lệ 5,45%; Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine lần lượt xếp thứ tư và thứ năm với tỷ lệ 4,85% và 4,17%. Tại sàn Bittrex (Hình 3 Phụ lục 1)64, lượng người truy cập tại Mỹ dẫn đầu với tỷ lệ 16,14%; tiếp theo là Nga với 8,38%; Việt Nam xếp thứ 3 với tỷ lệ 6,60%; thứ 4 là Ấn Độ với 5,25% và Ukaine thứ 5 với 4,28%.
Những số liệu trên cộng với sự xuất hiện không ngừng của các sàn giao dịch mới đã chứng minh sự quan tâm của người dân đến việc giao dịch tiền mã hóa. Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ người truy cập các sàn giao dịch tiền mã hóa cao trên thế giới, chứng tỏ các nhà đầu tư Việt Nam cũng dành một sự quan tâm đặc biệt đến loại tiền tệ mới này. Tuy nhiên việc đặt ra các quy định để quản lý và bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia vào giao dịch này vẫn còn bị bỏ ngỏ. Nhà đầu tư khi tham gia giao dịch phải tự chịu mọi rủi ro cho hoạt động của mình.
61 Hương Nguyễn, “Người Việt “say mê” tiền ảo thứ 2 ở Đông Nam Á”, https://www.msn.com/vi- vn/money/news/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-%E2%80%9Csay-
m%C3%AA%E2%80%9D-ti%E1%BB%81n-%E1%BA%A3o-th%E1%BB%A9-
2-%E1%BB%9F-%C4%91%C3%B4ng-nam-%C3%A1/ar-AACjWTD (truy cập ngày 15/4/2020).
62 Báo Thanh niên, 02/6/2019, “Người Việt mê tiền ảo”, https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/nguoi-viet-
dung-thu-hai-dong-nam-a-truy-cap-san-ky-thuat-so-1088330.html (truy cập ngày 17/4/2020).
63 https://www.similarweb.com/website/binance.com#overview (truy cập ngày 17/4/2020).
39
CHƯƠNG 3: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIỀN MÃ HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Các vấn đề pháp lý liên quan tới tiền mã hóa được Chính phủ các nước quan tâm chủ yếu bao gồm: tính hợp pháp trong khả năng thanh tốn, các hành vi lợi dụng tiền mã hóa để thực hiện tội phạm rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, chính sách thuế đối với các hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch tiền mã hóa, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư khi đầu tư vào tiền mã hóa. Chương này sẽ phân tích quy định của một số nước trên thế giới đối với các lĩnh vực đã nêu trên để thể hiện mức độ quan tâm của tiền mã hóa đối với từng lĩnh vực.
Vì mục đích nghiên cứu là nhằm để ghi nhận bài học cho Việt Nam trong việc soạn thảo và ban hành các quy định để điều chỉnh các giao dịch về tiền mã hóa trong tương lai, do đó, tác giả chỉ nghiên cứu và trích dẫn pháp luật ở một số nước đã có quy định nhất định về tiền mã hóa.