Giải pháp về việc tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 79 - 80)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

4.4. Giải pháp về việc tiếp cận thông tin

Để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thơng tin số liệu chuẩn xác để tiến hành

các hoạt động của dự án, cần ban hành cụ thể về vấn đề này, bao gồm:

Quy định về cơ chế cung cấp thông tin: giao nhiệm vụ cho một cơ quan cụ thể nào đó thu thập thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin số liệu của ngành mình.

Chẳng hạn: trong lĩnh vực quản lý chất thải, quy định cụ thể trách nhiệm: - Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố hoặc một cơ quan thống kê chuyên môn nhiệm vụ thu thập, cung cấp, quản lý và cập nhật số liệu ngành,trong phạm vi tỉnh, thành phố mình quản lý;

- Cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm trực tiếp về số liệu mình cung cấp. - Giao cho cơ quan cấp bộ trách nhiệm tổng hợp số liệu tồn quốc.

- Các thơng tin số liệu cung cấp cho quá trình thực hiện PDD của bên xây dựng dự án nên được cung cấp rộng rãi.

- Các thơng tin bổ sung, ví dụ chính sách về biến đổi khí hậu, dự báo, chính sách năng lượng.v.v. nên sớm được cung cấp rộng rãi cho nhà đầu tư nắm bắt và vận dụng trong quá trình thực hiện dự án của mình.

- Giao trách nhiệm cụ thể cho cơ quan có thẩm quyền trong từng ngành nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp số liệu phát thải nền. Đây là một quy định rất cần được bổ

sung. Các dự án thu hồi khí mêtan với nguồn doanh thu cơ bản từ CERs. Nếu việc tính tốn khơng đúng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và các bên liên quan. Bởi lẽ, số liệu xây dựng không chuẩn xác sẽ quá cao so với số liệu thực tế thu được

(chẳng hạn như trường hợp của bãi rác Đông Thạnh và Phước Hiệp TPHCM).

Chính sách đầu tư:

- Chính sách đầu tư đối với các dự án CDM cần được hướng dẫn cụ thể và

công khai, quy định danh mục các hồ sơ yêu cầu cần cung cấp khi xin cấp phép đầu tư

đối với những ngành địi hỏi phải có các giấy phép thuộc lĩnh vực chuyên môn cần tinh

gọn.

- Các chính sách thay đổi về đầu tư cần được công khai rộng rãi để các nhà đầu tư kịp thời cập nhật.

Việc xin giấy phép đầu tư là một yêu cầu trong quy trình chuẩn bị dự án. Nếu bên xây dựng dự án bị ách tắc ở giai đoạn này sẽ làm ảnh hưởng đến các giai đoạn

khác trong quy trình chuẩn bị đầu tư.

Chính sách thuế và trợ giá:

Cần có quy định hướng dẫn cụ thể chính sách ưu đãi đối với các dự án CDM. Những ưu đãi cho các dự án CDM theo quy định của pháp luật, cụ thể là tại quyết định 130/2007/QĐ-TTg là rất lớn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, các nhà đầu tư không

dễ dàng được hưởng những ưu đãi theo quy định này. Chẳng hạn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp không quy định việc hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các

dự án CDM dù Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg quy định nhà đầu tư dự án CDM được hưởng ưu đãi thuế.

Thủ tục được hưởng những ưu đãi rất phức tạp vì khơng có cơ chế tự động áp dụng cho việc hưởng ưu đãi, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hưởng ưu đãi đối với

trường hợp nhà đầu tư công nghệ vào Việt Nam để thực hiện dự án CDM.

Vì vậy đối với các chính sách thuế và ưu đãi dành cho dự án CDM trong các

lĩnh vực cần có những quy định hướng dẫn cụ thể hơn để nhà đầu tư có thể tiếp cận và sử dụng những ưu đãi và hỗ trợ dành cho mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)