Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 82 - 86)

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH

4.7. Các giải pháp khác

4.7.1. Phổ biến kiến thức về phát triển sạch đến các doanh nghiệp, toàn dân

Bên cạnh đội ngũ chuyên gia về CDM là lực lượng am hiểu chuyên sâu về dự án CDM, Việt Nam cũng cần ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và tồn dân có kiến thức cơ bản về dự án CDM. Điều này đóng vai trị quan trọng

không kém đội ngũ chuyên gia về CDM. Các doanh nghiệp khi có kiến thức về CDM trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sẽ tìm hiểu và phát hiện tiềm năng và cơ hội thực hiện dự án trong ngành mình sản xuất hoặc liên kết và sẵn sàng phối hợp, nối kết với các doanh nghiệp khác thực hiện dự án.

Vì thế Việt Nam cần ban hành quy định:

- Trích một phần kinh phí hoặc hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp xây dựng chương trình cũng như các hội thảo về CDM.

- Quy định cơ quan quản lý nguồn kinh phí được cấp về địa phương và giao

trách nhiệm cho một cơ quan chuyên môn tại địa phương quản lý và báo cáo về việc

thực hiện, sử dụng nguồn kinh phí.

- Đưa CDM vào trong giáo dục, có chính sách khuyến khích đối với các

nghiên cứu có hiệu quả về CDM.

4.7.2. Hồn thiện, cập nhật cẩm nang về phát triển sạch

Đây cũng là một nguồn dữ liệu quan trọng và cần thiết để các cá nhân, doanh

nghiệp, các tổ chức có thể tìm hiểu thêm và cập nhật các thơng tin về CDM. Hiện nay,

đã có những trang web viết về CDM nhung vẫn còn đơn giản, ở từng gốc độ khác nhau

chứ chưa đầy đủ, đồng bộ.

Vì vậy, Việt Nam cũng cần quy định việc trích lập kinh phí và giao trách

nhiệm cho một cơ quan cụ thể xây dựng, cập nhật thông tin mới nhất trong nước cũng như quốc tế có liên quan đến CDM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG IV

Việc tham gia cơ chế phát triển sạch không chỉ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp mà còn là cơ hội của đất nước trong việc giảm nhẹ tác động xấu đến môi

trường, tạo ra những lợi ích về kinh tế - xã hội như giải quyết công ăn việc làm, cải

thiện thu nhập và phát triển khu vực nơng thơn. Vì vậy, nếu các bên xây dựng dự án CDM tại Việt Nam bị “vướng" những rào cản thủ tục hành chính và các vướng mắc khác thì dịng vốn ưu đãi này sẽ chảy sang nước khác.

Theo quy định của nghị định thư Kyoto, nước chủ nhà có quyền quyết định

riêng của mình về những tiêu chí áp dụng trong phê duyệt dự án. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu ban hành tiêu chí chấp thuận đơn giản hơn đối với dự án

CDM để thu hút dòng vốn nước ngồi, cải thiện mơi trường đầu tư.

Các vướng mắc về dự án CDM cần phải từng bước được tháo gỡ, đòi hỏi cần

thời gian. Các đề xuất, kiến nghị được đề cập nhằm giải quyết những vướng mắc đã

minh chứng và nhìn thấy qua thực tiễn thực hiện các dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải. Đây là lĩnh vực có những đặc trưng riêng, cần được ưu tiên xem xét và giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án, không làm ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu quả kinh tế của dự án. Cụ thể, cần có những quy định về cơ chế giám sát, trách nhiệm thực hiện của cơ quan liên quan, bổ sung danh mục ưu tiên xem xét,

trách nhiệm xây dựng và quản lý số liệu, thông tin, cập nhật các chính sách đầu tư và phổ biến rộng rãi đến nhà đầu tư.v.v.

Bên cạnh đó, cần có chính sách đánh giá nhu cầu thị trường và quản lý điều

phối phê duyệt PDD tránh tình trạng nhà đầu tư nước ngồi cố tình trì hỗn dự án.

Ngồi ra, cần có các chính sách khuyến khích hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và phổ

biến CDM đến người dân, doanh nghiệp cũng là một giải pháp đề xuất để tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư, giải quyết những vướng mắc hiện nay của các dự án CDM tại Việt Nam, đặc biệt là dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải.

