Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam được quy định tại Điều 4 BLTTDS 2015. Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tịa án có thẩm quyền để u cầu Tịa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS 2015 được coi là nền tảng pháp lý định hướng cho toàn bộ hoạt động
tố tụng dân sự nói chung27 và những hoạt động tố tụng liên quan đến lĩnh vực Trọng
tài thương mại cũng khơng nằm ngồi phạm vi này. Vì thế, trong hoạt động trọng tài, pháp luật cho phép các chủ thể liên quan có quyền u cầu Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thơng qua việc u cầu Tịa án giải quyết các yêu cầu tại Điều 414 BLTTDS 2015 như chỉ định, thay đổi trọng tài viên; áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;…. Trong đó, với việc có thể giúp cho các bên “lật ngược thế cờ” thông qua việc hủy bỏ kết quả giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài đã trở thành một quyền cực kỳ quan trọng đối với các bên tranh chấp để bảo vệ cho quyền lợi của mình.
Tiếp thu tinh thần của Cơng ước New York và Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế năm 1985 (Luật mẫu về trọng tài), Luật TTTM 2010 cũng thừa nhận tính “chung thẩm” của phán quyết trọng tài, tuy nhiên vẫn quy định về quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Cụ thể, khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010 cho phép một bên trong quan hệ tranh chấp được quyền làm đơn gửi Tịa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu có đủ căn cứ chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp hủy phán quyết trọng tài quy định tại khoản 2 Điều
27 Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 24.
68 Luật TTTM 201028. Qua quy định trên của Luật TTTM 2010, chúng ta có thể thấy được hai điểm: (i) quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài chỉ thuộc về các bên tranh chấp; và (ii) các bên chỉ có thể thực hiện quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu như có căn cứ chứng minh rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc các trường hợp quy định tại Điều 68 Luật TTTM 2010.
Việc quy định bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có căn cứ chứng minh kèm theo là một sự thay đổi đáng kể trong Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 2003. Cụ thể, trong Pháp lệnh TTTM 2003, các bên tranh chấp chỉ cần không đồng ý với quyết định trọng tài thì đã có quyền làm đơn gửi Tịa án có thẩm quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài (Điều 50 Pháp lệnh TTTM 2003). “Tuy nhiên, tranh chấp là vấn đề phức tạp, khi các bên không thể tự giải quyết được mới đưa ra trọng tài để giải quyết. Do vậy, quyết định trọng tài khó có thể thỏa mãn cả hai bên. Trong khi đó, theo Pháp lệnh TTTM 2003, chỉ cần điều kiện “không đồng ý với quyết định trọng tài” thì có quyền làm đơn u cầu hủy. Điều này vơ hình trung đã khuyến khích các bên, đặc biệt là bên “thua kiện” trong quan hệ tranh chấp làm đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, nhất là để kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng tài nhằm tẩu tán tài sản hoặc thực hiện những hành vi khác”29.
Vì thế, Luật TTTM 2010 khi được ban hành đã quy định thêm điều kiện thực hiện quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của các bên. Theo đó, ngồi việc không đồng ý với phán quyết trọng tài, các bên muốn yêu cầu hủy phán quyết trọng
28 Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010: “Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Khơng có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung khơng thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, cơng bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.”
29 Vũ Ánh Dương (2008),”Thực tiễn áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam”, Khoa học pháp lý, (3(46)), tr. 12.
tài cịn phải có đủ căn cứ chứng minh rằng phán quyết trọng tài thuộc một trong các trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật. Quy định này sẽ khiến cho các bên tranh chấp phải xem xét kỹ hơn những căn cứ hủy phán quyết trọng tài của mình trước khi u cầu Tịa án giải quyết. Tuy nhiên, có một ngoại lệ là đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì lý do phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (điểm đ khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010), người yêu cầu sẽ không phải chứng minh mà trách nhiệm chứng minh thuộc về Tòa án (khoản 3 Điều 68 Luật TTTM 2010). Do đó, trong trường hợp này, người u cầu khơng cần phải có căn cứ để chứng minh phán quyết trọng tài thuộc trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật.
