Giải pháp về hoàn thiện thủ tục

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

4.3. Giải pháp về hoàn thiện thủ tục

4.3.1. Cơ chế giám sát thực hiện và trách nhiệm của cơ quan liên quan:

Một trong những vướng mắc lớn nhất của các nhà đầu tư khi triển khai thực

hiện dự án CDM tại Việt Nam là thủ tục và thời gian để chuẩn bị xây dựng dự án, xin xác nhận dự án, xin cấp giấy phép đầu tư và phê duyệt PDD. Khoản 6, mục 2, điều 1

thông tư 15/2011/TT-BTNMT quy định cụ thể: “Tổng thời hạn xem xét cấp Thư xác

nhận PIN quy định tại điều này không quá mười bốn (14) ngày làm việc”. Khoản 9,

mục 4, điều 1 thông tư 15/2011/TT-BTNMT quy định cụ thể: “Tổng thời hạn xem xét cấp Thư phê duyệt PDD hoặc PoA-DD quy định tại điều này không quá bốn mươi mốt (41) ngày làm việc”. Các bên xây dựng dự án CDM có thể xây dựng kế hoạch và lộ trình CDM trên cơ sở quy định của thơng tư này vì thời gian đã được quy định cụ thể

số ngày tối đa thực hiện việc cấp thư xác nhận và phê duyệt dự án. Nhưng trên thực tế, biện pháp này vẫn khơng có hiệu quả cao trong việc xúc tiến CDM tại các tỉnh. Các quy định trong hai thông tư nêu rõ các thủ tục, hồ sơ, quy trình chuẩn bị dự án đối với

nhà đầu tư. Nhưng chưa có quy định nào đề cấp đến việc giám sát, kiểm tra và trách

nhiệm thực hiện trên thực tế. Trước khi thông tư 15/2011/TT-BTNMT có hiệu lực, doanh nghiệp vẫn mất từ 6 tháng đến 1 năm để triển khai thủ tục. Mức giảm còn 55

ngày là tiến bộ, nhưng để có thể đưa thông tư vào thực hiện đúng trong thực tiễn, cần

thiết phải bổ sung các điều khoản về: - Giám sát thực hiện

- Trách nhiệm thực thi của cơ quan liên quan.

Cụ thể bổ sung quy định về:

- Giám sát thời gian thực tế để được cấp phép của nước tiếp nhận dự án,

- Giám sát các quy định về hồ sơ yêu cầu đệ trình xin cấp thư xác nhận hay

phê duyệt PDD.

- Quy định cụ thể cơ quan được chỉ định giám sát, quyền và nghĩa vụ của cơ quan này trong quá trình giám sát

Sở dĩ phải bổ sung điều khoản về cơ chế giám sát để đảm bảo tính thực thi của quy định cũng như đảm bảo việc tuân thủ của các cơ quan liên quan. Nếu chỉ giao trách nhiệm cho Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, gửi hồ sơ xin ý kiến Ban chỉ đạo, nhận ý kiến và trình Bộ Tài ngun Mơi trường xem xét phê duyệt khi hồ sơ đạt yêu cầu64, mà lại không quy định việc giám sát thực hiện của Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu thì sẽ khơng bảo đảm được việc tuân thủ và thực hiện đúng thời gian luật định. Cơ chế giám sát nhằm đảm bảo việc

tuân thủ thời gian và thủ tục, hạn chế tình trạng nhũng nhiễu của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và trả hồ sơ đối với nhà đầu tư.

Cần quy định và giao trách nhiệm cho một cơ quan độc lập với Bộ Tài nguyên va môi trường để đảm nhận trách nhiệm giám sát thực hiện.

4.3.1.2. Bổ sung quy định trách nhiệm thực thi của các cơ quan liên quan

Bên cạnh việc quy định thời gian, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền

trong việc xác nhận và phê duyệt dự án, để tăng tính thực thi nghiêm túc và tuân thủ

thời gian và trách nhiệm theo luật định, cần bổ sung quy định về trách nhiệm thực thi của các cơ quan liên quan. Việc bổ sung này bao gồm:

- Quy định quyền: các cơ quan chun mơn có quyền u cầu bên đầu tư bổ

sung hồ sơ trong quá trình đánh giá; quyền không xác nhận hay phê duyệt nếu hồ sơ

chưa đầy đủ hay chưa đáp ứng các yêu cầu.v.v.

- Quy định nghĩa vụ: các cơ quan chun mơn có liên quan có nghĩa vụ triển khai góp ý về hồ sơ trình phê duyệt theo đúng thời gian quy định; nghĩa vụ thông báo Cục những hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu trong thời hạn luật định để nhà đầu tư bổ sung; nghĩa vụ xem xét và góp ý một cách khách quan, rõ ràng, minh bạch và công khai; nghĩa vụ xem xét góp ý bình đẳng với tất cả các hồ sơ trình phê duyệt.v.v.

64 Điều 1, Thông tư 15/2011/TT-BTNMT

- Quy định trách nhiệm của các cơ quan này đối với việc tuân thủ các nghĩa vụ

và đảm bảo thời gian luật định.Một khi quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan

liên quan, việc thực hiện các quy định sẽ đảm bảo chuẩn xác thời gian hơn, giúp cho

doanh nghiệp có niềm tin vào cơ chế và xây dựng được lộ trình thực hiện dự án cho

mình.

