Những quy định của pháp luật Việt Nam về phát triển sạch

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 34 - 43)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

2.1.2.Những quy định của pháp luật Việt Nam về phát triển sạch

2.1. Những vấn đề pháp lý của việc thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam

2.1.2.Những quy định của pháp luật Việt Nam về phát triển sạch

2.1.2.1. Về hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Việt Nam phê chuẩn NĐT Kyoto vào ngày 25/9/2002. Để có thể đáp ứng các yêu cầu quốc tế đồng thời khuyến khích đầu tư các dự án CDM, Việt Nam đã ban hành một số văn bản trong thời gian qua cụ thể như sau:

Văn bản số 465 /BTNMT-HTQT Xác định, phát triển và đăng ký dự án theo

cơ chế phát triển sạch ban hành ngày 02/3/2003. Đây là văn bản đầu tiên của Việt Nam quy định về dự án CDM.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày

17/10/2005 về việc tổ chức thực hiện NĐT Kyoto thuộc UNFCCC. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước và NĐT Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước

đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao cơng nghệ mới từ

các nước phát triển thông qua các dự án CDM.

Để triển khai có hiệu quả NĐT Kyoto về biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Thủ

tướng Chính phủ chỉ thị cho các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện và phối kết hợp với nhau thực hiện các nhiệm vụ như: Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện NĐT, các lĩnh vực ưu tiên thực hiện; Nghiên cứu dự báo thị trường buôn bán các ''Giảm phát thải

được chứng nhận - CERs'' và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng

dự án CDM tại Việt Nam; Đảm bảo lồng ghép các hoạt động thực hiện CDM với các

hoạt động thực hiện các Công ước hoặc cam kết quốc tế khác về môi trường mà Việt

Nam đã tham gia ký kết, Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra, về trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia

thực hiện NĐT Kyoto và CDM; Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thực

pháp ưu đãi về thuế, lãi suất vay vốn tín dụng Nhà nước, trợ giá để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các dự án CDM tại Việt Nam; Xây dựng kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM trong các lĩnh vực: năng lượng, công nghiệp, quản lý chất thải, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp; Chủ động lồng ghép các hoạt động thực hiện CDM vào các kế hoạch phát triển của ngành, địa phương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, theo hướng dẫn của Bộ Tài ngun và Mơi trường (BTNMT) và của các Bộ có

liên quan chỉ đạo, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng dự án CDM thuộc quyền quản lý của địa phương.

Để tạo điều kiện cho các dự án CDM thực hiện hiệu quả tại Việt Nam dưới sự

chỉ đạo của nhà nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu quốc tế về CDM, Việt Nam đã ban

hành một số quyết định như Quyết định số 1016/QĐ-BTNMT ngày 04/7/2007 Thành

lập Ủy ban chỉ đạo triển khai Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và NĐT Kyoto, Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 06/4/2007 Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện NĐT Kyoto thuộc Công ước khung

của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-2010 và Quyết định số

1133/QĐ-BTNMT ban hành ngày 30/7/2007 Văn phòng thường trực quốc gia, đại diện

Ủy ban chỉ đạo được thành lập vào tháng 7 năm 2007.

Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành ngày 12/12/2006 hướng dẫn xây dựng dự án cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ NĐT Kyoto là văn bản đầu tiên quy định cụ thể hơn về dự án CDM tại Việt Nam.

Thông tư bao gồm các điều khoản liên quan đến khái niệm CDM, dự án CDM, các đối tượng được quyền xây dựng và thực hiện dự án CDM, các lĩnh vực có thể xây dựng dự án CDM, các yêu cầu đối với dự án CDM, quy định về chuẩn bị, xây dựng, xác nhận và phê duyệt dự án CDM ở Việt Nam. Thông tư 10/2006/TT-BTNMT đã khơng cịn

hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 12/2010/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/9/2010.

Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn về thực hiện dự án

CDM tại Việt Nam như:

- Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về một số cơ chế, chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Quyết định này bao

gồm những điều khoản liên quan đến Lĩnh vực, hình thức, điều kiện xây dựng, đầu tư thực hiện dự án CDM; Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án

CDM; Quản lý, sử dụng và một số vấn đề liên quan đến CERs; Hạch toán chi phi, thu nhập, khấu hao tài sản cố định và các quy định về thuế, trợ giá đối với dự án CDM.

Các quy định này dựa trên điều kiện quốc tế về CDM, đồng thời nhằm khuyến khích

dự án CDM tại Việt Nam.

- Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-TN&MT của liên bộ Tài chính, bộ Tài ngun và Mơi trường ngày 04/7/2008 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết

định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ về cơ

chế, chính sách tài chính cho các dự án CDM ở Việt Nam. Thông tư này đã hướng dẫn cụ thể việc thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí bán CERs, các quy định về trợ giá đối

với sản phẩm của dự án CDM.

- Thông tư liên tịch số 204 /2010/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 15/12/2010 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC- BTN&MT ngày 4/7/2008 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày

02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. Thông tư này đã chỉnh sửa và bổ sung

một số điều liên quan đến mua bán CERs.

Bên cạnh những quy định về dự án CDM, Việt Nam cũng ban hành các văn

bản về hoạt động bảo vệ môi trường như Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg phê duyệt

Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu ban hành ngày 02/12/ 2008, Nghị định số 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2009 về Ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, Thông tư 230/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 08/12/2009 về Hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong khuôn khổ Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ, Quyết định 1030/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Quyết định số 249/QĐ-TTg về việc phê

duyệt Đề án phát triển dịch vụ môi trường đến năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt ngày 10/2/2010. Các dự án CDM tại Việt Nam cũng chịu sự điều chỉnh của các văn bản này và một số văn bản khác có liên quan.

Dự án phát triển sạch còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy Việt Nam đã ban

hành một số văn bản quy định về dự án CDM, nhưng các văn bản này vẫn cịn chưa cụ thể, đồng bộ, khơng tránh khỏi những hạn chế và bất cập cần được xem xét, điều chỉnh. Qua quá trình thực tiễn thực hiện dự án, nhìn nhận và đánh giá những bất cập trong các

quy định của pháp luật Việt Nam, ngày 26 tháng 7 năm 2010, Bộ Tài nguyên và môi trường ban hành thông tư số 12/2010/TT-BTNMT Quy định việc xây dựng, cấp thư

xác nhận, cấp thư phê duyệt dự án theo cơ chế phát triển sạch trong khn khổ NĐT Kyoto. Sau đó tiếp tục ban hành Thông tư số 15/2011/TT-BTNMT ngày 28 tháng 4

năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại thông tư số 12/2010/TT-BTNMT

ngày 26 ngày 7 tháng 2010 của Bộ trưởng BTNMT quy định việc xây dựng, cấp thư xác nhận, cấp thư phê duyệt dự án theo cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ NĐT Kyoto.

2.1.2.2. Về lĩnh vực và điều kiện thực hiện dự án phát triển sạch a. Lĩnh vực thực hiện dự án phát triển sạch

Theo chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 xác định các lĩnh vực thu

hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM gồm: năng lượng, công

nghiệp, quản lý chất thải, giao thông vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp.18

Theo quy định tại điều 3 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg, lĩnh vực xây dựng, đầu tư thực hiện dự án CDM là tồn bộ các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết quả giảm

phát thải khí nhà kính, bao gồm các lĩnh vực nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo tồn và tiết kiệm năng lượng; Khai thác, ứng dựng các nguồn năng lượng tái tạo; Chuyển đổi sử

dụng nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính; Thu hồi và sử dụng khí

đốt đồng hành từ các mỏ khai thác dầu; Thu hồi khí mê tan (CH4) từ các bãi chơn lấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rác thải, từ các hầm khai thác than để tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát điện, sinh hoạt;

Trồng rừng hoặc tái trồng rừng để tăng khả năng hấp thụ, giảm phát thải khí nhà kính; Giảm phát thải khí mê tan (CH4) từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi; Các lĩnh vực khác mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính.

Bên cạnh đó, lĩnh vực thực hiện dự án CDM còn được quy định tại điều 3

Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT gồm: Sản xuất, chuyển tải, tiêu thụ năng lượng; nông nghiệp; Xử lý chất thải; Trồng rừng và tái trồng rừng; Cơng nghiệp hóa chất; Công nghiệp chế tạo; Xây dựng; Giao thông; Khai mỏ hoặc khai khoáng; Sản xuất kim loại; Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí); Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride; Sử dụng dung môi; Các lĩnh vực khác theo quy định của quốc tế và pháp luật Việt Nam.