KẾT LUẬN

Xu hướng khí hậu, môi trường trái đất đang biến đổi theo chiều hướng xấu đi là vấn đề thách thức của toàn nhân loại. Công ước khung 1992 và Nghị định thư Kyoto 1997 ra đời đã thiết lập khuôn khổ pháp lý mang tính tồn cầu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu. Nghị định thư Kyoto đã quy định ba cơ chế hỗ trợ các quốc gia phát triển thực hiện cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính của mình, bao gồm cơ chế mua bán giảm phát thải quốc tế, cơ chế đồng thực hiện và cơ chế phát triển sạch.

Qua nghiên cứu luận văn, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Cơ chế phát triển sạch là cơ chế duy nhất cho phép các nước đang phát triển như Việt Nam tham gia vào nỗ lực toàn cầu để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu,

đồng thời hỗ trợ các quốc gia phát triển thực hiện cam kết cắt giám phát thải của mình.

Dự án phát triển sạch để được đăng ký phải thỏa mãn các điều kiện quy định trong

khuôn khổ của Nghị định thư. Các bên liên quan trong quá trình thực hiện dự án phát triển sạch phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quốc tế.

2. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng thực hiện dự án

phát triển sạch. Việt Nam đã bước đầu đạt được những yêu cầu cơ bản theo quy định

quốc tế để tham gia dự án phát triển sạch. Việt Nam cũng đã và đang xây dựng, bổ

sung và hồn thiện các chính sách, quy định nhằm khuyến khích, thu hút dịng đầu tư

nước ngoài vào thực hiện dự án phát triển sạch tại Việt Nam.

3. Hiện nay, số lượng dự án phát triển sạch triển khai tại Việt Nam vẫn chưa nhiều, số lượng dự án được đăng ký càng ít, và đặc biệt số dự án được cấp giảm phát

thải được chứng nhận càng hy hữu. Như vậy, việc thực hiện dự án phát triển sạch vẫn chưa xứng với tiềm năng.

4. Quá trình thực hiện các dự án phát triển sạch tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực quản lý chất thải nói riêng trên thực tế đã thể hiện những bất cập, vướng mắc trong cơ chế, chính sách và các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể:

- Khó khăn trong đánh giá nhu cầu thị truờng. Thị trường mua bán giảm phát thải rất phức tạp, nhạy cảm và nhiều biến động. Nhiều cơ quan quản lý nhà nước, đặc

biệt là các doanh nghiệp cịn có q ít lượng thông tin về thị trường này. Trong khi đó, Việt Nam quy định việc mua bán giảm phát thải được chứng nhận là theo cơ chế thị

- Các doanh nghiệp của Việt Nam chưa nhận thức đúng tiềm năng và lợi ích

của việc thực hiện dự án CDM. Quy định của Việt Nam chỉ hỗ trợ doanh nghiệp ở giai

đoạn vận hành dự án. Doanh nghiệp không sẵn sàng chi trả các chi phí đầu tư ban đầu

cho một dự án phát triển sạch chứa đựng nhiều rủi ro.

- Thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian, các quy định chính sách chưa rõ ràng, cụ thể, chưa phổ biến rộng rãi và kịp thời đến nhà đầu tư; thời gian, thủ tục cho việc xác nhận và phê duyệt dự án vẫn chưa thể đảm bảo thực thi đúng trên thực tế do thiếu cơ chế giám sát và trách nhiệm của cơ quan liên quan.

- Việt Nam chưa có cơ chế chính sách hợp lý đối với việc cung cấp thông tin và đảm bảo tính chính xác của số liệu.

- Nguồn vốn thực hiện dự án cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình thực

hiện dự án CDM tại Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực quản lý chất thải nói riêng. Dự án CDM quy mơ nhỏ sẽ khơng hiệu quả, vì thế doanh nghiệp khơng sẵn lòng đầu tư. Các quy định cho phép hợp tác liên kết huy động vốn mà khơng có cơ chế giám sát và quản lý của nhà nước cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án. Cơ chế hỗ trợ

vốn, xem xét ưu tiên vốn vay vẫn chưa đảm bảo thực thi vì cịn q chung chung. - Việt Nam thiếu hụt đội ngũ chuyên gia về dự án phát triển sạch. Các chuyên gia ít kinh nghiệm, thường có ít kiến thức về các dự án CDM ở Việt Nam. Các nhà đầu tư dự án phải tự mình thực hiện những cơng việc lẽ ra sẽ thực hiện tốt hơn nếu có các chuyên gia Việt Nam. Vì thế, vấn đề nhân lực cũng là một vướng mắc khi dự án CDM thực hiện tại Việt Nam.