Một vấn đề đặt ra, trong Luật TTTM 2010, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được ghi nhận là một “quyền” của các bên tranh chấp. Theo đó, trong một thời hạn nhất định, việc có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không sẽ do các bên tranh chấp tự mình quyết định và định đoạt mà khơng có một sự ngoại lệ nào. Vấn đề đặt ra là, liệu có nên giới hạn lại quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của các bên tranh chấp. Hay nói cách khác, các bên có quyền thỏa thuận với nhau để loại trừ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hay không?
Nghiên cứu so sánh với pháp luật của các quốc gia trên thế giới cho thấy rất nhiều hệ thống pháp luật có ghi nhận quyền thỏa thuận loại trừ yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của các bên với những cách thức khác nhau. Chẳng hạn, Điều 1522 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp về trọng tài thương mại ghi nhận rằng các bên tranh chấp bằng một thỏa thuận riêng biệt có thể từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài của mình vào bất cứ lúc nào, trừ một số trường hợp30. Tại Thụy Sỹ, Điều
192 Luật trọng tài cho phép các bên được quyền từ bỏ quyền hủy phán quyết trọng tài, nếu như khơng có bên nào có nơi cư trú, thường trú hoặc trụ sở chính tại Thụy
Sỹ31. Quy định này cũng được áp dụng tương tự như tại Thụy Điển khi mà các bên
tranh chấp nếu khơng có quốc tịch Thụy Điển có thể thỏa thuận từ bỏ các quyền của
30
Điều 1522 Bộ luật tố tụng dân sự Pháp cũng ghi nhận trong trường hợp các bên đã thỏa thuận từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì các bên vẫn có thể u cầu hủy phán quyết trọng tài đó nếu phán quyết đó có nhu cầu thi hành tại Pháp.
31 Xavier Favre-Bulle, Harold Frey and Daniel Durante (2015), “Switzerland in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 428.
mình liên quan đến vấn đề hủy phán quyết trọng tài32. Tại Bungari, khơng có quy định rõ ràng rằng các bên có thể từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nhưng trên thực tế việc này được Tòa án cho phép với sự xem xét, nghiên cứu kỹ
lưỡng33
. Việc thỏa thuận loại trừ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài còn được
ghi nhận ở một số nước khác như Bỉ34
, Libang35, Qatar36.
Có thể thấy rằng, việc cho phép các bên thỏa thuận loại bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ có những lợi ích sau: (i) thứ nhất, củng cố và gia tăng hơn nữa tính “chung thẩm” của phán quyết trọng tài - một trong những nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài (khoản 5 Điều 4 Luật TTTM 2010), đồng thời giúp hạn chế số lượng phán quyết trọng tài bị hủy, từ đó nâng cao vị thế của Trọng tài thương mại ở Việt Nam; (ii) thứ hai, một trong những khác biệt lớn nhất giữa tố tụng trọng tài và tố tụng Tịa án là tính chất “tư” của tố tụng trọng tài. Theo đó, trong tố tụng trọng tài, các bên tranh chấp có quyền chủ động hơn rất nhiều so với tố tụng Tòa án trong việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp, thời điểm giải quyết tranh chấp, chỉ định trọng tài viên hay lựa chọn ngôn ngữ khi giải quyết tranh chấp,.... Do vậy, việc cho phép các bên thỏa thuận từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ giúp cho sự “tự chủ” của các bên ngày càng tăng hơn, tạo nên sự “thích thú” khi lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Tuy nhiên, việc quy định việc thỏa thuận loại trừ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cho các bên tranh chấp sẽ dẫn đến hệ quả là phán quyết của trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng và khơng cịn một cơ chế nào để “xem lại”. Điều này cũng đem tới một số hạn chế và bất cập như: (i) thứ nhất, làm “vơ hiệu hóa” các quy định của pháp luật trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp. Hay nói
32 Simon Arvmyren (2015), “Sweden in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 417.
33 Lazar Tomov and Sylvia Steeva (2011), “Bulgaria in Arbitration in 55 jurisdictions worldwide”,
Arbitration in 55 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 69.
34
Johan Billiet (2015), “Belgium in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 60 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 95.
