Đánh giá kết quả thực hiện dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải tại Việt

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải tại Việt

thải tại Việt Nam

Dự án đầu tiên và lớn nhất đã thu được tiền bán CER là dự án “Thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông”. Ngày 28/02/2008, dự án đã được EB cấp lần 1

cho giai đoạn 01/12/2001 – 31/12/2005 là 4.486.500 CERs. Ngày 06/4/2011, dự án đã

được EB cấp lần 2 cho giai đoạn 01/1/2006 – 31/12/2007 là 2.135.141 CERs. Quỹ bảo

vệ môi trường Việt Nam đã thu được 927.366 Euro cho 2.357.768 CERs từ dự án này.

Đây là dự án CDM thành công đầu tiên thu hồi và sử dụng khí thải ra từ hoạt động sản

xuất kinh doanh. Các dự án đang triển khai có thể rút kinh nghiệm thực hiện dự án này

để áp dụng cho quá trình xây dựng, thực hiện dự án của mình.

Quản lý chất thải là một lĩnh vực đầy tiềm năng được NĐT Kyoto quy định có thể thực hiện dự án CDM. Thu hồi khí mêtan trong quản lý chất thải được đánh giá là lĩnh vực thực hiện dự án CDM có tính kinh tế cao. Tuy nhiên, trong số 79 dự án CDM tại Việt Nam được Ban điều hành quốc tế đăng ký chiếm phần lớn là trong lĩnh vực

năng lượng. Dự án trong lĩnh vực quản lý chất thải cũng được các nhà đầu tư quan tâm thực hiện, nhưng số lượng vẫn chưa nhiều và xác suất thành công được đăng ký là dự án CDM vẫn chưa cao.

Mặc dù tiềm năng thực hiện dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải rất đa dạng, phong phú. Nhưng theo số liệu thống kê mới nhất các dự án đã được phê duyệt

cho đến thời điểm hiện nay trong lĩnh vực quản lý chất thải cụ thể vẫn mới chỉ có trong một số ứng dụng như sau:

- Trong lĩnh vực xử lý nước thải: với ứng dụng phương pháp kỵ khí và ứng

dụng thu hồi khí mêtan trong hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn; Trích và sử dụng khí sinh học từ nước thải sản xuất tinh bột sắn;

+ Dự án Thu hồi và tận dụng khí mêtan của Công ty TNHH Đại Việt theo

CDM. Hoạt động của dự án bao gồm việc lặp đặt hệ thống xử lý nước thải áp dụng

công nghệ xử lý sinh học kỵ khí tại Nhà máy sản xuất cồn công nghiệp của Công ty TNHH Đại Việt. Khí sinh học thu hồi từ hệ thống sẽ được sử dụng để thay thế nhiên

liệu đốt lò hơi của nhà máy.

Đây là dự án xử lý nước thải quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam và thứ năm

trên thế giới áp dụng Phương pháp luận ACM0014 được EB đăng ký là dự án CDM từ ngày 29/9/2011. Với lượng giảm phát thải khí nhà kính ước tính đạt 1.193.093 tấn CO2

tương đương trong 10 năm (2011-2021) thì đây là dự án CDM về xử lý nước thải có

lượng giảm phát thải khí nhà kính lớn nhất trên thế giới.

- Lĩnh vực thu hồi khí mêtan bãi rác để tái chế năng lượng: đây là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm làm dự án CDM. Hiện nay, mới có ba dự án tái chế

năng lượng tại bãi chôn lấp Đông Thạnh, TP.Hồ Chí Minh, bãi chơn lấp Phước Hiệp 1 TP. Hồ Chí Minh và dự án Thu hồi và sử dụng khí thải từ các bãi rác Nam Sơn, Tây Mỗ tại Hà Nội, TP. Hà Nội được đăng ký.

Dự án CDM tại bãi rác Đông Thạnh - dự án mua bán chỉ tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính - đầu tiên ở TPHCM về cơ bản không được triển khai thực hiện. Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM, nguyên nhân chính, do phía đối tác là

Cơng ty KMDK (Hàn Quốc) gặp khó khăn tài chính, cụ thể Cơng ty cổ phần cơ điện lạnh REE, đồng chủ đầu tư dự án đã tuyên bố rút khỏi dự án. Bên cạnh đó, do thành

phố thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, việc tạo điều kiện về hồ sơ thủ tục cho nhà

đầu tư trong lĩnh vực này còn chậm chạp. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc

REE cho biết, sở dĩ bà quyết định rút khỏi dự án này là vì qua khảo sát mới nhất, lượng khí phát sinh tại hai bãi rác này hiện khơng cịn nhiều do các bãi rác đã đóng cửa từ

lâu, dẫn đến hiệu quả kinh tế khai thác từ dự án sẽ không cao. Việc REE rút khỏi dự án

đơn thuần chỉ vì lý do hiệu quả kinh tế và thủ tục triển khai chậm.

Qua khảo sát của Sở Tài ngun và Mơi trường, lượng khí tại hai bãi rác Đông Thạnh và Phước Hiệp hiện đã giảm khá nhiều so với đánh giá ban đầu nên thời gian

khai thác của dự án có thể ngắn hơn dự kiến; lượng khí tại bãi rác Đông Thạnh hiện đã giảm khoảng 50%, tổng số tiền thành phố thu được từ hai dự án chỉ cịn gần 500.000

USD, thay vì hơn 20 triệu USD như tính tốn ban đầu được ký kết trong hợp đồng năm 2007. Để tạo điều kiện cho KMDK tiếp tục dự án, UBND thành phố cũng chấp thuận thay đổi phân chia lợi nhuận giữa thành phố với Công ty KMDK từ 40/60 tính trên

doanh thu thành 20/80 trên lợi nhuận. Ngoài ra, nhà đầu tư được hưởng toàn bộ doanh thu từ việc bán điện sản xuất ra.

