CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH
4.1. Giải pháp về đánh giá nhu cầu thị trường
CDM là một cơ chế phát triển, do đó cơng tác quản lý của nhà nước đóng vai trị khơng thể thiếu trong việc triển khai thực hiện. Vấn đề đánh giá nhu cầu thị trường không thể chỉ là trách nhiệm của các bên tham gia dự án mà là vấn đề chính sách quản lý của nhà nước. Bên cạnh các chính sách khuyến khích thực hiện dự án CDM trong các chiến lược phát triển kinh tế, mơi trường, nhà nước cần có các quy định liên quan
đến việc đánh giá nhu cầu thị trường carbon, tạo một đầu mối thông tin đáng tin cậy
cho các nhà đầu tư xây dựng dự án. Chỉ thị 35/2005/CT-TTg đã chỉ thị các Bộ phối kết hợp nghiên cứu dự báo thị trường buôn bán các giảm phát thải được chứng nhận -
CERs. Tuy nhiên cần phải đưa ra quy định và chiến lược cụ thể hơn để triển khai thực
hiện trên thực tế.
Pháp luật quy định nhà đầu tư dự án CDM có quyền “Được tiếp cận, cung cấp các thông tin liên quan đến việc xác định giá bán CERs”62 sẽ chỉ là quy định mang tính hình thức nếu như nhà nước khơng có chiến lược đánh giá nhu cầu thị trường.
Tuân thủ theo quy định quốc tế về mua bán và phân phối CERs, thả nổi vấn đề này cho cơ chế thị trường tự điều chỉnh là phù hợp với cơ chế. Nhưng phải nhìn nhận rằng, thị trường mua bán phát thải vẫn còn mới và rất phức tạp, doanh nghiệp Việt Nam lại chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án CDM. Hơn thế nữa, thị trường này đang
ở trong giai đoạn biến động, nhạy cảm, khó định hướng. Vì vậy quy định thả nổi CERs
theo thị trường, giao hoàn toàn quyền quyết định cho nhà đầu tư và các bên tham gia
dự án tự thỏa thuận, tự đàm phán về giá cả và thời điểm chuyển giao sẽ không phù hợp trong giai đoạn này.
Nhà đầu tư không đánh giá được nhu cầu thị trường sẽ khơng khuyến khích họ tham gia xây dựng dự án. Đồng thời cũng tạo tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, do khơng thể đánh giá nhu cầu thị trường, nhiều nhà đầu tư nước ngoài do dự, chần chừ trong việc thúc đẩy hoàn thành thủ tục trình phê duyệt, thẩm tra
để đăng ký với EB. Điều này sẽ tạo sức ỳ đối với các dự án CDM đang triển khai.
Để giải quyết tình trạng khó khăn trong việc đánh giá nhu cầu thị trường trong
quá trình thực hiện dự án CDM tại Việt Nam, Nhà nước cần quan tâm tới các vấn đề sau:
- Đưa ra chiến lược để chỉ đạo và điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án thuộc CDM. Thúc đẩy nhanh quá trình phê duyệt, thẩm tra các dự án đã hồn
thành PDD và đã tìm được bên mua CERs để đăng ký với EB.
- Đưa ra chiến lược điều hành việc tham gia buôn bán CERs.
Nhà nước không thể thả nổi việc mua bán CERs theo cơ chế thị trường với một thị trường đang phức tạp và nhạy cảm như thị trường carbon. Bên cạnh những quy
định cho phép các bên mua bán CERs tự thỏa thuận về giá cả và thời gian chuyển giao
CERs, nhà nước cần ban hành các quy định về: + Biên độ giao dịch để giới hạn khung giá + Khung thời gian chuyển nhượng CERs.
+ Trong trường hợp cần thiết, nhà nước có quyền can thiệp vào q trình giao dịch của các bên nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (ví dụ như xác định thời điểm chuyển giao CERs sao cho có lợi nhất).
- Ban hành các quy định cụ thể trong việc phân công và giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ đánh giá nhu cầu thị trường, đồng thời thường xuyên cập nhật và theo dõi kết quả các phiên đàm phán và các thông tin về
CDM trong quá trình đánh giá, giao nhiệm vụ cho cơ quan này hỗ trợ doanh nghiệp
thực hiện dự án, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường và các vấn đề có liên quan đến CDM để doanh nghiệp có thể cân nhắc khi tham gia.
- Cần phải coi việc nắm bắt và phổ biến nhu cầu thị trường mua bán CERs là nội dung quan trọng trong xúc tiến thương mại.
- Nhà nước phải triển khai các chính sách phổ biến thơng tin rộng rãi hơn, tồn diện hơn và đảm bảo tính chính xác hơn để các nhà đầu tư quan tâm có thể tìm hiểu.
Để thực hiện được chính sách này, nhà nước cần phải có chính sách đầu tư cho đội ngũ
chuyên gia, cơ quan chun mơn có trách nhiệm thực hiện.
- Với vai trò là một bên tham gia NĐT Kyoto, nhà nước cần có những tác
động tích cực hơn nữa trong q trình đàm phán nhằm thúc đẩy việc cho ra đời những
cam kết về cắt giảm khí nhà kính cho giai đoan sau năm 2012 để có thể nắm chắc nhu cầu thị trường mua bán CERs
- Mặc dù hiên nay, công đồng quốc tế mới có những cam kết về cắt giảm khí nhà kính cho giai đoạn 2008 -2012, nhưng việc cắt giảm khí nhà kính sau giai đoạn này
là điều bắt buộc phải thực hiện. Theo mục tiêu cam kết tại Hội nghị Copenhagen, để
đạt được mục tiêu duy trì nền nhiệt độ trái đất tăng khơng q 2 độ C so với thời kì tiền
cơng nghiệp, chắc chắn lượng khí nhà kính phải cắt giảm sẽ là rất lớn (ước tính khoảng 30% so với mức phát thải của năm 1990). Do vậy, nhu cầu mua bán CERs trong tương lai sẽ tiếp tục gia tăng. Trong giai đoan chưa có cam kết chính thức về việc cắt giảm khí nhà kính sau 2012, để tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư, nhà nước nên cam kết sẽ mua CERs của nhà đầu tư với mức giá bảo đảm cho họ được hưởng một tỷ suất lợi nhuận hợp lí rồi sau này nhà nước bán lại. Cần phải lưu ý rằng, việc thực hiện dự án CDM khơng chỉ đem lại lợi ích trừ việc bán cers mà cịn đem lại những lợi ích khác về mơi trường nhất là những lợi ích lâu dài nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước.