Tổng quan tình hình thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

2.2.Tổng quan tình hình thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam

2.2. Tổng quan tình hình thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam Nam

2.2.1. Tình hình thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam:

Tính đến ngày 01 tháng 2 năm 2011, có khoảng 5.900 dự án CDM đang được tiến hành trên tồn thế giới. Trong số đó, có 154 dự án CDM đang được triển khai ở

Việt Nam, chiếm 2,6% tổng số các dự án đang thực hiện. Số lượng dự án CDM tại Việt Nam được đăng ký là 48 dự án. Với số lượng này, Việt Nam là một trong mười nước dẫn đầu về CDM trên thế giới. Tuy nhiên, tỉ lệ giữa số lượng dự án đã đăng ký với số lượng dự án đang được triển khai tại Việt Nam là rất thấp. Trong 15 quốc gia dẫn đầu về CDM, Việt Nam là nước có tỷ lệ đăng ký thấp nhất26.

26

STT Quốc gia

Số lượng dự án CDM đã đăng ký

(a)

Số lượng dự án CDM đã

đăng ký hoặc đang triển

khai (b) Tỉ lệ đăng ký (c) = (a)/(b) 1 Trung Quốc 1.192 2.379 50,1% 2 Ấn Độ 613 1.528 40,1% 3 Brazil 184 351 52,4% 4 Mexico 125 179 69,8% 5 Malaysia 88 135 65,2% 6 Indonesia 56 108 51,9% 7 Hàn Quốc 51 84 60,7% 8 Việt Nam 154 48 31,2% 9 Philippin 48 79 61,5% 10 Thái Lan 43 127 33,9% 11 Chilê 42 79 53,8% 12 Colombia 26 66 39,4% 13 Pêru 23 40 57,5% 14 Argentina 20 35 57,1% 15 Israel 18 32 56,3% 15 Nam Phi 18 39 46,2% Tổng 2.595 5.413 47,9% Bảng 1: Tỉ lệ đăng ký các dự án CDM

Theo bảng 1, tỉ lệ đăng ký của Việt Nam thấp nhất (chỉ đạt 31,2%). Tỉ lệ đăng ký là tỉ lệ giữa số lượng dự án CDM đã đăng ký với số lượng dự án CDM đã đăng ký hoặc đang triển khai. Số lượng dự án triển khai tại Việt Nam nhiều (đứng vị trí thứ 8), nhưng số lượng dự án được EB đăng ký dự án CDM rất thấp so với số dự án triển khai.

Điều này cho thấy những vướng mắc của nước sở tại nơi dự án CDM được thực hiện.

Bởi lẽ, quy trình thực hiện dự án phải tuân thủ tất cả các bước theo quy định quốc tế như đã trình bày ở mục 1.2.2.3. Để tiến đến bước đăng ký dự án do EB chấp nhận, dự

án CDM phải tiến hành các bước như chuẩn bị dự án, xác nhận và phê duyệt dự án trên cơ sở PDD, thẩm tra dự án. Các bước này có thể tiến hành thuận lợi hay không, thông qua hay không phụ thuộc chủ yếu vào quy định và quyết định của nước chủ nhà. Dự án CDM được xây dựng và triển khai tại Việt Nam khơng ít (đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng), nhưng tỉ lệ đăng ký thấp như bảng trên cho thấy cơ chế, thủ tục và chính sách

khuyến khích, tạo điều kiện cho dự án CDM triển khai tại Việt Nam chưa hiệu quả. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật mới nhất của Cục khí tượng thủy văn và biến

đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và mơi trường, tính đến tháng 10 năm 2011, số lượng

dự án CDM tại Việt Nam được EB đăng ký dự án CDM tăng lên đáng kể là 79 dự án, với tổng lượng giảm phát thải trong thời kỳ tín dụng 34.909.595 tCO2 tương đương. Số lượng dự án CDM đang thực hiện là 214 dự án, nếu được phê duyệt và triển khai là

khơng ít. Số lượng dự án đang thực hiện này mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực phổ biến của các ngành năng lượng, xử lý chất thải và lâm nghiệp. Cụ thể như dự án gạch không nung, dự án nồi hơi sinh khối, dự án thu hồi và tận dụng khí mêtan trong xử lý nước thải.v.v. Trong số đó, dự án trong ngành thủy điện chiếm đa số. Việt Nam hoàn

tồn có thể mở rộng số lượng thực hiện dự án CDM sang nhiều lĩnh vực khác theo quy

định trong NĐT Kyoto và pháp luật Việt Nam.

