Thủ tục nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 42)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật TTTM 2010, người yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có đơn yêu cầu gửi tới Tòa án. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu theo khoản 1 Điều 70 Luật TTTM 2010, bao gồm: (i) Ngày, tháng, năm làm đơn; (ii) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu; (iii) Yêu cầu và căn cứ hủy phán quyết trọng tài. Tuy nhiên, ngồi các nội dung chủ yếu nêu trên thì trong đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải thể hiện tên Tịa án có thẩm quyền giải quyết đơn (điểm b khoản 1 Điều 362 BLTTDS 2015). Điều này giúp bảo đảm tính kịp thời trong việc đáp ứng yêu cầu giải quyết việc dân sự nói chung và yêu cầu hủy phán quyết trọng tài nói riêng của chủ thể có u cầu, tránh tình trạng đơn u cầu bị gửi vòng vèo, chuyển đi chuyển lại khiến thời gian Tòa án giải quyết yêu cầu bị chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Đồng thời, người làm đơn yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn (điểm g khoản 2 Điều 362 BLTTDS 2015).

Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây (khoản 2 Điều 70 Luật TTTM 2010): (i) Bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã được chứng thực

42 A.Redfern, M.Hunter, N.Blackaby và C.Partasides, Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, NXB Sweet và Maxwell, tr. 518 (bản dịch ra tiếng Việt).

43 Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 354-355.

hợp lệ; (ii) Bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ (khoản 2 Điều 70 Luật TTTM 2010). Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

Vấn đề đặt ra ở đây, Luật TTTM 2010 khơng có quy định cụ thể về cách thức gửi đơn yêu cầu đến Tòa án. Đối chiếu với quy định của BLTTDS 2015, theo quy định tại Điều 361 và Điều 190, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có thể được gửi đến Tịa án thông qua các phương thức: (i) Nộp trực tiếp tại Tòa án; (ii) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; (iii) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có). Quan điểm cá nhân cho rằng, xuất phát từ việc gửi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài cũng là hành vi yêu cầu Tòa án bảo vệ cho quyền và lợi ích của người yêu cầu, đồng thời yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mang tính chất của yêu cầu giải quyết việc dân sự. Do đó, trong trường hợp này, bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài hồn tồn có thể gửi đơn u cầu đến Tòa án theo những phương thức được nêu ở trên. Khi đó, ngày yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được xác định là ngày người yêu cầu nộp đơn yêu cầu tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính.

2.4. Tịa án có thẩm quyền giải quyết u cầu hủy phán quyết trọng tài

Theo quy định tại Điều 69 Luật TTTM 2010, bên có yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải làm đơn yêu cầu gửi tới Tịa án có thẩm quyền. Như vậy, có thể thấy rằng khơng phải Tịa án nào cũng được xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mà chỉ những Tòa án nhất định theo quy định của pháp luật mới được trao cho thẩm quyền này. Việc bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài xác định được Tịa án nào là Tịa án có thẩm quyền xét đơn yêu cầu của mình là rất quan trọng, bởi lẽ nếu xác định sai các đương sự sẽ tốn kém về thời gian và chi phí, thậm chí có thể sẽ hết thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Theo Điều 7 Luật TTTM 2010, thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được xác định như sau:

- Thứ nhất, nếu như các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tịa án cụ thể

thì Tịa án có thẩm quyền là Tịa án được các bên lựa chọn (khoản 1 Điều 7 Luật TTTM 2010). Điều này có nghĩa là các bên có thể tùy ý lựa chọn Tịa án nơi nào

phù hợp nhất để bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ và Tịa án nơi các bên lựa chọn sẽ được ưu tiên giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Đây là điểm

mới của Luật TTTM 2010 so với Pháp lệnh TTTM 200344, thể hiện được sự mềm

dẻo và linh hoạt của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Tuy nhiên, cần lưu ý ở đây là các bên chỉ có thể thỏa thuận lựa chọn Tịa án của Việt Nam. Bởi lẽ, vấn đề thẩm quyền của Tòa án liên quan đến chủ quyền của một nước. “Luật TTTM của Việt Nam khơng thể quy định là Tịa án nước ngồi có thẩm quyền theo thỏa thuận của các bên mà chỉ có thể quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam”45.

