CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN SẠCH
4.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức
Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về CDM còn hạn chế. Tâm lý ngại không dám triển khai dự án do độ rủi ro của dự án cao cũng là nguyên nhân vì sao số lượng dự án CDM trong lĩnh vực quản lý chất thải có tiềm năng nhưng vẫn chưa nhiều.
Để giải quyết khó khăn trong vấn đề nhận thức của doanh nghiệp, nhà nước cần:
- Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận càng nhanh càng tốt dự án CDM. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đi tiên phong
trong những ngành mà dự án chưa được triển khai thực hiện dù có tiềm năng. Để làm được điều này, cơ chế hỗ trợ của nhà nước cần mở rộng hơn, bổ sung thêm một số lĩnh
vực và đối tượng.
Theo quy định hiện hành, “lệ phí bán CERs được sử dụng để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí; chi hỗ trợ cho các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về CDM; lập, xây dựng phê duyệt tài liệu dự án CDM”63. Để khuyến khích doanh nghiệp nâng cao nhận thức và tiếp cận dự án, quy định này cần bổ sung:
+ Chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp tổ chức hội thảo về CDM,
+ Chi hỗ trợ chi phí xây dựng và chuẩn bị dự án đối với các dự án CDM tiên phong trong một số ngành mà PDD không được duyệt.
Mục tiêu của việc hỗ trợ này nhằm khuyến khích doanh nghiệp tiếp cận và nâng cao nhận thực của mình về CDM.
- Ban hành các chính sách nhằm phát triển loại hình cơng ty tư vấn dự án CDM. Đây cũng là giải pháp cho việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Chính
cơng ty tư vấn có nhu cầu phải đi tìm khách hàng cho mình. Và để thuyết phục nhà đầu tư, doanh nghiệp tư vấn sẽ truyền đạt, phổ biến và giải thích các quy định, cơ chế liên quan đến dự án CDM. Hiện nay, tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tư vấn CDM
cịn ít và chưa có chun mơn cao để hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp có nhu cầu muốn tư vấn để triển khai dự án. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần:
+ Ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tư vấn dự án CDM.
+ Ban hành chiến lược phát triển loại hình cơng ty tư vấn CDM, đặc biệt là
công ty tư vấn Việt Nam.