Trong khoảng thời gian hơn nửa năm, từ tháng 2/2011 đến tháng 10/2011, số

lượng dự án CDM tại Việt Nam được đăng ký tăng từ 48 dự án lên 79 dự án. Đây là

dấu hiệu khả quan trong cơ chế, chính sách cũng như các biện pháp hỗ trợ của chính phủ Việt Nam đối với các dự án CDM thực hiện tại nước mình.

Trước khi thơng tư số 12/2010/TT-BTNMT có hiệu lực, việc chuẩn bị hồ sơ dự án để trình phê duyệt vẫn được coi là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp và các nhà đầu tư dự án CDM. Tuy nhiên, nhiều vướng mắc lâu nay của doanh nghiệp và bên xây dựng dự án đã được tháo gỡ với những quy định mới tại thông tư số 12/2010/TT- BTNMT. Đến tháng 4/2011, với thông tư 15/2011/TT-BTNMT sửa đổi một số điều

của thơng tư 12/2011/TT-BTNMT, quy trình, thời gian cũng như hồ sơ đề nghị xác

nhận và phê duyệt dự án đã được rút ngắn, tinh gọn và đơn giản hơn nhiều, giải quyết

được một phần vướng mắc do thủ tục rườm rà mất thời gian, không rõ ràng, cụ thể và

chồng chéo của quy trình cấp thư xác nhận, phê duyệt dự án, giải quyết một phần nguyên nhân gây chậm trễ việc triển khai dự án CDM tại Việt Nam. Việc ban hành hai thông tư này là điều kiện cần để thúc đẩy và khuyến khích dự án CDM tại Việt Nam.

Trong số các dự án CDM tại Việt nam được đăng ký, dự án “Thu hồi và sử

dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đơng” của Tổng cơng ty dầu khí Việt Nam, Cơng ty dầu khí Việt Nhật, Cơng ty thăm dị và khai thác dầu khí, Cơng ty ConocoPhillips Gama – Anh quốc là dự án đầu tiên và lớn nhất đã thu được tiền bán CER. Dự án thành công do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhà đầu tư là doanh nghiệp lớn, có cơng ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính,

đồng thời có quan hệ quốc tế rất tốt. Hiện tại 4 công ty này đã đăng ký CERs tại quỹ

bảo vệ môi trường Việt Nam cho dự án CDM “Thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đơng”. Cho đến thời điểm hiện tại, quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam đã tiến

hành thẩm định mức lệ phí chuyển CERs về nước tự kê khai của 02 công ty dầu khí

Việt Nhật và Conocophillips (UK) Gama Ltd. Tổng cộng quỹ đã thu được 927.366

Euro cho 2.357.768 CERs27. Các dự án còn lại đại đa số là dự án thủy điện, phong

điện, trồng rừng, tái chế năng lượng tại bãi chôn lấp rác thải, xử lý nước thải tại nhà

máy chế biến tinh bột sắn; thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải. Đây là các lĩnh vực có khả năng giảm được lượng phát thải nhanh và thường dễ dàng được EB

chấp nhận.

2.2.2. Doanh nghiệp tham gia dự án phát triển sạch

Hiện nay, tại Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp đang tham gia dự án CDM.

Đó là doanh nghiệp đầu tư dự án và doanh nghiệp tư vấn xây dựng dự án. Hình thức

của hai loại hình doanh nghiệp này đáp ứng quy định tại điều 4 Quyết định số

130/2007/QĐ-TTg về hình thức đầu tư dự án CDM.

Doanh nghiệp đầu tư dự án CDM có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nhà

đầu tư nước ngoài. Riêng các nhà đầu tư trong nước hiện nay ở Việt Nam vẫn không

đủ khả năng tài chính để xây dựng, đầu tư các dự án CDM quy mô lớn.

