Quy định pháp luật Việt Nam về hiệu lực pháp lý của quyết định giải quyết

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 78)

quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Khi xét đơn yêu cầu, Tịa án có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng tài (khoản 5 Điều 71 Luật TTTM 2010). Mặt khác, theo khoản 10 Điều 71 Luật TTTM 2010: “Quyết định của Toà án là quyết định cuối cùng và có

hiệu lực thi hành”. Điều này có nghĩa là quyết định hủy hay không hủy phán quyết

trọng tài của Tịa án sẽ là chung thẩm và khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Quy định này được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khẳng định lại một lần nữa trong hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP. Cụ thể, tại mẫu văn bản tố tụng số 08 Quyết định về việc hủy phán quyết trọng tài ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP có quy định rất rõ về hiệu lực của quyết định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài của Tòa án: “Quyết định này

là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các bên, Hội đồng trọng tài khơng có quyền khiếu nại, kháng cáo, Viện kiểm sát khơng có quyền kháng nghị”. Đây là điểm khác biệt giữa hiệu lực quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài so với quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 371 BLTTDS 2015, về nguyên tắc các quyết định giải quyết việc dân sự của Tịa án có thể bị kháng cáo kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, trừ một số

trường hợp ngoại lệ đặc biệt65.

Đối chiếu với Pháp lệnh TTTM 2003, có thể thấy quy định tại khoản 10 Điều 71 Luật TTTM 2010 là một sự thay đổi rất lớn về hiệu lực của quyết định giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Thật vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Pháp lệnh TTTM 2003, các bên có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện

65 Trường hợp quyết định giải quyết việc dân sự không được kháng cáo kháng nghị phúc thẩm bao gồm: (i) Quyết định giải quyết u cầu cơng nhận kết quả hịa giải thành ngồi Tịa án theo khoản 7 Điều 27 BLTTDS 2015; (ii) Quyết định giải quyết u cầu cơng nhận thuận tình ly hơn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn theo khoản 2 Điều 29 BLTTDS 2015 và; (iii) Quyết định giải quyết Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình theo khoản 3 Điều 29 BLTTDS 2015.

Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của Tịa án. Trên thực tiễn xét xử ở giai đoạn này, có thể bắt gặp thường xuyên các quyết định sơ thẩm về hủy phán quyết trọng tài bị xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Ví dụ: Tịa phúc thẩm Tịa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm và quyết định giữ nguyên quyết định số 02/2005/XQĐTT-ST ngày 11/5/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thủ Đô II đối với quyết định vụ kiện 03/04 ngày 21/7/2004, công bố ngày 31/8/2004 của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam66. Tuy nhiên, đến khi Luật TTTM 2010 ra đời thì quyền

phúc thẩm đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài đã bị loại bỏ. Việc làm này

được cho là sẽ làm cho việc giải quyết bằng trọng tài sinh động hơn, nhanh hơn67

và qua đó sẽ phát huy được tính năng của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Mặt khác, việc Luật TTTM 2010 quy định quyết định của Tòa án trong việc

hủy hay không hủy phán quyết trọng tài tại khoản 10 Điều 71 là quyết định cuối

cùng và có hiệu lực pháp luật chỉ giúp chúng ta khẳng định về khả năng phúc thẩm

chứ không thể khẳng định được về khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, giám đốc thẩm, tái thẩm là thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Do đó, việc một quyết định có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành là chưa đủ cơ sở để khẳng định quyết định đó khơng có khả năng bị giám đốc thẩm, tái thẩm. Khúc mắc ở đây chính là việc cụm từ quyết định cuối cùng được hiểu như thế nào? Có loại trừ khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài hay không?

Quay trở lại với giai đoạn Pháp lệnh trọng tài 2003, chúng ta thấy trong quy

định tại Điều 56 Pháp lệnh về quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa án, Pháp lệnh cũng sử dụng thuật ngữ “quyết định cuối cùng” để giải thích cho hiệu lực của quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao đối với việc kháng cáo, kháng nghị quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài của Tòa

66 Quyết định số 207/2005/QĐ-TANDTC ngày 13/10/2005 “V/v Yêu cầu hủy quyết định trọng tài” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

67 Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 379.

án cấp tỉnh. Quy định này đã được Tịa án nhân dân tối cao hiểu theo hướng khơng có cơ sở để giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định phúc thẩm của Tịa án đối với quyết định hủy hay khơng hủy phán quyết trọng tài.