Thực tế cho thấy thành phố vẫn chưa khai thác triệt để tiềm năng, để lãng phí lượng khí thải từ bãi rác của thành phố và giảm lợi nhuận có từ dự án.

Với số lượng dự án đăng ký CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải tại Việt

Nam như được nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, ngoài dự án Thu hồi và sử

dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông” đã được cấp CERs, chỉ có hai lĩnh vực đang được triển khai thực hiện. Đó là xử lý nước thải và thu hồi khí mêtan tại các bãi rác và sử

dụng nó để sản xuất ra năng lượng. Xử lý nước thải chỉ mới được áp dụng trong ngành sản xuất bột sắn và ngành cồn công nghiệp. Quản lý chất thải gồm nhiều hoạt động, với nhiều loại chất thải và trong rất nhiều ngành nghề khác nhau vẫn chưa được khai thác

và thực hiện dự án CDM tại Việt Nam.

Mặc dù các bãi rác lớn tại Việt Nam có lượng khí mêtan thải ra từ bãi rác là khá nhiều, đã thu hút được các nhà đầu tư tìm đến để xem xét, nghiên cứu, triển khai

xây dựng và thực hiện các dự án CDM thu hồi khí mêtan đem đốt để sản xuất điện.

Thế nhưng trên thực tế vẫn chưa thực hiện thành công dự án CDM trong lĩnh vực này. Tính đến thời điểm hiện nay, trong lĩnh vực quản lý chất thải, một số dự án

CDM trong vài ngành khác đang triển khai thực hiện và trình hồ sơ dự án lên EB đăng ký dự án CDM. Cụ thể như thu hồi và sử dụng khí mêtan trong ngành chế biến thủy hải sản, trong các nhà máy xử lý chất thải, dự án thu hồi và tận dụng khí đồng hành từ mỏ với số lượng đang triển khai vẫn cịn q ít. Các lĩnh vực như ni gia súc, giết mổ gia súc.v.v. có khai thác nhưng đến nay vẫn chưa được DNA Việt Nam phê duyệt để đăng ký dự án CDM với EB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Lĩnh vực quản lý chất thải là một trong những tiềm năng của Việt Nam mà các nhà đầu tư chọn lựa để xây dựng dự án CDM. Đặc biệt, ứng dụng cơng nghệ thu hồi

khí mêtan được đánh giá là có tính hấp dẫn kinh tế rất cao, chi phí thấp.

Tiềm năng thực hiện dự án CDM ở Việt Nam trong quản lý chất thải là rất

lớn. Tuy nhiên, số lượng dự án CDM được đăng ký trong lĩnh vực này chưa nhiều.

Việt Nam đã phê duyệt nghị định thư, đã thành lập DNA, đã và đang xây dựng, hồn

thiện các quy định, chính sách khuyến khích các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam,

bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án này. Nhưng thực tế, dự án trong lĩnh vực quản lý chất thải vẫn còn gặp một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, là nguyên nhân gây trì hỗn, làm chậm trễ tiến độ cũng như chưa thỏa mãn được các yêu cầu chấp nhận đăng ký dự án của EB.

Điều đáng lưu ý, trong lĩnh vực quản lý chất thải, với ứng dụng công nghệ thu

hồi và tái sử dụng khí mêtan, việc gây chậm trễ dự án sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của dự án. Rõ nét là dự án thu hồi khí mêtan từ bãi rác. Nếu có thể triển khai dự án đúng thời điểm, tiềm năng thực hiện dự án rất lớn, hiệu quả kinh tế dự án rất cao, môi trường xung quanh khu vực dự án được cải thiện rõ rệt, khí thải từ bãi rác

được kiểm soát và tái sử dụng. Việt Nam vẫn chưa phát huy được tiềm năng và đánh

mất nguồn thu rất lớn từ việc thực hiện các dự án CDM trong ngành này. Do là một nước đang phát triển, chính sách và các quy định pháp luật vẫn chưa hoàn thiện, CDM lại là một lĩnh vực vẫn còn khá mới, nên các dự án CDM thực hiện trong lĩnh vực nhiều tiềm năng và hấp dẫn kinh tế này vẫn cịn rất ít.

Các dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải gặp các vướng mắc trong thủ tục hành chính, trong thu thập số liệu, khó khăn về nguồn vốn, trong việc xây dựng kịch bản đường cơ sở, dẫn đến gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án. Bên cạnh

đó, rào cản về nguồn nhân lực, về đánh giá nhu cầu thị trường, về nhận thức của doanh

nghiệp đã ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án CDM tại Việt Nam. Nhiều dự án mất

quá nhiều thời gian, chi phí đầu tư ban đầu mà không được đăng ký, hoặc đã được đăng ký nhưng chưa triển khai hiệu quả, làm cho hiệu quả kinh tế dự án giảm rõ rệt.

Các vướng mắc này là những rào cản cho bên xây dựng dự án trong quá trình triển khai bước đầu thực hiện dự án trước khi đi đến giai đoạn đăng ký với EB.

CHƯƠNG 4

NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)