Khái niệm quản lý chất thải và dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

3.1.Khái niệm quản lý chất thải và dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất

vực quản lý chất thải

3.1.1. Khái niệm quản lý chất thải 3.1.1.1. Khái niệm chất thải: 3.1.1.1. Khái niệm chất thải:

“Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”28.

Tùy theo căn cứ phân chia, chất thải được phân thành nhiều loại khác nhau.

Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. Căn cứ vào nguồn sản sinh, chất thải được chia thành chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải của các hoạt động khác.

Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải, chất thải được chia thành chất thải nguy

hại và chất thải thông thường. Việc phân loại chất thải có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các biện pháp quản lý đối với từng loại chất thải.

3.1.1.2. Khái niệm quản lý chất thải

Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2005, “quản lý chất thải là

hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải” 29.

Xử lý chất thải là một hoạt động của quản lý chất thải, “là quá trình sử dụng

các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất thải; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải”30.

Như vậy, quản lý chất thải bao gồm các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận

chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra.

28 Khoản 10, Điều 3, luật Bảo vệ môi trường năm 2005

29 Khoản 12 Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Liên quan đến trách nhiệm quản lý chất thải, điều 66 Luật bảo vệ mơi trường 2005 quy định: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu

huỷ, thải bỏ; Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có

phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.

Đối với mỗi loại chất thải khác nhau, căn cứ vào sự tác động của chất thải đó

đối với mơi trường xung quanh, pháp luật có các quy định khác nhau về quản lý chất

thải.

Tóm lại, theo quy định của pháp luật Việt Nam, quản lý chất thải là một phạm trù rất rộng, ở nhiều hoạt động từ thu gom, vận chuyển đến xử lý, tiêu hủy chất thải

(với nhiều thể và loại chất thải khác nhau) nhằm hạn chế thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra.

3.1.2. Dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải

Mục viii, khoản 1a Điều 2 NĐT Kyoto quy định: “mỗi bên phụ lục I trong quá trình đạt tới những cam kết hạn chế và giảm phát thải định lượng theo điều 3, nhằm đẩy mạnh sự phát triển bền vững, sẽ hạn chế và/ hoặc giảm phát thải mêtan thông qua

thu hồi và sử dụng trong quản lý chất thải”.

Phụ lục A NĐT Kyoto phân loại lĩnh vực, nguồn thực hiện các dự án nhằm mục đích cắt giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, quản lý chất thải cũng là một lĩnh vực tiềm năng để thực hiện dự án. Cụ thể gồm nguồn: rác thải; đổ rác thải rắn ra đất;

quản lý nước thải; đốt rác thải và vấn đề khác (thể hiện quy định mang tính mở). Theo quy định của Việt Nam, lĩnh vực quản lý chất thải là một trong những

lĩnh vực được định hướng thực hiện dự án CDM. Cụ thể là Thu hồi và sử dụng khí đốt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng hành từ các mỏ khai thác dầu (giảm thiểu chất thải); Thu hồi khí mêtan (CH4) từ

các bãi chơn lấp rác thải, từ các hầm khai thác than để tiêu huỷ hoặc sử dụng cho phát

điện, sinh hoạt31 (xử lí chất thải) 32.

Các quy định quốc tế và Việt Nam về thực hiện dự án CDM trong lĩnh vực

quản lý chất thải mang tính định hướng chứ khơng giới hạn nguồn thực hiện. Từ cách

quy định này, chủ đầu tư có thể xây dựng nhiều dự án CDM ở nhiều công đoạn, quy

trình và với nhiều loại chất thải khí, lỏng, rắn khác nhau, nhằm hạn chế được lượng khí

31 Xem Mục d, đ Khoản 1 Điều 3, Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007

có hại (một trong sáu loại khí quy định tại NĐT Kyoto). Chẳng hạn như, thực hiện dự án CDM trong quy trình xử lý hoặc quản lý nước thải, rác thải với mục đích giảm phát

thải và tận dụng nhiệt thải từ nước thải, rác thải đó bằng phương pháp, công nghệ hiện đại hơn, thân thiện hơn với môi trường; hoặc các dự án tận dụng nhiệt thải từ khói thải

trong các nhà máy xi măng; các dự án thu hồi khí như thu hồi khí từ bãi rác, khí từ mỏ dầu khí, khí bãi than.v.v.

Với khái niệm và cách hiểu quản lý chất thải là một phạm trù rộng như đã

trình bày trên đây, có thể triển khai dự án CDM trên bình diện rộng, trong nhiều hoạt

động và nhiều ngành nghề với nhiều thể và loại chất thải khác nhau.

3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 48 - 50)