35 Chadia El Meouchi, Jihad Rizkallah and Sarah Fakhry (2011), “Lebanon in Arbitration in 55 jurisdictions worldwide”, Arbitration in 55 jurisdictions worldwide, Law Business Research, pp. 267.
36 Jalal El Ahdab and Myriam Eid (2015), “Qatar in Arbitration in 60 jurisdictions worldwide”, Arbitration in
cách khác, Hội đồng trọng tài có thể giải quyết vụ việc khơng dựa vào những quy định pháp luật cụ thể mà có thể tự mình “làm luật” để ra phán quyết. Trong trường hợp này, nếu các bên đã có thỏa thuận loại bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài thì sẽ khơng có một cơ chế nào giúp khắc phục những sai phạm trên; (ii) thứ hai, việc quy định như vậy có thể dẫn đến việc các bên tìm mọi cách để “mua chuộc” Hội đồng trọng tài, làm gia tăng những tiêu cực trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp.
Quan điểm cá nhân cho rằng, trong bối cảnh cần khuyến khích nền trọng tài thương mại phát triển, với những mặt tích cực tạo ra, việc ghi nhận cho các bên được phép thỏa thuận từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong pháp luật Việt Nam là cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, việc ghi nhận này cần phải đặt trong những điều kiện nhất định nhằm hạn chế những mặt tiêu cực mà nó đem lại. Như đã đề cập ở trên, hiện tại xu thế pháp luật các nước trên thế giới thường đặt ra hai điều kiện để các bên có thể thỏa thuận loại bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là: (i) phán quyết trọng tài khơng có nhu cầu thi hành tại quốc gia đó; và (ii) khơng có bên tranh chấp nào có quốc tịch, nơi cư trú, trụ sở hoặc có tài sản tại quốc gia đó. Quan điểm cá nhân cho rằng pháp luật Việt Nam chỉ nên quy định điều kiện phán quyết trọng tài khơng có nhu cầu thi hành tại Việt Nam để cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận loại bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì những lý do sau:
- Một là, trong trường hợp phán quyết trọng tài có yêu cầu thi hành tại
Việt Nam, nếu các bên thỏa thuận loại bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đồng nghĩa với việc Tòa án Việt Nam sẽ không được quyền can thiệp để giám sát các hoạt động của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp. Điều này rất nguy hiểm, có thể gây bất ổn trong xã hội nếu như Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp một cách tùy tiện, không tuân thủ các quy định của pháp luật, đặc biệt là các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Hai là, phán quyết trọng tài chỉ phát huy được hiệu lực của mình khi
được thi hành tại một quốc gia nào đó. Vì thế, việc giám sát thông qua chế định hủy phán quyết trọng tài chỉ cần thiết đặt ra đối với Tòa án quốc gia nơi phán quyết trọng tài được yêu cầu thi hành là đủ để hạn chế những tiêu cực mà thỏa thuận loại trừ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mang lại. Hay nói cách khác, đối với những phán quyết trọng tài được ban hành trong khuôn khổ pháp luật trọng tài Việt
Nam nhưng khơng có nhu cầu thi hành tại Việt Nam thì việc chúng ta can thiệp qua thủ tục hủy phán quyết trọng tài là không cần thiết mà nên để cho phán quyết này được Tịa án nước ngồi xem xét trên cơ sở công nhận và cho thi hành phán quyêt của trọng tài nước ngồi.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch khi thỏa thuận, đồng thời tránh tình trạng tranh cãi giữa các bên về việc có tồn tại thỏa thuận hay không, việc thỏa thuận từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải được thể hiện bằng văn bản. Các bên có thể ghi nhận việc từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thỏa thuận trọng tài hoặc dưới hình thức một thỏa thuận riêng bằng văn bản.
Từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị pháp luật Việt Nam cần ghi nhận việc các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu như phán quyết trọng tài khơng có nhu cầu thi hành tại Việt Nam.
Kiến nghị cụ thể: Bổ sung Điều 69 Luật TTTM 2010 như sau:
“Điều 69. Quyền yêu cầu hủy bỏ phán quyết trọng tài…
4. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận bằng văn bản từ bỏ quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nếu phán quyết trọng tài khơng có nhu cầu thi hành tại Việt Nam.”