4.3.2. Quy định về danh mục các dự án ưu tiên xem xét và giải quyết

Dự án thu hồi khí bãi rác có tính chất đặc trưng là khí mêtan được thu hồi từ

lượng chất thải chôn lấp tại bãi rác chứ không phải từ sản xuất, nên nếu chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ gây thất thoát đáng kể lượng giảm phát thải. Vì thế, trong quy định về trình tự thủ tục thực hiện dự án CDM, nên có cơ chế ưu tiên giải quyết cho những lĩnh vực, những ngành mà lượng phát thải sẽ thất thoát và giảm đáng kể nếu chậm triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tính kinh tế của dự án, điển hình như dự án thu hồi khí bãi rác.

Đây là dự án mà việc chậm triển khai sẽ ảnh hưởng đến số lượng CERs,

nguồn thu CERs, mà CERs lại khơng do q trình sản xuất sản phẩm tạo ra mà từ trong quá trình vận hành, chẳng hạn như khí mêtan thu hồi từ bãi rác. Chậm trễ trong triển khai thực hiện làm đánh mất tiềm năng của lĩnh vực này, mất nguồn thu của nhà nước từ dự án, nên cần được xem xét đưa vào danh mục ưu tiên.

Cần có quy định giao trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn đề xuất danh mục ngành cần ưu tiên để bổ sung vào các quy định của Việt Nam về CDM.

4.3.3. Thủ tục xin phê duyệt và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt:

Một trong những vướng mắc làm chậm việc phê duyệt hồ sơ dự án là các yêu cầu chưa được đơn giản hóa. Ví dụ như như bộ máy ban chỉ đạo DNA của Việt Nam. Theo quy định, thành viên DNA gồm đại diện của rất nhiều bộ ngành. Việc lấy ý kiến của cơ quan thẩm quyền còn rườm rà.

Cụ thể, theo khoản 1, mục 3, điều 1 thông tư 15/2011/TT-BTNMT: “Hồ sơ

bản Tiếng Việt, số lượng bộ hồ sơ sẽ căn cứ vào số lượng thành viên Ban Chỉ đạo cần gửi hồ sơ xin ý kiến bao gồm các thành viên của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và của các Bộ, cơ quan

ngang Bộ có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động của dự án”.

Khoản 3, mục 4, điều 1 của thông tư cũng quy định: “Trong thời hạn tối đa

văn và Biến đổi khí hậu gửi hồ sơ xin ý kiến tới các thành viên tham gia Ban Chỉ đạo

để xin ý kiến đối với từng lĩnh vực cụ thể”.

Các quy định này nhằm hạn chế số lượng thành viên Ban chỉ đạo để Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu gửi hồ sơ xin ý kiến, nhưng vẫn còn chưa cụ thể trong từng lĩnh vực mà mới quy định chung chung. Quyết định gửi hồ sơ cho cơ quan nào vẫn cịn do Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cân nhắc. Bên xây dựng dự án phải bị động chờ quyết định cân nhắc này của Cục Khí tượng Thủy văn và Biến

đổi khí hậu. Rõ ràng, quy định này có tiến bộ hơn nhưng vẫn chưa cụ thể.

Liên quan đến quy định này, cần xây dựng thêm quy định cụ thể thành viên

Ban chỉ đạo cần xin ý kiến trong từng ngành cụ thể (danh mục đính kèm Thơng tư về danh sách thành viên xin ý kiến trong từng ngành). Đồng thời, cũng cần bổ sung quy

định về việc ấn định lịch họp hằng tháng của Ban chỉ đạo để các thành viên chủ động

tham gia.

Tóm lại, quy định bổ sung về cơ chế giám sát, trách nhiệm thực hiện, danh

sách ngành ưu tiên và quy định cụ thể cơ quan chuyên môn cần lấy ý kiến trong mỗi

ngành là rất cần thiết để các nhà đầu tư có thơng tin cụ thể và đáng tin cậy. Trên cơ sở

đó xây dựng kế hoạch thực hiện, liên hệ giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực

hiện của mình. Việc giám sát thực hiện đúng quy trình phê duyệt trong lĩnh vực quản lý chất thải sẽ giúp tránh tình trạng thất thốt khí thải cũng như giữ được uy tín cho nhà

đầu tư và nước chủ nhà.

Đối với lĩnh vực quản lý chất thải, đặc biệt là ứng dụng thu hồi khí mêtan từ

các bãi rác, việc cụ thể hóa quy định và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án theo đúng

thời gian, tăng tính khả thi trong thực tiễn áp dụng là vơ cùng cần thiết.

4.3.4. Hồn thiện các quy định cụ thể và các chính sách có liên quan đến thực hiện dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải

Phải hệ thống hóa lại những quy định và yêu cầu thực hiện dự án CDM trong các lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, quản lý chất thải tạo điều kiện cho nhà đầu tư dễ theo dõi và triển khai thực hiện. Đây là một yêu cầu đòi hỏi cần nhiều nỗ lực và thời gian. Theo tác giả, Chính phủ nên ban hành một Nghị định về CDM trên cơ sở

tổng hợp, bổ sung các quy định về CDM hiện đang nằm rải rác ở nhiều văn bản quy

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)