- Thứ hai, trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận lựa chọn Tịa án

thì thẩm quyền của Tịa án đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tịa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài (điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010). Như vậy, Luật TTTM 2010 đã có phương án dự phịng cho việc các bên không thỏa thuận với nhau về việc lựa chọn Tịa án có thẩm quyền (có thể là các bên khơng thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được), lúc này thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ được chuyển về cho Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết. Vấn đề đặt ra ở đây, đâu là nơi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết?

Trong Luật TTTM tồn tại hai khái niệm là “địa điểm giải quyết tranh chấp” và “nơi ra phán quyết”. Tuy nhiên, Luật TTTM 2010 chỉ có quy định giải

thích khái niệm địa điểm giải quyết tranh chấp tại khoản 8 Điều 3: “Địa điểm giải

quyết tranh chấp là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên khơng có thỏa thuận…”. Ngược lại, đối với khái niệm “nơi tuyên phán quyết”, Luật

TTTM 2010 chỉ đề cập đến trong một số điều luật (điểm g khoản 2 Điều 7, khoản 1 Điều 8, điểm a khoản 1 Điều 61, khoản 1 Điều 62…) mà khơng cho biết đó là nơi nào. Mặt khác, theo khoản 3 Điều 61 Luật TTTM 2010, phán quyết trọng tài có thể được ban hành ngay tại phiên họp hoặc trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên họp cuối cùng. Từ đó, có thể thấy rằng nơi tuyên phán quyết trọng tài có thể

44 Trong Pháp lệnh TTTM 2003 tại Điều 50 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ đối với việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định trọng tài chỉ thuộc về Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định trọng tài. 45 Đỗ Văn Đại, Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 360.

khơng đồng nhất với địa điểm giải quyết tranh chấp. Cụ thể, trong trường hợp Hội đồng trọng tài ra phán quyết ngay tại phiên họp, nơi tuyên phán quyết trọng tài chính là địa điểm giải quyết tranh chấp. Ngược lại, nếu Hội đồng trọng tài ra phán quyết sau khi kết thúc phiên họp thì nơi ra phán quyết khơng nhất thiết phải là địa điểm nơi Hội đồng trọng tài mở phiên họp giải quyết tranh chấp.

Như vậy, Luật TTTM 2010 chưa quy định rõ cách xác định nơi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết. Khắc phục thiếu sót này, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn “nơi tuyên phán quyết trọng tài” được xác định theo phán quyết của Hội đồng trọng tài. Trường hợp phán quyết của Hội đồng trọng tài không xác định hoặc không xác định rõ địa điểm nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài thì người yêu cầu phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh. Trường hợp họ khơng chứng minh được thì Tịa án hướng dẫn họ yêu cầu Hội đồng trọng tài xác định. Tòa án căn cứ vào kết quả xác định của Hội đồng trọng tài để xem xét, quyết định việc thụ lý theo quy định của pháp luật (điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP).

Quan điểm cá nhân cho rằng việc hiểu “nơi Hội đồng trọng tài tuyên phán quyết” như trên là hợp lý, bởi lẽ theo quy định tại Luật TTTM 2010 thì một trong những nội dung chủ yếu của phán quyết trọng tài đó là phải thể hiện địa điểm ra phán quyết (điểm a khoản 1 Điều 61). Do đó, việc xác định nơi tuyên phán quyết trọng tài thông qua nội dung cụ thể của phán quyết dường như là một giải pháp an toàn trong trường hợp này.