Doanh nghiệp tư vấn xây dựng dự án: Nhà đầu tư dự án CDM tại Việt Nam

ban đầu thường tìm đến công ty tư vấn về cách thức lập hồ sơ dự án, thủ tục xem xét

cũng như việc đàm phán giá mua bán CERs. Thuê công ty tư vấn, nhà đầu tư chắc chắn sẽ phải tốn chi phí, song quy trình thủ tục và quá trình triển khai xây dựng, chuẩn bị dự án theo đúng yêu cầu của nước chủ nhà hơn, đồng thời giá bán có thể tốt hơn. Rõ ràng, loại hình cơng ty tư vấn về dự án CDM thực hiện tại Việt Nam được xem như là một nhu cầu trong thị trường mới này. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, công ty tư vấn có năng lực thực sự cả về chun mơn và luật pháp khơng nhiều.

2.2.3. Hình thức thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam:

Theo đánh giá của một số chuyên gia từ Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, hình thức của các dự án CDM đã thực hiện ở Việt Nam và đa số các nước khác là các tổ chức ở các nước phát triển, thông qua các công ty cung cấp cơng nghệ, tìm đến các

nước đang phát triển có tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính để thực hiện dự án. Điều này thể hiện thị trường bn bán phát thải đang ở tình trạng một chiều, người mua chủ

động tìm đến những địa chỉ có tiềm năng cung cấp sản phẩm mà họ cần chứ những nhà

cung cấp sản phẩm chưa chủ động tìm đến người tiêu dùng. Như vậy, các doanh

nghiệp Việt Nam để tìm được kênh đầu tư, để thu hút vốn nước ngoài trong việc thực

hiện dự án CDM tiềm năng của mình cần phải đi tìm và kêu gọi nhà đầu tư và người có nhu cầu mua CERs.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Dự án phát triển sạch là một trong những kênh hữu hiệu để tiếp nhận nguồn vốn nước ngồi thực hiện chống biến đổi khí hậu. Việt Nam đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của quốc gia chủ nhà nơi dự án CDM được thực hiện. Căn cứ và bám sát các yêu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quốc tế về CDM, là quốc gia thành viên của UNFCCC và NĐT Kyoto, Việt Nam đã quy định các lĩnh vực, điều kiện thực hiện dự án, các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư xây dựng dự án cũng như quy trình thực hiện dự án CDM tại Việt Nam đáp ứng theo

yêu cầu quốc tế và thực hiện việc tuân thủ NĐT mà mình đã phê chuẩn.

Về lĩnh vực thực hiện dự án CDM, Việt Nam cũng quy định theo hướng mở

nhằm khuyến khích tối đa tất cả các lĩnh vực kinh tế có giảm phát thải khí nhà kính

theo quy định của NĐT. Việt Nam quy định phát thải khí nhà kính là phát thải sáu loại khí nhà kính xác định trong phụ lục A NĐT Kyoto là phù hợp. Nhưng việc quy định

“các khí khác được quy định trong NĐT Kyoto” cần phải điều chỉnh lại vì NĐT Kyoto chỉ xác định sáu loại khí cắt giảm trong phụ lục A.

Về điều kiện thực hiện dự án CDM, Việt Nam cũng đưa ra các tiêu chí đối với dự án CDM trên cơ sở điều kiện của quốc tế. Do các yêu cầu quốc tế về tính bền vững, tính bổ sung của dự án rất phức tạp. Hơn nữa, đây là một lĩnh vực còn khá mới, nên

các quy định của Việt Nam vẫn chưa đồng bộ, thông tin số liệu của Việt Nam về phát thải khí nhà kính vẫn chưa chính xác và thống nhất để các nhà đầu tư xây dựng dự án có thể tiếp cận nhằm đáp ứng đúng các điều kiện Việt Nam và nhằm thỏa mãn các điều kiện đối với CDM của luật quốc tế.

Quy trình thực hiện dự án tại khâu chuẩn bị, xác nhận và phê duyệt dự án cũng

được nước chủ nhà Việt Nam quy định. Quy trình này đã được bổ sung, sửa đổi theo

hướng ngày càng tinh gọn và đơn giản hơn nhưng vẫn thỏa mãn được các yêu cầu quốc tế. Song, trên thực tế quy trình thủ tục tại Việt Nam vẫn còn rườm rà làm ảnh hưởng

đến tiến độ thực hiện dự án.

Tuy bước đầu đã có những thuận lợi căn bản như trên, nhưng cho đến nay, con số 79 dự án CDM tại Việt Nam được đăng ký vẫn còn chưa cao như mong muốn. Đặc biệt, số dự án được EB cấp CERs lại càng không nhiều. Điều này chứng tỏ cơ chế,

CHƯƠNG 3

THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 43 - 48)