Cụ thể, vụ việc sau đây sẽ cho phép làm sáng tỏ vấn đề này: sau khi có Quyết

định phúc thẩm số 112/2006/TTPT ngày 2-6-2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề hủy quyết định trọng tài, công ty Sao Đại Hùng đã gửi đơn “đề nghị giám đốc thẩm” đối với Quyết định số 112/2206/TTPT. Tòa kinh tế Tòa án nhân dân tối cao đã “trả lời đơn” ngày 6-12-2006 với nội dung như sau: “theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh TTTM thì quyết định của Tịa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật. Như vậy, sau khi Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định số 06/TTST ngày 23-9-2005, do phía cơng ty trách nhiệm hữu hạn Sao Đại Hùng kháng cáo nên Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã mở phiên tòa để xét kháng cáo và ra Quyết định số 112/2006/TTPT ngày 2-6-2006. Quyết định này là quyết định cuối cùng. Khơng có quy định của pháp luật về việc giám đốc thẩm đối với quyết định này. Do đó, Tịa án nhân dân tối cao khơng có cơ sở pháp luật để xem xét theo trình tự giám đốc

thẩm theo đề nghị”.68

Tuy nhiên, như đã đề cập, trong Pháp lệnh TTTM 2003 có quy định việc

phúc thẩm quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài (Điều 55, 56). Điều này đồng nghĩa với việc quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án đã được giám sát bởi Tòa án cấp trên theo thủ tục phúc thẩm. Do đó, việc khơng ghi nhận khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định hủy phán quyết trọng tài như cách hiểu của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên không vấp phải nhiều sự phản đối vì hiểu như vậy sẽ góp phần đảm bảo “tính nhanh chóng”, một trong những đặc tính quan trọng nhất để các bên lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp của mình. Nhưng khi Luật TTTM 2010 ra đời, với việc khả năng phúc thẩm quyết định hủy phán quyết trọng tài đã bị loại bỏ, nhiều quan điểm trái chiều lại phát sinh trong việc nhìn nhận có hay khơng khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định của Tòa án về hủy phán quyết trọng tài. Cụ thể, loại ý kiến thứ nhất cho rằng quyết định của Tòa án trong trường hợp này vẫn cần thiết phải được xem

68 Đỗ Văn Đại – Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 370-372.

xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và tránh vi hiến. Ngược

lại, loại ý kiến thứ hai cho rằng quyết định của Tịa án hủy hoặc khơng hủy phán

quyết trọng tài phải là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành ngay mà khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo bất kỳ thủ tục nào nhằm đảm bảo tính chất đặc thù của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức trọng tài (vụ việc xét xử ở

Trọng tài cần được xem xét, giải quyết nhanh chóng)69.

Ngay cả trong thực tiễn xét xử, việc nhìn nhận khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm đối với “quyết định cuối cùng” của Tòa án về giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cũng có sự thay đổi. Cụ thể, sau khi có quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 173/2010/QĐ-PT ngày 05/11/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, cơng ty Đại Châu có nhiều đơn đề nghị xem xét lại quyết định nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Ngày 01/11/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 173/2010/QĐ-PT ngày 05/11/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên, giao hồ sơ vụ việc cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân

dân tối cao tại Hà Nội giải quyết lại theo đúng quy định của pháp luật70.

Mặc dù vậy, Tòa án nhân dân tối cao vẫn giữ nguyên cách hiểu về thuật ngữ “quyết định cuối cùng” theo hướng không ghi nhận khả năng giám đốc thẩm, tái thẩm đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài. Bằng chứng là từ khi Luật TTTM 2010 ra đời cho đến nay vẫn chưa có một quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nào đối với quyết định hủy phán quyết trọng tài của Tòa án. Đồng thời, ngày 13 tháng 01 năm 2015, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 07/TANDTC- KHXX về việc thi hành pháp luật trọng tài thương mại. Trong Cơng văn này, Tịa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn rõ ràng đối với quyết định hủy phán quyết

69 Xem thêm “Vấn đề tòa án hủy phán quyết trọng tài: Đề xuất cơ chế xem xét lại quyết định của Tòa”. Nguồn:http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/12575921?p_page_id=12575921&pers_id=175193 1&folder_id=&item_id=30202475&p_details=1, truy cập ngày 20/02/2016.

70 Quyết định kháng nghị số 63/2013/KDTM-KN ngày 01/11/2013 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đối với Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 173/2010/QĐ-PT ngày 05/11/2010 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (xem Phụ lục 4).

trọng tài của Tòa án theo hướng quyết định của Tịa án hủy hoặc khơng hủy phán quyết trọng tài là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành và không bị kháng nghị

theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao một lần

nữa đã khẳng định việc loại trừ cơ chế giám sát cả về phúc thẩm lẫn giám đốc

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)