Các lĩnh vực thực hiện dự án CDM theo quy định của Việt Nam dựa trên cơ

sở quy định của NĐT Kyoto. NĐT không giới hạn ngành hay lĩnh vực thực hiện dự án CDM mà luôn mở rộng bằng quy định các lĩnh vực khác, ngành khác hay quy trình

khác. Quy định của Việt Nam thể hiện trong quyết định số 130/2007/QĐ-TTg và thông tư số 12/2010/TT-BTNMT cũng theo hướng mở. Tất cả các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết quả giảm phát thải khí nhà kính đều có thể thực hiện dự án CDM. Các ngành và lĩnh vực thực hiện dự án được liệt kê trong quy định của pháp luật Việt Nam mang tính

định hướng cho các bên xây dựng dự án chứ không phải giới hạn phạm vi, lĩnh vực

thực hiện. Cho phép thực hiện dự án trong tất cả các lĩnh vực kinh tế có mang lại kết quả giảm “phát thải khí nhà kính là phát thải các khí gây biến đổi khí hậu bị kiểm sốt bởi NĐT Kyoto gồm: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6 và các loại khí khác được quy

định trong NĐT Kyoto”19. Việc quy định thêm “và các loại khí khác được quy định

trong NĐT Kyoto” tại khoản 2 điều 2 quyết định 130/2007/QĐ-TTg là chưa hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ, NĐT chi kiểm soát 6 loại khí nhà kính là CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs, SF6.

Tóm lại, các lĩnh vực thực hiện dự án CDM tại Việt Nam dựa trên quy định

quốc tế và pháp luật Việt Nam đều mang tính định hướng và tính mở nhằm khuyến

khích tối đa việc giảm phát thải khí nhà kính.

b. Điều kiện thực hiện dự án CDM tại Việt Nam

Dự án được EB chấp nhận đăng ký là dự án CDM đáp ứng các điều kiện được nêu tại mục 1.2.2.1 (tiêu chuẩn quốc tế). Dựa trên những quy định quốc tế, tại khoản 1

điều 5 Quyết định 130/2007/QĐ-TTg đã quy định cụ thể điều kiện để thực hiện dự án

CDM tại nước chủ nhà Việt Nam như sau:

- Là dự án được xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư

phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của Bộ, ngành, địa phương, và góp phần bảo đảm phát triển bền vững của Việt Nam;

Quy định này của Việt Nam cũng dựa trên quy định tại khoản 2, điều 12 NĐT Kyoto, dự án CDM phải đóng góp vào các vấn đề phát triển bền vững của nước làm

chủ dự án.

Vì đây là dự án đầu tư có tính quốc tế thực hiện tại Việt Nam, nên pháp luật

Việt Nam quy định dự án CDM phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về

đầu tư. Đồng thời, Việt Nam cũng phải quy định và ban hành các chính sách, chiến

lược phát triển bền vững làm cơ sở cho bên xây dựng dự án tuân thủ thực hiện.

Liên quan đến tính bền vững, chương trình nghị sự 21 của Việt Nam xác định “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại, nhưng

không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà cả về ba mặt: Kinh tế - Xã hội - Môi trường”20. Đây là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền đánh giá tính bền vững của dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà đầu tư xây dựng và thực hiện dự án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

Quy định này của pháp luật Việt Nam cũng nhằm đảm bảo điều kiện quốc tế

về CDM. Đó là yêu cầu các bên tham gia phải có xác nhận của DNA về sự tự nguyện tham gia vào dự án của các bên liên quan trong đó có quốc gia chủ nhà.

- Bảo đảm tính khả thi với công nghệ tiên tiến và nguồn tài chính phù hợp;

không sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thu được CERS chuyển cho nhà đầu tư dự án CDM từ nước ngoài;

Dự án CDM dù thực hiện tại Việt Nam cũng phải tuân thủ quy định quốc tế.

Tại hội nghị các bên CP/2001/13/Ad2 đã thống nhất quy định nếu dự án được tài trợ từ các nguồn mang tính nhà nước, nó sẽ khơng được ảnh hưởng tới ODA, và những

nguồn do nhà nước cấp phải được tách ra và khơng được tính vào các nghĩa vụ tài

chính của các nước trong phụ lục I. Như vậy dự án CDM phải đảm bảo nguồn tài chính phù hợp. Việc quy định của Việt Nam không cho phép sử dụng nguồn ODA và nguồn

nhà nước để thu CERs chuyển cho nhà đầu tư dự án CDM từ nước ngoài là phù hợp

với quy định quốc tế.

- Giảm phát thải khí nhà kính với lượng giảm là có thực, mang tính bổ sung,

được tính tốn và kiểm tra, giám sát theo kế hoạch cụ thể; Có báo cáo đánh giá tác

động môi trường; Thực hiện đăng ký với EB và được EB chấp thuận;

Các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm thỏa mãn và căn cứ vào các u cầu quốc tế về CDM. Đó là tính bổ sung, có thực, giảm phát thải dự án cần phải đo đếm được và cần phải được phê duyệt và kiểm tra bởi tổ chức tác nghiệp. Dự

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 34 - 43)