Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật quốc gia trong việc thực hiện dự án phát

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

2.1. Những vấn đề pháp lý của việc thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam

2.1.1. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật quốc gia trong việc thực hiện dự án phát

tại Việt Nam

2.1.1. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật quốc gia trong việc thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam án phát triển sạch tại Việt Nam

Các quy định của Công ước khung 1992, NĐT Kyoto 1997 về biến đổi khí

hậu đã thiết lập khn khổ pháp lý mang tính tồn cầu nhằm hạn chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát thải khí nhà kính. Việt Nam tham gia vào Công ước và NĐT

chứng tỏ sự sẵn sàng chung tay góp sức bảo vệ mơi trường tồn cầu. Thực hiện dự án CDM tại Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc giảm nhẹ vấn đề môi trường ở nước chủ nhà, tạo khả năng cạnh tranh cho thị trường Việt Nam do nhận được chuyển giao công nghệ. Ngồi ra, CDM sẽ mang lại những lợi ích xã hội như tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập.v.v.

Các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy

định của luật quốc tế. Tuy nhiên, theo quy định này, có những quy trình, những u

cầu và điều kiện địi hỏi quốc gia nơi có dự án thực hiện phải có những chính sách, quy

định của mình để đáp ứng các yêu cầu của luật quốc tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải ban

hành các quy định về CDM nhằm:

- Tuân thủ NĐT mà Việt Nam tham gia: Việt Nam đã phê chuẩn NĐT Kyoto

thì phải có trách nhiệm tuân thủ những quy định của NĐT. Để dự án thực hiện tại Việt Nam được đăng ký là dự án CDM, dự án đó phải thỏa mãn những điều kiện và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định quốc tế về CDM. Các quy định quốc tế không đưa ra tất cả các điều khoản quốc tế đầy đủ để các quốc gia triển khai dự án thực hiện. Các quy

định quốc tế về CDM từ khâu chuẩn bị thiết kế, xây dựng dự án đến khâu vận hành,

thẩm tra, cấp CERs ln có những yêu cầu đối với nước chủ nhà nơi thực hiện dự

án.Chẳng hạn như điều kiện trước tiên và quan trọng để thực hiện dự án CDM là các

nước làm chủ dự án phải là thành viên của NĐT Kyoto17. Như vậy, đòi hỏi Việt Nam

phê chuẩn NĐT.

Theo quy định quốc tế, đối với mỗi quốc gia thành viên, trước khi tham gia

CDM phải thành lập một cơ quan quốc gia về CDM để xác nhận, phê duyệt các dự án,

đồng thời là đầu mối để phối hợp với quốc tế. Như vậy, nước chủ nhà khơng thể chỉ

dựa hồn toàn vào NĐT Kyoto, việc thành lập DNA là do quy định quốc tế yêu cầu,

nhưng quyết định thành lập lại do chính Việt Nam thực hiện.

- Đảm bảo các dự án CDM đạt tiêu chuẩn nhằm mục đích bảo vệ mơi trường và phát triển bền vững: Luật quốc tế quy định các quốc gia phải tuân thủ nghiêm ngặt

quy trình thực hiện CDM, phải thực hiện công đoạn xác nhận và phê duyệt dự án làm

căn cứ và cơ sở để đăng ký dự án. Tuy nhiên, quy định quốc tế lại khơng đưa ra các

quy trình xác nhận, phê duyệt dự án cụ thể mà quy định quy trình này do nước chủ nhà quyết định. Quy định quốc tế chỉ đưa ra các yêu cầu về PDD, những yêu cầu về tính

bền vững cũng như tính bổ sung của dự án là cơ sở thẩm tra và đăng ký dự án. Vì vậy,

để xác nhận và phê duyệt dự án, bên nước chủ nhà phải ban hành quy định về trình tự

thủ tục và những yêu cầu để bên xây dựng dự án triển khai thực hiện. Các quy định này lại phải căn cứ theo các tiêu chuẩn quốc tế về CDM như phải đạt được tính bền vững,

phương pháp xây dựng và tính tốn phát thải đường cơ sở phải hợp lý, phải thể hiện và chứng minh được tính bổ sung của dự án.

Tính bền vững và bổ sung của dự án không chỉ dựa trên các quy định quốc tế mà phải dựa trên các quy định, chính sách của nước chủ nhà. Vì thế, địi hỏi Việt Nam phải xem xét đưa ra các chiến lược phát triển quốc gia, chính sách về môi trường và

năng lượng, các định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam.

Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với pháp luật Việt Nam là phải hoàn thiện các quy

định của pháp luật nước mình để tạo điều kiện pháp lý cho dự án CDM tại Việt Nam được nhanh chóng xác nhận và phê duyệt, là điều kiện bắt buộc để dự án được EB chấp

nhận đăng ký là dự án CDM.

- Tạo cơ sở để các nhà đầu tư vào công nghệ sạch được hưởng những điều

kiện thuận lợi, thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển: dự án CDM sẽ mở ra

những cơ hội tốt cho việc giảm nhẹ vấn đề môi trường ở nước chủ nhà, tạo ra những lợi ích kinh tế - xã hội. Vì vậy, Việt Nam cần ban hành các quy định, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án được triển khai thực hiện và hỗ trợ các nhà đầu tư

trong q trình thực hiện dự án, ban hành các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Như vậy, do những quy định quốc tế về CDM như đã trình bày tại chương I,

tiêu chuẩn và yêu cầu quốc tế, để dự án CDM tại Việt Nam được đăng ký, khơng thể

chỉ hồn tồn dựa vào các quy định cụ thể của luật quốc tế về CDM mà đòi hỏi Việt Nam phải ban hành những quy định cụ thể để thực thiện dự án CDM tại Việt Nam trên cơ sở luật quốc tế.

Để nỗ lực đóng góp vào mục tiêu chung của toàn nhân loại, đáp ứng các yêu

cầu quốc tế về CDM, Việt Nam đã ban hành, sửa đổi, bổ sung và ngày càng hồn thiện các văn bản, chính sách nhằm khuyến khích các dự án phát triển sạch thực hiện tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)