Một vấn đề tiếp theo đặt ra ở đây, theo quy định của Luật TTTM 2010, địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam (khoản 1 Điều 11). Tương tự như vậy, Hội đồng trọng tài có thể ra phán quyết ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nếu như phán quyết trọng tài được tuyên trong lãnh thổ Việt Nam, Tòa án Việt Nam nơi phán quyết được tuyên sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài. Ngược lại, đối với các phán quyết được trọng tài Việt Nam tuyên ở nước ngồi thì lúc này thẩm quyền theo lãnh thổ sẽ thuộc về Tòa án nào? Tòa án Việt Nam hay Tòa án nước ngoài nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết? Vấn đề này chưa được Luật TTTM 2010

điều chỉnh46. Khắc phục thiếu sót trên, Hội đồng thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP: “Trường hợp nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định, nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên

phán quyết trọng tài quy định tại điểm c và điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM được tiến hành ở nước ngồi thì Tịa án có thẩm quyền là Tịa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của bị đơn tại Việt Nam. Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngồi thì Tịa án có thẩm quyền là Tịa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn”. Như vậy, theo Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đối với trường

hợp Hội đồng trọng tài tun phán quyết ở nước ngồi thì Tịa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài là Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở.

Về cấp Tịa án có thẩm quyền, Luật TTTM 2010 tại khoản 3 Điều 7 quy định: “Tịa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản 1 và

khoản 2 Điều này là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Như

vậy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Lưu ý rằng, đối với thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn, tuy nhiên thẩm quyền theo cấp chỉ thuộc về Tịa án cấp tỉnh và các bên khơng có quyền thỏa thuận về vấn đề này.

2.5. Thủ tục nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

Luật TTTM 2010 chỉ có quy định về việc xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài sau khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu (Điều 71 Luật TTTM 2010) mà khơng có quy định cụ thể Tịa án sẽ nhận đơn và xử lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo trình tự, thủ tục như thế nào. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mang tính chất là một yêu cầu giải quyết việc dân sự, do đó khi bên yêu cầu gửi đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài đến Tòa án, những cơng việc mà Tịa án phải thực hiện sẽ khơng khác gì so với khi nhận đơn u cầu giải quyết việc dân sự nói chung. Vì thế, trong trường hợp này, quan điểm cá nhân cho rằng Tòa án sẽ áp dụng tương tự quy định của BLTTDS 2015 về thủ tục giải quyết việc dân sự để nhận và xử lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

46 Vũ Thị Hương (2013), “Bàn về vấn đề hủy quyết định trọng tài, không công nhận quyết định của trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tòa án nhân dân, (18), tr. 3.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 363 BLTTDS 2015, Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn yêu cầu do người yêu cầu nộp trực tiếp tại Tịa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tịa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn. Khi nhận được đơn yêu cầu nộp trực tiếp, Tịa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận được đơn cho người yêu cầu. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tịa án phài gửi thơng báo nhận đơn cho người yêu cầu. Trường hợp nhận đơn yêu cầu bằng phương thức trực tuyến thì Tịa án phải thơng báo ngay việc nhận đơn cho bên yêu cầu qua Cơng thơng tin điện tử của Tịa án (nếu có).

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tịa án nhân dân phân cơng Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung theo quy định, Thẩm phán yêu cầu người yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu (khoản 2 Điều 363 BLTTDS 2015). Nếu người yêu cầu đã thực hiện đầy đủ thì Thẩm phán tiến hành thủ tục thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (khoản 3 Điều 363 BLTTDS 2015).

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán thơng báo cho người u cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thơng báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí. Tịa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc khơng phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu (khoản 4 Điều 363 BLTTDS 2015).

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài , Tịa án có thẩm quyền thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài hoặc các Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát (khoản 1 Điều 71 Luật TTTM 2010).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chương này, tác giả đi vào phân tích những vấn đề trong giai đoạn yêu cầu và thụ lý yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bao gồm: (i) Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (ii) Thời hiệu yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (iii) Thủ tục nộp đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; (iv) Tịa án có thẩm quyền giải quyết u cầu hủy phán quyết trọng tài; (v) Thủ tục nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.

Đối với từng vấn đề, tác giả đi vào phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, kết hợp với việc so sánh với pháp luật một số quốc gia trên thế giới trong cùng lĩnh vực, nhằm mang lại cho người đọc những kiến thức về lý luận cũng

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo pháp luật việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)