5. Để hoàn thiện pháp luật về dự án phát triển sạch ở Việt Nam, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều mặt, trên nhiều phương diện, vừa phát huy những điều

kiện thuận lợi vừa điều chỉnh những vướng mắc cịn gặp phải trong q trình thực hiện, cần xem xét những vấn đề cụ thể như sau:

- Nhà nước phải đưa ra quy định và chiến lược cụ thể để triển khai thực hiện

nghiên cứu dự báo thị trường mua bán các giảm phát thải được chứng nhận; cần chỉ

đạo và điều phối quá trình xem xét và phê duyệt các dự án phát triển sạch; thúc đẩy

nhanh quá trình phê duyệt, thẩm tra các dự án đã hoàn thành tài liệu thiết kế dự án và

đã tìm được bên mua giảm phát thải được chứng nhận; đưa ra chiến lược điều hành

- Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đi tiên phong trong

những ngành mà dự án chưa được triển khai thực hiện dù có tiềm năng; các chính sách nhằm phát triển loại hình cơng ty tư vấn dự án phát triển sạch.

- Bổ sung cơ chế giám sát, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan liên quan

trong việc xác nhận, phê duyệt dự án. Riêng đối với lĩnh vực ứng dụng thu hồi khí

mêtan từ bãi rác, nên có cơ chế ưu tiên giải quyết nhằm tránh thất thốt khí phát thải, giảm hiệu quả kinh tế của dự án sẽ khơng khuyến khích được nhà đầu tư.

- Ban hành các quy định giao trách nhiệm cho một cơ quan chuyên môn cụ thể xây dựng, cập nhật số liệu và chịu trách nhiệm về số liệu trong ngành, khu vực mình quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án. Các số liệu thông tin phải được cơng khai, thống nhất. Cần có hướng dẫn và quy định cụ thể hơn các yêu cầu và chính sách liên quan để nhà đầu tư tham khảo và chuẩn bị tốt cho quy trình xin cấp phép, đẩy nhanh tiến độ dự án.

- Cần bổ sung quy định về cơ chế giám sát, quản lý của nhà nước đối với cơ chế hợp tác, liên kết huy động vốn. Phải có quy định thời gian bảo đảm nguồn vốn cho dự án, phải ràng buộc trách nhiệm của các bên trong cơ chế hợp tác nhằm huy động

nguồn vốn, tránh tình trạng rút vốn khi dự án chưa được vận hành; Cần bổ sung quy định về điều kiện, cách thức hỗ trợ một cách cụ thể hơn để doanh nghiệp có thể nhận được hỗ trợ trên thực tế.

- Cần ban hành các chính sách thiết thực và cụ thể hơn nữa, ưu tiên trích

nguồn thu được từ giảm phát thải được chứng nhận, nguồn ngân sách nhà nước để hỗ

trợ cho công tác đào tạo chuyên gia trong nước về phát triển sạch, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc triển khai các chương trình tìm hiểu về cơ chế phát triển sạch, đưa

phát triển sạch vào giáo dục và xây dựng trang web, cẩm nang về phát triển sạch cho mọi người tham khảo và tìm hiểu. Cần quy định và giao trách nhiệm cho một cơ quan chuyên môn quản lý, chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn quỹ này.

Tham gia vào Công ước khung và Nghị định thư, ban hành, sửa đổi, ngày càng hồn thiện các chính sách và quy định nhằm khuyến khích thực hiện dự án phát triển sạch, Việt Nam đã chung tay góp sức vào bảo vệ mơi trường tồn cầu, giảm nhẹ tác

động của biến đổi khí hậu đến kinh tế, xã hội, mơi trường tồn nhân loại trong đó có

Một phần của tài liệu Thực hiện dự án phát triển sạch trong lĩnh vực quản lý chất thải tại việt nam (luận văn thạc sĩ luật học) (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)