Chuẩn bị mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 49 - 51)

Theo Luật TTTM 2010, trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Tòa án chỉ định một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa theo sự phân cơng của Chánh án Tịa án. Sau khi được chỉ định, trong thời hạn 30 ngày, Hội đồng xét đơn yêu cầu phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn yêu cầu (khoản 2 Điều 71 Luật TTTM 2010).

Tuy nhiên, Luật TTTM 2010 không quy định cụ thể Tòa án sẽ tiến hành những cơng việc gì trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Dù vậy, với tính chất là một yêu cầu giải quyết việc dân sự, khi giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, trước khi mở phiên họp xét đơn yêu cầu, Tòa án cũng phải tiến hành những công việc giống với giải quyết các việc dân sự khác. Do đó, trong trường hợp này, chúng ta sẽ áp dụng quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự để điều chỉnh. Cụ thể, theo Điều 366 BLTTDS 2015, những cơng việc mà Tịa án sẽ tiến hành trong giai đoạn này bao gồm: (i) Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tịa án giải quyết thì Tịa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tịa án; (ii) Trường hợp đương sự có u cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng khơng q một tháng; (iii) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu và (iv) Quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Mặt dù có nhiều sự tương đồng nhưng quy định về việc chuẩn bị xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong Luật TTTM 2010 cũng có một số khác biệt đáng kể so với thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung trong BLTTDS 2015. Cụ thể:

- Thứ nhất, khác biệt về các thời hạn tố tụng. Thủ tục giải quyết các việc

dân sự được quy định trong BLTTDS 2015 tại Điều 366 có sự phân biệt giữa hai loại thời hạn kể từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu: (i) thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu (một tháng); và (ii) thời hạn từ lúc Tòa án ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu cho tới khi Tòa án mở phiên họp xét đơn yêu cầu (mười lăm ngày). Ngược lại, đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Luật TTTM 2010 cũng có phân biệt hai loại thời hạn kể từ khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, nhưng đó là: (i) thời hạn chỉ định Hội đồng xét đơn; và (ii) thời hạn từ khi chỉ định Hội đồng xét đơn cho tới khi mở phiên họp. Như vậy, Luật TTTM 2010 không có quy định Hội đồng xét đơn phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu khi nào, mà chỉ có quy định thời hạn cuối cùng phải mở phiên họp. Do đó, Hội đồng xét đơn có thể ban hành quyết định mở phiên họp xét đơn vào bất kỳ thời điểm nào, miễn là trước thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Đồng thời, hệ quả của sự khác biệt trên còn dẫn đến việc, đối với thủ tục giải quyết việc dân sự trong BLTTDS 2015, Tòa án chỉ được gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu sau khi đã ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu (khoản 1 Điều 313 BLTTDS 2015). Ngược lại đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tịa án có thể gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát bất cứ lúc nào trong thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu, tuy nhiên phải đảm bảo thời gian Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là bảy ngày làm việc (khoản 2 Điều 71 Luật TTTM 2010).

- Thứ hai, khác biệt về thời gian nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát. Nếu

như trong BLTTDS 2015, đối với các việc dân sự nói chung, thời hạn để Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ là bảy ngày (khoản 3 Điều 366 BLTTDS 2015) thì trong Luật TTTM 2010 thời hạn này là bảy ngày làm việc (khoản 2 Điều 71 Luật TTTM 2010). Việc Luật TTTM 2010 quy định cụ thể thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ được tính bằng ngày làm việc là một bước tiến bộ, tránh được tình trạng eo hẹp về thời gian nghiên cứu hồ sơ nếu rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ. Ví dụ: trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày Tòa án giao hồ sơ lại có năm ngày là ngày nghỉ, nếu quy định theo BLTTDS 2015 thì Viện kiểm sát chỉ cịn hai ngày để nghiên cứu hồ sơ và như vậy là không đủ để Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)